Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 75)

2.2.1. Mục đích, yêu cầu

Tìm hiểu thực trạng stress của NVYT BVTTTG về mặt lý luận và thực tiễn, qua đó đề xuất một số giải pháp khắc phục giảm thiểu stress.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, các phương pháp còn lại là

phương pháp bổ trợ.

2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

* Giai đoạn 1: Xây dựng phiếu khảo sát sơ bộ

Trên cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi gồm có: phần thông tin chung gồm 9 câu, kiến thức của NVYT về stress gồm 2 câu; biểu hiện stress gồm 3 câu hỏi mở; nguyên nhân gây stress cho NVYT gôm 6 câu, ứng phó với stress 01 câu.

Tiến hành phát cho các khoa phòng trong bệnh viện mỗi khoa phòng là 05 câu sau đó thu về để làm cơ sở cho việc xây dựng phiếu khảo sát chính thức, bên cạnh đó tham khảo thêm một số tài liệu trong và ngoài nước để xây dựng phiếu khảo sát thêm phong phú về nội dung.

* Giai đoạn 2: Xây dựng phiếu khảo sát chính thức

Dựa trên phần cơ sở lý luận và phiếu khảo sát sơ bộ, đồng thời tham khảo ý kiến của người hướng dẫn, chúng tôi xây dựng phiếu khảo sát với những nội dung như sau:

Phần 1: Thông tin chung gồm có 6 câu

Phần 2: Kiến thức hiểu biết về stress của NVYT BVTTTG gồm có 2 câu Phần 3: Những biểu hiện về stress của NVYT BVTTTG có một câu được chia thành 3 nội dung, Biểu hiện về mặt cơ thể: 11 câu, biểu hiện về mặt cảm xúc: 12 câu, biểu hiện về mặt hành vi: 7 câu.

Phần 4: Những ngyên nhân gây stress cho NVYT BVTTTG gồm 6 câu Phần 5; Ưng phó với stress của NVYT BVTTTG 01 câu

Sau khi được sự đồng ý của người hướng dẫn, chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát chính thức cho nhân viên y tế BVTT TG với tổng số phiếu phát ra là 150

* Giai đoạn 3: Xử lý số liệu

Số lượng phiếu khảo sát thu về là 142, sau khi sàng lọc loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu còn lại 136 phiếu đạt chất lượng.

Cách tính điểm cho câu hỏi về sự hiểu biết về stress của NVYT có 5 mức độ: chưa biết gì về stress 1 điểm, hiểu biết rất ít về stress 2 điểm, hiểu biết tương đối về

stress 3 điểm, hiểu biết nhiều về stress 4 điểm, và hiểu biết rất hiều về stress 5 điểm. Điểm trung bình ở các mức độ:

 Chưa biết gì về stress ĐTB < 1.5

 Hiểu biết Rất ít về stress 1.5 ≤ ĐTB <2.5

 Hiểu biết Tương đối về stress 2.5 ≤ ĐTB < 3.5

 Hiểu biết Nhiều về stress 3.5 ≤ ĐTB <4.5

 Hiểu biết Rất nhiều về stress ĐTB ≥ 4.5

Cách tính điểm ở câu tự đánh giá mức độ stress của NVYT có 3 mức độ: Thường xuyên bị stress 3 điểm, thỉnh thoảng bị stress 2 điểm, hiếm khi bị stress 1 điểm. Điểm trung bình ở các mức độ:

 Thường xuyên bị stress ĐTB ≥ 2.5

 Thỉnh thoảng bị stress 1.5 ≤ ĐTB <2.5

 Hiếm khi bị stress ĐTB < 1.5

Cách tính điểm cho câu hỏi về biểu hiện stress có 5 mức độ: không có 1 điểm, hiếm khi 2 điểm, thỉnh thoảng 3 điểm, thường xuyên 4 điểm, và rất thường xuyên 5 điểm. Điểm trung bình ở các mức độ:

 Không có ĐTB < 1.5

 Hiếm khi 1.5 ≤ ĐTB <2.5

 Thỉnh thoảng 2.5 ≤ ĐTB < 3.5

 Thường xuyên 3.5 ≤ ĐTB <4.5

 Rất thường xuyên ĐTB ≥ 4.5

Cách tính điểm cho câu hỏi về nguyên nhân gây stress có 5 mức độ: rất ít 1 điểm, ít 2 điểm, không xác định 3 điểm, nhiều 4 điểm, và rất nhiều 5 điểm. Điểm trung bình ở các mức độ:  Rất ít ĐTB < 1.5  Ít 1.5 ≤ ĐTB <2.5  Không xác định 2.5 ≤ ĐTB < 3.5  Nhiều 3.5 ≤ ĐTB <4.5  Rất nhiều ĐTB ≥ 4.5

Cách tính điểm cho câu hỏi về cách ứng phó với stress có 5 mức độ : không quan trọng 1 điểm, bình thường 2 điểm, không xác định 3 điểm, quan trọng 4 điểm, và rất quan trọng 5 điểm. Điểm trung bình ở các mức độ :

 Không quan trọng ĐTB < 1.5

 Bình thường 1.5 ≤ ĐTB <2.5

 Không xác định 2.5 ≤ ĐTB < 3.5

 Quan trọng 3.5 ≤ ĐTB <4.5

 Rất quan trọng ĐTB ≥ 4.5

2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình giúp cho chúng tôi có thêm những hình ảnh sinh động của nhân viên y tế khi họ đối diện với stress. Đặc biệt, những biểu hiện về mặt tâm lý của họ và những ảnh hưởng của stress đến chất lượng cuộc sống, công việc của họ đang làm và họ đã có cách ứng phó nhu thế nào khi bị stress, qua đó có những biện pháp can thiệp kịp thời.

2.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm thống kê SPSS for windows 16.0 để xử lý số liệu thu thập được qua phiếu khảo sát cũng như trong việc kiểm tra xác định độ tin cậy. Cụ thể: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, thứ bậc, kiểm nghiệm Anova (α=0.05) để làm rõ sự khác biệt giữa 3 nhóm với độ tin cậy là 95%.

Ngoài ra, chúng tôi sử dụng thêm các phương pháp trò chuyện và quan sát nhằm tìm hiểu thêm về các hoạt động của NVYT BVTTTG nhằm làm cứ liệu cho các phương pháp khác và làm phong phú cho đề tài.

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng

2.3.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu của mình, chung tôi chọn mẫu khách thể nghiên cứu là nhân viên y tế bệnh viện tâm thần Tiền Giang bào gồm bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ lý là những người trực tiếp khám - điều trị và chăm sóc bệnh nhân tâm thần và lực lượng làm việc gián tiếp bao gồm nhân viên kế toán, nhân viên cấp dưỡng, nhân viên bảo trì, bảo vệ là những người không trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Với mẫu

nghiên cứu là 136/172 chúng tôi nghĩ rằng có thể đại diện cho nhóm khách thể mà chúng tôi nghiên cứu.

Bảng 2.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Bác sĩ Y sĩ dưỡng Điều Hộ lý

Làm việc

gián tiếp Tổng mẫu

f % f % f % f % f % f % TỔNG MẪU 9 6.6 9 6.6 70 51.5 28 20.6 20 14.7 136 100 Tuổi 18-25 0 0.0 3 33.3 21 30.0 0 0.0 0 0.0 24 17.6 26-40 0 0.0 3 33.3 39 55.7 18 64.3 15 75.0 75 55.1 41-60 9 100 3 33.3 10 14.3 10 35.7 5 25.0 37 27.3 Giới Nam Nữ 5 55.6 4 44.4 12 17.1 5 17.9 9 45.0 34 25.0 4 44.4 5 55.6 58 82.9 23 82.1 11 55.0 102 75.0 Thời gian công tác < 5 năm 2 22.2 5 55.6 34 48.6 8 28.6 7 35.0 56 41.2 5-10 năm 0 0.0. 4 44.4 25 35.7 14 50.0 5 25.0 48 35.3 10-15 năm 0 0.0 0 0.0 1 1.4 3 10.7 5 25.0 9 6.6 15-20 năm 1 1.1 0 0.0 3 4.3 1 3.6 0 0.0 5 3.7 > 20 năm 6 66.7 0 0.0 7 10.0 2 7.1 3 15.0 18 13.2 Hôn nhân Đã có gia đình 8 88.9 4 44.4 42 60.0 24 85.7 16 80.0 94 69.1 Độc thân 0 0.0 4 44.4 28 40.0 2 7.1 4 20.0 38 27.1 Ly thân, ly hôn 1 11.1 1 11.1 0 0.0 2 7.1 0 0.0 4 2.9 Kinh tế gia đình Khá giả 2 22.2 0 0.0 1 1.4 0 0.0 0 0.0 3 2.2 Đủ sống 7 77.8 3 33.3 21 30.0 12 42.9 6 30.0 49 36.0 Tạm đủ sống 0 0.0 4 44.4 33 47.1 12 42.9 13 65.0 62 45.6 Thiếu 0 0.0 2 22.2 15 21.4 4 14.3 1 5.0 22 16.2

Ghi chú: Tỉ lệ % của khách thể nghiên cứu được tính theo hàng dọc so với tần số của mẫu

Qua bảng 2.1 chúng ta thấy rằng số lượng của toàn mẫu là 136 NVYT, trong đó bác sĩ chỉ chiếm 6,6%. Điều này phản ánh một thực tế là tình trạng thiếu bác sĩ là rất phổ biến ở các bệnh viện hiện nay. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010, chỉ tiêu về nhân lực

ngành y tế trong 10.000 dân phải đạt trên 7 bác sĩ và 1 dược sĩ đại học. Thế nhưng, tỉ lệ này ở đồng bằng sông Cửu Long đạt rất thấp, chỉ có 5,27 bác sĩ và 0,73 dược sĩ đại học cho 10.000 dân.[73] Theo Quyết định số 1613/2002/QĐ-BYT ngày 03/5/2002 thì phải đảm bảo tỉ lệ 01 bác sĩ có 2,5 y tá - điều dưỡng, hộ sinh. [67]. Thực tế cho thấy BVTTTG hiện tại đang thiếu bác sĩ là rất cao. Qua trao đổi thêm các nhà quản lý ở đây thì họ cho biết là từ lúc thành lập bệnh viện đến nay, chưa có một bác sĩ mới ra trường chịu về đây công tác mà chủ yếu là lấy lực lượng y sĩ cử đi học liên thông hoặc là đào tạo theo địa chỉ. Trái ngược với đối tượng là bác sĩ, lực lượng y sĩ và điều dưỡng chiếm 58.1%. Vì công việc đặc thù của bệnh viện là chăm sóc bệnh nhân nên số lượng y sĩ và điều dưỡng chiếm tỉ lệ cao, hộ lý có 28 người chiếm 20.6% và làm việc gián tiếp chỉ có 20 người chiếm 14.7%.

Về mặt giới tính, toàn mẫu có 34 nam chỉ chiếm 25.0% và 102 nữ chiếm 75.0%, điều này cho thấy một thực tế là với ngành nghề điều dưỡng thì số lượng nữ lúc nào cũng chiếm đa số, bởi vì đặc trưng của điều dưỡng là chăm sóc bệnh nhân,

Về thời gian công tác, số lượng nhân viên y tế công tác dưới từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm 76.5% điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế về sự hình thành và phát triển của bệnh viện tâm thần Tiền Giang, từ 10 năm đến dưới 20 năm chiếm 10.3%, trên 20 năm chỉ chiếm 13.2%. Như vậy, với đặc điểm thời gian công tác cho chúng ta thấy một thực tế rằng là bệnh viện đang trong quá trình xây dựng và phát triển trong vòng khoảng 10 năm nay, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ trẻ và có chuyên môn đang được tiếp nhận vào làm việc nhiều hơn tại BVTTTG. Việc tiếp nhận và đầu tư cho những nhân viên trẻ tuổi là cần thiết, đó cũng là mục tiêu phát triển nhân lực ở bệnh viện.

Về tình trạng hôn nhân số lượng đã có gia đình chiếm 69.1%, độc thân là 27.9% và ly thần ly dị chỉ có 2.9%. Điều này cho thấy rằng số lượng NVYT đã có gia đình chiếm tỉ lệ tương đối cao.

Về điều kiện kinh tế, có đến 81.6% NVYT cho rằng là họ có điều kiện đủ sống và tạm đủ sống, còn lại thiếu chiếm 16.2%, và khá giả chỉ có 2.2%. Điều này cho thấy rằng đối với nhân viên y tế làm trong đơn vị sự nghiệp nhà nước, mặc dù

đồng lương chưa cao nhưng cũng đủ để cho họ trang trải cuộc sống trong gia đình. Tuy nhiên vẩn còn 16.2% cho rằng cuộc sống của họ vẩn đang trong tình trạng thiếu thốn, do vậy đây cũng là gợi ý cho các cấp lãnh đạo nên tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất của NVYT, trong khi đó chỉ có 2.2% NVYT cho rằng cuộc sống của mình được khá giả.

Như vậy với đặc điểm của mẫu khách thể nghiên cứu qua bảng 2.1 chúng ta thấy rằng về độ tuổi phần lớn các NVYT đều rơi vào độ tuổi 26-40 chiếm 55.1%, còn lại 27.3% ở độ tuổi 40-60 và chỉ có 17.6% ở độ tuổi 18-25; về giới tính tỉ lệ NVYT là nữ chiếm ưu thế hơn so với nam; về thời gian công tác đa số NVYT trong mẫu nghiên cứu đang làm việc dưới 5 năm với 41.2% và chỉ có 13.2% làm việc trên 20 năm còn lại là thời gian làm việc từ 5 đến 20 năm; về tình trạng hôn nhân phần lớn đã kết hôn chiếm tỉ lệ 69.1%; về điều kiện kinh tế gia đình phần lớn NVYT cho rằng họ đủ sống hoặc tạm đủ sống chiếm tỉ lệ 81.6%, tuy nhiên vẩn còn 16.2% NVYT cho rằng cuộc sống của họ vẩn còn thiếu và chỉ 2.2% là khá giả.

2.3.2. Thực trạng hiểu biết về stress của NVYT

Thực trạng hiểu biết về stress của NVYT thông qua sự tự đánh giá về mức độ hiểu biết của mình qua câu hỏi “Sự hiểu biết của Anh/Chị về stress như thế nào” kết quả được thể hiện trong bảng 2.2.

2.3.2.1. Kết quả chung toàn mẫu

Bảng 2.2. Sự hiểu biết của nhân viên y tế về stress

Chưa biết gì về stress Biết về stress rất ít Biết tương đối về stress Biết nhiều về stress Biết rất nhiều về stress Tổng cộng ĐTB f % f % f % f % f % f % Toàn mẫu N = 136 5 3.7 22 16.2 85 62.5 22 16.2 2 1.5 136 100 3.13

Qua bảng 2.2 cho thấy rằng, tỉ lệ NVYT biết về stress tương đối là 85 người chiếm 62.5%, điều này chứng tỏ là sự hiểu biết về stress của NVYT chỉ ở mức độ tương đối, đây cũng dễ hiễu bởi vì NVYT đều đã được đào tạo ở trường, những buổi tập huấn chuyên môn hoặc đã tham gia lớp định hướng chuyên khoa tâm thần

với những kiến thức về stress. Trong khi đó tỉ lệ NVYT biết rất ít về stress và biết nhiều về stress là 22 người chiếm 16.2%, còn lại tỉ lệ chưa biết gì về stress chỉ có 5 người chiếm 3.7% và cuối cùng là biết rất nhiều về stress chỉ có 2 người chiếm 1.5%.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng trong các mức độ hiểu biết về stress thì đa số NVYT đều lựa chọn sự hiểu biết về stress ở mức độ tương đối chiếm tỉ lệ 62.5%. Bên cạnh đó ĐTB chung cho toàn mẫu nghiên cứu là 3.13 tương đương với mức độ hiểu biết về stress tương đối (2.5 ≤ ĐTB < 3.5).

2.3.2.2. Mức độ hiểu biết stress đối với công việc hiện tại của NVYT

Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy mức độ hiểu biết stress của NVYT BVTTTG: đối với trường hợp là bác sĩ, tỉ lệ hiểu biết về stress ở mức độ nhiều chiếm 77.8% và rất nhiều chiếm 22.2% điều này cho thấy với đối tượng là bác sĩ sự hiểu biết về stress là rất cao vì đây là kiền thức chuyên môn của họ cũng như chính họ là những người trực tiếp điều trị cho những bệnh nhân tâm thần trong đó có những triệu chứng như là stress, và ĐTB=4.22 tương đương với mức độ hiểu biết về stress ở mức độ nhiều (3.5 ≤ ĐTB <4.5). Trong trường hợp đối với y sĩ mức độ hiểu biết stress mức độ tương đối là 44.4% và hiểu biết về stress nhiều là 44.4%, đồng thời chỉ có 11.2% là hiểu biết về stress rất ít và ĐTB = 3.33 tương đương với mức độ hiểu biết tương đối về stress (2.5 ≤ ĐTB < 3.5). Đối với nhân viên điều dưỡng sự hiểu biết về stress ở mức độ tương đối chiếm tỉ lệ cao nhất với 78.6%, trong khi đó 14.3% biết về stress nhiều và chỉ có 7.1% cho rằng biết về stress rất ít. ĐTB = 3.07 tương đương với mức độ hiểu biết về stress tương đối (2.5 ≤ ĐTB < 3.5). Ở trường hợp là nhân viên hộ lý mức độ hiểu biết về stress tương đối chiếm 46.4%, trong khi đó mức độ hiểu biết về stress rất ít và chưa biết gì chiếm 53.6% và ĐTB = 2.29 tương đương với mức độ hiểu biết về stress rất ít (1.5 ≤ ĐTB <2.5). Cuối cùng đối với lực lượng làm việc gián tiếp mức độ hiểu biết về stress tương đối chiếm 65.0%, mức độ hiểu biết về stress rất ít chiếm 30.0% và chỉ có 5.0% hiểu biết nhiều về stress, và ĐTB = 2.75 tương đương với sự hiểu biết về stress ở mức độ tương đối (2.5 ≤ ĐTB <3.5).

Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết stress so với công việc hiện tại của NVYT Chưa biết gì về stress Biết về stress rất ít Biết tương đối về stress Biết nhiều về stress Biết rất nhiều về stress Tổng ĐTB Mnghĩa ức ý (α=0.05) f % f % f % f % f % Bác sĩ 0 0 0 0 0 0 7 77.8 2 22.2 9 4.22 .000 Y sĩ 0 0.0 1 11.2 4 44.4 4 44.4 0 0.0 9 3.33 Điều dưỡng 0 0.0 5 7.1 55 78.6 10 14.3 0 0.0 70 3.07 Hộ lý 5 17.9 10 35.7 13 46.4 0 0.0 0 0.0 28 2.29

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)