Định nghĩa truyền thông

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 29 - 30)

3. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Định nghĩa truyền thông

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “truyền thông”. Nhƣ John Hober (1954) cho rằng truyền thông là quá trình trao đổi tƣ duy hoặc ý tƣởng bằng lời. Còn theo quan niệm của Dean Barnlund (1964) thì truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể thực hiện hành vi hiệu quả. Gerald Miler (1966) lại cho rằng, truyền thông về cơ bản quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến ngƣời nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ. Và còn nhiều định nghĩa khác về truyền thông trên thế giới (George Rodman, 2008; Stanley Baran, 2009; Teri Kwal Gamble, 2010; Michael Schudson, 2011…). Nhƣ vậy, có thể thấy rằng ở mỗi một góc độ tiếp cận

7 Trƣớc năm 2011, theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/08/2009 của Bộ Y tế Việt Nam thì ngƣời có HIV đƣợc coi là bệnh nhân AIDS khi số lƣợng tế bào CD4 giảm xuống < 200 TB/mm3

và tiêu chuẩn để điều trị ARV cho ngƣời có HIV là có số lƣợng tế bào CD4 < 200 TB/mm3. Từ tháng 11/2011, theo Quyết định số 4139/QĐ-BYT của Bộ Y tế Việt Nam thì tiêu chuẩn điều trị ARV cho ngƣời có HIV thay đổi ở mức quy định là số lƣợng tế bào CD4 ≤ 350 TB/mm3 và không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng.

22

khác nhau, các tác giả lại đƣa ra những định nghĩa riêng về truyền thông. Theo Nguyễn Văn Dững (2006) trong một công trình nghiên cứu về lý thuyết và kỹ năng truyền thông, thì “truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều ngƣời nhằm tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội. Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bao gồm các yếu tố tham dự chính: Nguồn, thông điệp, kênh truyền thông, ngƣời nhận, phản hồi/hiệu quả, nhiễu” (Nguyễn Văn Dững, 2006).

Và vai trò của truyền thông trong y tế đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trƣớc đó khẳng định (Thủy Cúc, 1999; Thùy Dƣơng, 2010; Phan Thị Thu Hƣơng, 2013…). Truyền thông giáo dục sức khoẻ là nội dung đầu tiên trong tám nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu mà Hội nghị Alma - Am đã đề ra năm 1978 và cũng là nội dung đầu tiên trong 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Việt Nam, đó là: Giáo đục sức khoẻ nhằm giúp cho mọi ngƣời có kiến thức tối thiểu và cơ bản nhất để có thể tự phòng bệnh cho mình, cho gia đình, ngƣời thân và cho xã hội; để có thể xử trí đúng khi bị ốm đau, bệnh tật và để thay đổi những cách nghĩ và nếp sống có hại cho sức khoẻ (Phƣớc Nhƣờng, 2013). Trong phạm vi luận văn này, hoạt động truyền thông mà tôi xem xét là truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)