Bảng 2.13. Thứ bậc biểu hiện stress về mặt hành vi
Thứ bậc Các biểu hiện về hành vi ĐTB Mức độ biểu hiện RTX TX TT HK KC f % f % f % f % f % 1 Không quản lý được thời gian
của mình 3.56 31 22.8 59 43.4 13 9.6 21 15.4 12 8.8 2
Không muốn giao tiếp với
đồng nghiệp 3.54 38 27.9 42 30.9 21 15.4 25 18.4 10 7.4 3
Mất hứng thú với những thói
quen trước đây 3.31 9 6.6 81 59.6 11 8.1 13 9.6 22 16.2 4 Khả năng giao tiếp với đồng nghiệp giảm sút 2.99 15 11 26 19.1 55 40.4 22 16.2 18 13.2 5 Khó để duy trì những hoạt động kéo dài 2.91 5 3.7 49 36 28 20.6 37 27.2 17 12.5 6 Chậm chạp, kém linh hoạt hơn so với bình thường 2.82 9 6.6 27 19.9 54 39.7 22 16.2 24 17.6 7 Không thể ngồi yên một chổ 2.65 17 12.5 15 11 22 16.2 67 49.3 15 11
Kết quả bảng 2.13 cho thấy ĐTB các mức độ biểu hiện của stress ở 2 biểu hiện về mặt hành vi có ĐTB nằm trong khoảng 3.5 ≤ ĐTB <4.5 tương ứng với mức độ thường xuyên. Đồng thời có 5 mức độ biểu hiện về mặt hành vi có ĐTB nằm trong khoảng 2.5 ≤ ĐTB < 3.5 tương ứng với mức độ thỉnh thoảng. Trong đó ở hai biểu hiện là không quản lý được thời gian của mình và không muốn giao tiếp với đồng nghiệp có trên 50% NVYT lựa chọn ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên.
Bên cạnh đó biểu hiện dễ nhận thấy nhất đó là không quản lý được thời gian của mình với ĐTB = 3.56, đây là một biểu hiện tiêu biểu ở một người bị stress, họ thường phải tỏ ra gấp gáp để hòan thành xong công việc của mình, họ không có thời gian để nghỉ ngơi mặc dù họ cần phải nghỉ ngơi để cân bằng lại cơ thể khi đã cố gắng quá sức. Điều này phản ánh một thực tế là NVYT luôn bị áp lực công việc trước tình trạng bệnh nhân quá tải, khiến họ giường như bị chiếm đóng trong công việc hình như lúc nào cũng không đủ thời gian để hoàn thành công việc của mình. Thứ 2 là không muốn giao tiếp với đồng nghiệp với ĐTB = 3.54, thứ 3 là mất hứng thú với những thói quen trước đây với ĐTB = 3.31. Khi NVYT bị stress họ sẽ thường suy nghĩ nhiều và thu mình lại, trở nên trầm ngâm hơn, họ sẽ không muốn nói nhiều như mọi ngày nữa, đồng thời làm thay đổi những thói quen trước đây của mình và mất đi những hứng thú mà trước đây họ thường quan tâm.
Nhìn chung, biểu hiện stress của NVYT đang làm việc tại BVTTTG có những biểu hiện ở những mức độ khác nhau như về biểu hiện về mặt thể chất, biểu hiện về mặt cảm xúc và biểu hiện cả về mặt hành vi. Đồng thời có một tỷ lệ tương đối các NVYT có biểu hiện stress rất thường xuyên và thường xuyên, còn lại là những biểu hiện stress ở mức độ thỉnh thoảng.
2.3.5. Các nguyên nhân gây stress đối với NVYT tại BVTTTG
Nguyên nhân gây ra stress đối với NVYT đang làm việc tại BVTTTG rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi chỉ tập trung vào 6 nhóm nguyên nhân chủ yếu như: nhóm nguyên nhân trong công việc, nhóm nguyên nhân tại nơi làm việc, nhóm nguyên nhân về mối quan hệ với đồng
nghiệp, nhóm nguyên nhân mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, nhóm nguyên nhân từ bên ngoài cơ quan và cuối cùng là nhóm nguyên nhân do môi trường làm việc. Trong mỗi nhóm nguyên nhân lại có nhiều mức độ khác nhau và trong đề tài nghiên cứu của mình chúng tôi tìm hiểu với 5 mức độ ảnh hưởng là: rất nhiều, nhiều, không xác định, ít và rất ít.