Những ảnh hưởng của stress lên cơ thể

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 61 - 64)

Khi cơ thể phản ứng với những tác nhân kích thích thì các biến đổi sinh lý sẽ xảy ra theo một mô hình đã được cài đặt sẵn như phản ứng chống hoặc chạy mà Cannon đã nêu. Trong đó có sự gia tăng nhịp tim, huyết áp và hô hấp.

Nguyễn Công Khanh đã nêu ra ba ảnh hưởng sinh lý của stress là: (1) làm rối loạn quá trình trao đổi chất, làm thay đổi các quá trình sinh hóa, dẫn đến các tác nhân gây bệnh (như vi khuẩn, vi trùng, vi rút) có nhiều cơ hội thâm nhập gây bệnh hoặc truyền bệnh ; (2) khởi động hay thúc đẩy một tác nhân gây bệnh đã có nay có điều kiện sinh sôi hay hoạt động trở lại gây bệnh; (3) giúp duy trì một quá trình bệnh lý đang diễn ra, làm chậm quá trình khỏi bệnh. Như vậy biểu hiện của stress về mặt sinh lý thể chất sẽ được nhận biết qua sự hoạt động của tim, các cơ, hệ hô hấp, huyết áp, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, hệ thần kinh [19]

Một số người nghiên cứu khác như Kieolt-Glaser & Glaser (1986) ; Scheiderman (1983) ; Cohen, Tyrrell, & Smith (1993) cũng nêu lên ảnh hưởng và tác hại của stress, các ông cho rằng qua thời gian, các phản ứng với stress có thể thúc đẩy sự suy yếu và các mô, như mạch máu và tim chẳng hạn. Kết cục, chúng ta dễ nhiễm bệnh hơn khi sự đề kháng vi trùng bị giảm sút. Ngoài những trục trặc sức khỏe trầm trọng, nhiều cơn đau nhức nhỏ hơn có thể là nguyên nhân hoặc trở nên tồi tệ hơn do stress : đau lưng, tim, da nổi mụn, khó tiêu, mệt mỏi và táo bón, thậm chí liên quan đến cảm cúm thông thường (Brown, 1984 ; Cohen, Tyrrell, & Smith (1993) [76]

Stress tạo ra nhiều triệu chứng khác nhau về thể chất và tâm thần. Stress có thể tích cực hoặc tiêu cực. Tích cực nó sẽ khích lệ con người sáng tạo hơn để đối phó. Khi tiêu cực thì nó đưa tới rối loạn, bệnh chứng.

Những dấu hiệu báo trước có thể là một sự kém tập trung, dễ quên, kém tiêu hóa, ăn ngủ rối loạn. Nếu căng thẳng kéo dài, thì triệu chứng có thể chung chung mơ hồ như chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, tim đập mau, huyết áp lên cao, hay bị đau yếu, cảm thấy buồn rầu, lo âu vẩn vơ, không còn nhiệt tình, dễ giận, cau có với

người khác, kém tập trung, không quyết định, thường bị ám ảnh với một ý nghĩ nào đó, đôi khi rất tiêu cực, dễ trở nên sợ hãi, đêm ngủ không yên giấc, hay có ác mộng, xa lánh bạn bè, mà khi ở một mình thì bồn chồn trong lòng. Lơ là với công việc, bỏ sở, đi trễ về sớm, hay xin nghĩ với lý do không khỏe. Rồi đi đến giai đoạn dùng rượu, dùng thuốc với hy vọng giảm căng thẳng.

a) Rối loạn thể chất

Trước những tình huống hiểm nghèo thì trong cơ thể có một phản ứng sinh hóa học mà Walter Cannon (1929) gọi là “Chống cự hoặc bỏ chạy.”- Fight or Flight. Phản ứng này được Walter Cannon diễn tả từ thập niên 1920. Trong phản ứng, não bộ sẽ được động viên, tiết ra các kích thích tố epinephrine, cathecholamine, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, hơi thở sâu hơn, máu dồn nhiều lên não, và cơ bắp, trí tuệ sáng suốt để tự bảo vệ. [76] Đây là một phản ứng đã được sắp đặt trước và diễn ra ở mọi người. Nhưng khi có kích thích liên tục, phản ứng kéo dài lâu hơn thì cơ thể sẽ thường trực ở trong tình trạng báo động, trở nên mỏi mệt, bệnh hoạn, thương tích.

Người làm việc theo ca khác nhau nhất là ca đêm đều than phiền bị nhức đầu, viêm bao tử, huyết áp lên cao, bệnh tim, suyễn, đau nhức khớp xương ở lung và thượng chi. Nguyên nhân là có sự xáo trộn về sắp đặt sinh học trong cơ thể gây ra do giờ giấc làm việc bất thường, trái với tự nhiên.

Hậu quả trầm trọng nhất vẫn là về hệ thống tim mạch. Làm việc nhiều giờ, làm trên hai việc một lúc đã được coi như tăng nguy cơ bệnh động mạch tim, các thứ bệnh hoạn khác và tử vong. Đối với bệnh tim mạch, không kiểm soát được việc làm đôi khi có hậu quả xấu hơn là khi làm nhiều việc, nhiều giờ. Tăng nhịp tim và cao huyết áp cũng xảy ra khi họ không nắm vững vai trò của mình cũng như khi có mâu thuẫn với đồng nghiệp. Có nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng căng thẳng việc làm là nguy cơ đưa tới 30% các trường hợp bệnh tim.

b) Rối loạn tâm lý

Lo âu, trầm cảm, bất mãn với công việc là các dấu hiệu của Stress gây ra do việc làm. Nạn nhân sẽ có các thay đổi về hành xử như uống rượu, dùng thuốc cấm,

hút nhiều thuốc lá, vắng mặt tại sở làm, không thích thú với công việc, có mặc cảm tự ty, không nhiệt thành tham gia đóng góp ý kiến với mọi người.

- Suy giảm chức năng nhận thức: một hiệu ứng vừa phải phổ biến của căng thẳng là suy giảm chức năng tâm thần của một người. Ở một số người, căng thẳng có thể dẫn đến một hình thức của sự chú ý thu hẹp, làm giảm tính linh hoạt trong tư duy, thiếu tập trung và bộ nhớ lưu trữ ít hiệu quả hơn. Các hiệu ứng như vậy là không thể tránh khỏi. (Mandler, 1979)

- Sốc và mất phương hướng: căng thẳng nghiêm trọng có thể để mọi người bàng hoàng và bối rối. (Horowitz, 1979) Có xu hướng cảm thấy cảm xúc tê liệt và họ trả lời một cách thờ ơ, bằng phẳng với các sự kiện xung quanh họ. Họ thường nhìn chằm chằm vào không gian và gặp khó khăn trong việc duy trì một đoàn tàu thống nhất của tư tưởng. Hành vi của họ thường xuyên không có chất lượng, tự động, cứng nhắc rập khuôn.

- Bị phá vỡ quan hệ xã hội: có là một trong những bằng chứng rằng căng thẳng có thể dẫn đến suy giảm trong quan hệ xã hội bình thường của một người. Ảnh hưởng của căng thẳng về hành vi giữa các cá nhân đã không thu hút nhiều sự chú ý, bao gồm cảm giác xa lánh, khó khăn liên quan đến mối quan hệ vợ chồng và bạn bè, và suy yếu trong khả năng để yêu thương và tin tưởng người khác. (Blank, 1982; Shatan, 1978)

b) Burn Out (kiệt sức)

Kiệt sức là một từ thông dụng cho các thập niên tám mươi. Đây là một hội chứng liên quan đến căng thẳng mà trong đó hành vi của một người bị chi phối bởi cảm giác kiệt sức về thể chất, tinh thần và tình cảm. Kiệt sức về thể chất bao gồm mệt mỏi mãn tính, suy nhược, và năng lượng thấp. Kiệt sức tình cảm đề cập đến cảm giác vô vọng, bất lực, …. Kiệt sức về tinh thần được thể hiện trong thái độ rất tiêu cực đối với chính mình, công việc của một người, và cuộc sống nói chung

c) Thương tích

Những căng thẳng trong công việc cũng đưa tới tai nạn và thương tích cho cơ thể.

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)