Nhận thức về biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 44 - 46)

3. Cấu trúc của luận văn

2.3. Nhận thức về biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV

Xuất phát từ những suy nghĩ, nhìn nhận về các con đƣờng lây nhiễm HIV nhƣ trên đề cập, những ngƣời dân tham gia nghiên cứu bày tỏ một số quan niệm về các biện pháp phòng chống lây nhiễm mà họ cho là có hiệu quả. Quan sát bảng 6 dƣới đây chúng ta có thể thấy rõ điều đó. Mặc dù tất cả đáp viên cho rằng cần phải sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tìn dục nhƣ bao cao hay không dùng chung bơm kim tiêm, nhƣng họ cũng bộc lộ những suy nghĩ chƣa thấu đáo về phòng chống lây nhiễm HIV. Toàn bộ đáp viên tin rằng biện pháp mắc màn trƣớc khi đi ngủ, tránh bị muỗi đốt có thể phòng lây truyền HIV. Gần 95% nghĩ rằng không cầm tay, ôm, hôn ngƣời có HIV cũng là một cách tốt để phòng tránh lây nhiễm. Có đến 89% cho rằng tránh ở cùng ngƣời có HIV tại bất kỳ nơi nào là một biện pháp phòng tránh tốt.

37

Bảng 6: Một số nhận thức của ngƣời dân tộc thiểu số nghiên cứu về các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV

STT Quan niệm ngƣời dân về cách thức phòng tránh lây nhiễm HIV

Đúng (%) Sai (%)

1 Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục 100 0

2 Không dùng chung bơm kim tiêm 100 0

3 Mắc màn trƣớc khi đi ngủ 100 0

4 Không nói chuyện với ngƣời có HIV 78,1 21,9

5 Không dùng chung bát đũa/cốc chén với ngƣời có HIV 76,6 23,4

6 Không ăn uống cùng ngƣời có HIV 85,9 14,1

7 Không cầm tay, ôm, hôn ngƣời có HIV 93,75 6,25

8 Không mua đồ của ngƣời có HIV bán 87,5 12,5

9 Tránh ở cùng ngƣời có HIV tại bất kỳ nơi nào (nhà ở, trƣờng học, quán ăn…)

89,1 10,9

Đặc biệt, dữ liệu thống kê ở bảng 6 cho thấy điểm mâu thuẫn giữa nhận thức của ngƣời dân về con đƣờng lây truyền với lựa chọn của họ về biện pháp phòng tránh lây bệnh. Chẳng hạn nhƣ có đến 67% ngƣời dân hiểu rằng nói chuyện với ngƣời có HIV sẽ không thể làm lây bệnh, nhƣng tỷ lệ đáp viên lựa chọn cách không nói chuyện với ngƣời có HIV để phòng tránh lây bệnh lên đến gần 80%. Hay có khoảng 60% cho rằng mua đồ của ngƣời nhiễm HIV bán cũng không thể làm lây bệnh, nhƣng có tới gần 90% ngƣời dân lựa chọn phƣơng án không mua đồ của ngƣời có HIV bán để phòng tránh sự lây nhiễm. Rõ ràng có những mâu thuẫn giữa quan niệm của ngƣời dân với thực hành của họ trên thực tiễn. Đây cũng là một gợi ý cho công tác truyền thông. Thông tin định tính góp phần làm sáng rõ suy nghĩ của ngƣời dân địa phƣơng:

38

“Ngƣời ta (ý chỉ ngƣời có HIV/AIDS) bán đồ ăn, rồi nhỡ ngƣời ta đứt tay rớt máu vào đồ ăn, xong lại bán cho mình. Mình ăn vào rồi thì chắc chắn bị lây còn gì. Thế nên không bao giờ chị mua đồ ngƣời ta bán”.

(Phỏng vấn sâu, ngƣời dân địa phƣơng, MS 31-YS, nữ, dân tộc Tày, 29 tuổi) Có thể thấy rằng những nhận thức chƣa đúng về biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh dƣờng nhƣ bắt nguồn từ cách hiểu sai về bản chất bệnh và con đƣờng lây bệnh ở ngƣời dân địa phƣơng về HIV/AIDS. Những nhận thức chƣa đúng này không chỉ có thể dẫn đến các hành vi có tính nguy cơ lây nhiễm cao mà còn có thể làm gia tăng sự kỳ thị, phân biệt đối xử với ngƣời có HIV/AIDS. Nỗi sợ mơ hồ dƣờng nhƣ khiến ngƣời dân trở nên xa lánh, hạn chế tối đa sự tiếp xúc với những ngƣời có HIV/AIDS để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm. Đó là hệ lụy của việc thiếu hụt kiến thức liên quan đến HIV/AIDS. Ngƣời dân chia sẻ thái độ này trong cả các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm:

“Tốt nhất là không liên quan gì. Thế là chả lây với truyền”.

(Phỏng vấn sâu, ngƣời dân địa phƣơng, MS 28-YS, nam, dân tộc Hmông, 29 tuổi) “- Ông to mồm bảo nói chuyện với nó (ý chỉ ngƣời có HIV/AIDS) không lây, thế ông có dám nói chuyện với bọn nó không?

- Tôi sợ cái quái gì?

- Thế ông bảo ăn cơm với bọn nó (ý chỉ ngƣời có HIV/AIDS) cũng không lây đúng không? Bây giờ tôi cho ông 1 triệu, nếu ông dám ăn cơm cùng”.

(Thảo luận nhóm, ngƣời dân nhóm Tày, MS 06-LB)

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)