Thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn ở cấp cơ sở

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 87 - 90)

3. Cấu trúc của luận văn

4.2.1. Thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn ở cấp cơ sở

Một tình trạng khó khăn đầu tiên của cán bộ truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang là sự thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn ở cấp cơ sở thôn xã. Chúng ta hiểu rằng để làm tốt công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS thì buộc phải có những cán bộ truyền thông đƣợc đào tạo chuyên sâu về y tế và truyền thông. Mặc dù số lƣợng nhân lực có trình độ chuyên môn ở tỉnh Tuyên Quang không hề ít, nhƣng sự phân bổ tại các cấp cơ sở lại không đồng đều và bất hợp lý. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế Việt Nam thì các tỉnh miền núi phía Bắc, bao gồm cả tỉnh Tuyên Quang, có nhân lực về y tế tƣơng đối tốt, với tỷ lệ bác sĩ/1 vạn dân rất cao. Quan sát biểu đồ so sánh số bác sĩ/1 vạn dân chia theo từng vùng ở Việt Nam năm 2012 sau đây chúng ta có thể thấy rõ điều đó (Bộ Y tế, 2014):

80

Biểu đồ 5: Số bác sĩ/1 vạn dân ở Việt Nam chia theo từng vùng năm 2012

5,3 6 4,7 3,6 5,9 4,1 7,46 Cả nước ĐB Sông Hồng Miền núi phía Bắc Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

Tây Nguyên Đông Nam

bộ

ĐB Sông Cửu Long

Quan sát biểu đồ trên, chúng ta thấy rằng khu vực miền núi phía Bắc có tỷ lệ bác sĩ/1 vạn dân cao nhất cả nƣớc với 6 bác sĩ/1 vạn dân. Ngay cả các khu vực phát triển kinh tế mạnh hơn nhƣ vùng Đồng bằng Sông Hồng, Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung… cũng có tỷ lệ bác sĩ/1 vạn dân thấp hơn so với khu vực miền núi phía Bắc. Khu vực Tây Nguyên thậm chí chỉ bằng một nửa khu vực miền núi phía Bắc với tỷ lệ 3,6 bác sĩ/1 vạn dân. Nhƣ vậy, nếu nói rằng khu vực miền núi phía Bắc trong đó có tỉnh Tuyên Quang thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn y tế là chƣa hoàn toàn đúng. Với tỷ lệ bác sĩ/1 vạn dân cao nhất cả nƣớc, rõ ràng khu vực miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng có một đội ngũ nhân lực y tế dày dặn hơn những khu vực khác. Vấn đề nằm ở việc phân bố nguồn nhân lực ấy không đồng đều ở các cấp cơ sở thôn/xã. Số liệu từ điều tra bảng hỏi đối với nhóm mẫu cán bộ truyền thông phòng chống HIV/AIDS ở tỉnh Tuyên Quang phần nào chỉ ra sự mất cân đối và không đồng đều đó.

81

Bảng 14: Cơ cấu chuyên môn của cán bộ truyền thông nghiên cứu Chuyên môn của

cán bộ truyền thông Y tế Truyền thông Các ngành khác

Tỷ lệ (%) 42,86 0 57,14

Bảng 14 cho thấy chỉ có 42,86% cán bộ truyền thông tham gia trả lời phỏng vấn bảng hỏi có chuyên môn về y tế, 57,14% còn lại có chuyên môn thuộc ngành khác, không có cán bộ nào có đƣợc đào tạo chuyên sâu về truyền thông. Đặc biệt, trong số 42,86% cán bộ có trình độ chuyên môn về y tế thì có chỉ có 28,57% có trình độ bác sĩ, 2,38% có trình độ cao đẳng y tế, 11,91% có trình độ trung cấp y tế. Đáng chú ý là tất cả cán bộ có trình độ bác sĩ đều làm việc ở tuyến tỉnh và tuyến huyện. Ở tuyến cơ sở thôn xã cũng có các cán bộ truyền thông có trình độ cao đẳng y tế hoặc trung cấp y tế, tuy nhiên số lƣợng không nhiều chỉ 14,29%. Thực trạng này phần nào cho thấy sự thiếu thốn cán bộ có trình độ chuyên môn về y tế ở cấp cơ sở thôn/xã. Đồng thời, số cán bộ có trình độ chuyên môn về truyền thông cũng rất hạn chế (0% trong số các cán bộ truyền thông tham gia trả lời phỏng vấn bảng hỏi). Thực tế này có thể dẫn đến việc công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số khó đảm bảo tính chuyên nghiệp.

Một tình trạng điển hình mà tôi nhận thấy nó là hệ lụy của việc thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn đó chính là sự mất lòng tin của ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng với cán bộ truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Ngƣời dân địa phƣơng báo cáo về tình trạng mà cán bộ truyền thông làm ngƣợc lại với các thông tin mà họ truyền thông:

“Thì bảo ở gần kim la (ý nói HIV/AIDS) cũng không lây nhƣng mà cán bộ cũng có dám đến nhà bọn nó (ý nói những ngƣời có HIV/AIDS tại địa phƣơng) bao giờ đâu. Nó đến nhà (ý nói ngƣời có HIV/AIDS đến nhà cán bộ truyền thông) hỏi cái gì chữa bệnh đấy, xong vứt cái chén nƣớc nó uống đi mà”.

(Phỏng vấn sâu, ngƣời dân địa phƣơng, MS 19-LB, nữ, dân tộc Hmông, 29 tuổi) Trích đoạn phỏng vấn sâu trên đây cho hiện tƣợng cán bộ truyền thông thực hành ngƣợc lại với thông điệp mà mình truyền thông. Cụ thể, cán bộ truyền thông

82

tuyên truyền về việc giao tiếp, ăn uống chung với ngƣời có HIV/AIDS không làm lây bệnh nhƣng họ lại không “dám đến nhà” và giao tiếp bình thƣờng với ngƣời có HIV/AIDS. Thậm chí, nhƣ một ngƣời dân địa phƣơng chia sẻ trong trích đoạn phỏng vấn trên đây thì còn xảy ra trƣờng hợp ngƣời có HIV/AIDS “đến nhà” của cán bộ truyền thông để hỏi về thông tin điều trị bệnh và có sử dụng chén uống nƣớc tại đây thì sau khi ngƣời đó ra về, cán bộ truyền thông đã “vứt cái chén” đó đi. Hành động này cho thấy rằng dƣờng nhƣ trong nhận thức của cán bộ truyền thông vẫn cho rằng việc ăn uống giao tiếp với ngƣời có HIV/AIDS sẽ làm lây bệnh, tức là họ cũng chƣa tin vào thông điệp mà mình truyền thông.

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)