Thực tiễn hoạt động truyền thông

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 59)

3. Cấu trúc của luận văn

3.2. Thực tiễn hoạt động truyền thông

3.2.1. Từ thực hành gán nhãn

Nhiều chia sẻ của cán bộ truyền thông từ các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung cho thấy họ có xu hƣớng “gán nhãn” trong hoạt động truyền thông của mình. Theo lời một nữ truyền thông viên:

“- Nhiều khi nói mãi nhƣng ngƣời ta không vỡ (ý nói ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng không hiểu). Nên bọn chị càng phải làm cho họ sợ.

- Sao lại phải làm cho họ sợ hả chị?

- Sợ thì mới biết mà tránh ra chứ! Nói để mà hiểu có mà đến mùa khoai sọ năm sau, nhƣng mà làm cho họ sợ thì họ khác biết tránh.

- Vậy mình làm cho họ sợ nhƣ thế nào ạ?

- Mình cứ lấy mấy cái hình ảnh ngƣời bị ết (ý chỉ AIDS) lên, nhìn có phát khiếp ngay. Rồi có khi bọn chị lấy ví dụ để họ thấy là bị ết nó khổ sở nhƣ nào, kinh khủng thế nào. Họ sợ thì tất nhiên họ cũng sẽ biết đƣờng mà tránh xa ra”.

52

Chia sẻ của nữ cán bộ này cho thấy sự vận dụng “gán nhãn” trong thực hành truyền thông ở cấp cơ sở. Hiểu một cách đơn giản nhƣ Frank Tannenbaum, Howard Becker và Jensen (2007) định nghĩa thì “gán nhãn” (labeling) là một quá trình phản ứng xã hội mang tính cứng nhắc bởi các đối tƣợng cụ thể, trong đó, mọi ngƣời sẽ tiếp xúc, đánh giá và xác định (gán nhãn) cho một ai đó hoặc hành vi nào đó là lệch chuẩn, sau đó lôi kéo niềm tin của cộng đồng nhằm đánh giá hành vi theo hƣớng tiêu cực và các cá nhân sẽ đƣợc lựa chọn để gán cho nhãn tiêu cực này (Gary Jensen, 2007). Trong trƣờng hợp ngƣời cán bộ trên, sự gán nhãn đƣợc thể hiện qua việc chị cố gắng chứng minh và thuyết phục ngƣời dân địa phƣơng tin rằng tình trạng có HIV/AIDS là “kinh khủng” và ngƣời có HIV/AIDS là xấu. Bằng việc sử dụng hình ảnh “phát khiếp” về ngƣời có HIV/AIDS, nữ cán bộ truyền thông này ra sức làm cho ngƣời dân tin rằng, việc có HIV/AIDS là điều đáng sợ cần tránh xa.

Đáng chú ý là không chỉ cá nhân nữ cán bộ truyền thông vận dụng cách gán nhãn mang tính kỳ thị về HIV/AIDS mà phần lớn các cán bộ truyền thông tham gia nghiên cứu đều có thực hành tƣơng tự. Số liệu từ phỏng vấn bảng hỏi (xem bảng 13 dƣới đây) cho thấy có tới gần 74% cán bộ truyền thông trả lời phỏng vấn xác nhận rằng mình có sử dụng hình ảnh tiêu cực về ngƣời có HIV/AIDS để truyền thông.

Bảng 13: Thực hành gán nhãn của cán bộ truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân tộc thiểu số

Anh/chị có từng sử dụng các cách sau khi thực hiện truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số? (%) Không (%) Không biết (%)

Sử dụng hình ảnh xấu xí về người có HIV/AIDS 73,8 26,2 0

Sử dụng các ví dụ kinh khủng và khổ sở vì có HIV/AIDS

69 31 0

Có thể là khả quan nếu thực hành truyền thông gán nhãn này chỉ khiến ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng có ý thức phòng chống HIV/AIDS tốt hơn, tránh thực hiện những hành vi có nguy cơ lây nhiễm. Thế nhƣng thực tế lại phức tạp hơn

53

bởi lẽ thực hành “gán nhãn” đầy kỳ thị lại dẫn đến hệ lụy tiêu cực hơn. Nó càng nhấn thêm tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử mà những cá nhân có HIV/AIDS đang phải gánh chịu tại cộng đồng dân tộc thiểu số. Goffman (2006) từng biện luận rằng hành vi “nhục mạ” (humiliation) và “gán nhãn” (labeling) là hai tác nhân quan trọng định hình sự kỳ thị (stigma) và phân biệt đối xử (discrimination) (Sarah Nettleton, 2006). Cũng nhƣ Bruce Link và Jo Phelan (2001) đã chỉ ra rằng, sự kỳ thị chỉ tồn tại khi có sự phân biệt cá nhân và gán nhãn cho các biến thể của con ngƣời trong xã hội; theo đó, các cá nhân đã đƣợc gán nhãn sẽ đƣợc đặt trong một nhóm riêng biệt, nhằm thiết lập một ý thức để phân cách rõ ràng ranh giới giữa “chúng ta” và “chúng nó”; từ đó, các cá nhân đã đƣợc gán nhãn sẽ trải qua “việc đánh mất địa vị xã hội và bị phân biệt đối xử” theo sự phân định ranh giới giữa nhóm “chúng ta” và nhóm “chúng nó” đã đƣợc lập ra trƣớc đó (Bruce Link & Jo Phelan, 2001). Việc cán bộ truyền thông gán nhãn ngƣời có HIV/AIDS là “phát khiếp” vô hình trung càng khơi sâu ranh giới cách ngăn giữa những ngƣời có HIV/AIDS và cộng đồng. Theo cách phân định này, những ngƣời có HIV/AIDS đƣợc khách thể hóa (“chúng nó”), hay theo ngôn ngữ lý thuyết Nhân học, trở thành “Other”-tạm dịch: Cái khác (ta) (Ortner, 2009). Những thành viên còn lại khác không có HIV/AIDS đƣợc nhóm lại dƣới danh xƣng “chúng ta”. Và không có gì là ngạc nhiên khi các cá nhân có HIV/AIDS sẽ dẫn đến bị cô lập và đối xử nhƣ một nhóm ngƣời có lỗi với cộng đồng. Điều này liên quan trực tiếp các quan niệm đƣơng thời về các hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội, vốn thƣờng đƣợc gom dƣới cụm từ “tệ nạn xã hội”.

3.2.2. Đến diễn ngôn “tệ nạn xã hội”

Thông tin định tính cho thấy xu hƣớng gắn tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS với các đánh giá về mặt đạo đức xã hội. Một số thành viên tham gia thảo luận nhóm chia sẻ các suy nghĩ dƣới đây:

“- Nói chung là đã bị ết (ý chỉ AIDS) thì cũng không phải dạng bình thƣờng. - Đúng rồi. Nói thì bảo ghê ghớm, chứ thử hỏi cả cái cái xã hội này ai tử tế mà lại bị ết?”.

54

Theo cách suy luận này, thì ngƣời có HIV/AIDS đƣợc coi nhƣ là những trƣờng hợp điển hình của tệ nạn xã hội. Điều này có liên quan đến những diễn ngôn về “tệ nạn xã hội” ở Việt Nam. Cụ thể, đầu những năm 1990 việc cổ động xây dựng gia đình hạnh phúc ở nƣớc ta luôn đi đôi với các chiến dịch phòng chống tệ nạn xã hội. Mà theo đó thì văn hóa phẩm khiêu dâm, mại dâm, cờ bạc, nghiện hút, bao gồm cả HIV/AIDS đƣợc coi nhƣ là những “tệ nạn đạo đức” gây ra thách thức, làm mất ổn định quốc gia và gia đình (Montoya, 2012). Đặc biệt trong bối cảnh dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tập trung chủ yếu trên nhóm ngƣời sử dụng ma túy và ngƣời hành nghề mại dâm, thì từ năm 2002, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia về Phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm bao gồm các thành viên của Cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội thuộc quản lý của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Từ đó, các diễn ngôn về tệ nạn xã hội dƣờng nhƣ đƣợc thể chế hóa khi gắn liền với HIV/AIDS, ma túy, mại dâm. Vì vậy mà củng cố quan niệm rằng những ngƣời có HIV/AIDS và những ngƣời lao động tình dục là hiện thân sống động cho những tệ nạn xã hội cần bài trừ (Nguyễn Thu Hƣơng & Tine Gammeltoft, 2014). Nhƣ vậy, sự phổ biến của diễn ngôn cho rằng HIVAIDS là hệ lụy của tệ nạn xã hội phần nào bắt nguồn từ những chính sách của Chính phủ (USAID, 2010). Các diễn ngôn này góp phần xây dựng niềm tin rằng tình trạng có HIV/AIDS là một dạng “phi đạo đức” luôn đồng hành với câu hỏi “chắc nó phải làm sao thì mới bị HIV?” (Lƣơng Anh Ngọc & Phan Hồng Giang, 2012). Mặc dù, việc có HIV không phải lúc nào cũng là từ lý do tệ nạn xã hội nhƣ tiêm chích ma túy, mại dâm… mà có thể ngƣời có HIV bị lây từ chồng, lây từ mẹ sang con…

Dƣờng nhƣ ám ảnh sợ hãi về ngƣời có HIV/AIDS khiến ngƣời dân địa phƣơng trở nên xa lánh, hạn chế tối đa sự tiếp xúc với những ngƣời có HIV/AIDS để phòng tránh việc lây bệnh. Đó có thể là hệ lụy từ áp dụng “gán nhãn” không phù hợp trong hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Xét ở góc độ can thiệp, đây sẽ là yếu tố gây cản trở quá trình phòng chống HIV/AIDS nói chung, đồng thời khiến cho truyền thông phòng chống HIV/AIDS sẽ càng khó khăn hơn trong quá trình tác động từ thay đổi nhận thức đến thay đổi thái độ thực hành của ngƣời dân.

55

Có thể nói việc truyền thông để ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng hiểu về mức độ nguy hại của HIV/AIDS là hết sức cần thiết; tuy nhiên, cách thức truyền tải các thông tin nhƣ thế nào lại là điều hết sức quan trọng. Thực tế một số địa phƣơng trên cả nƣớc đã vận dụng thành công mô hình truyền thông dựa vào các nhóm đồng đẳng viên - Những ngƣời có HIV/AIDS truyền thông phòng chống HIV/AIDS (Dự án Giáo dục đồng đẳng phòng chống HIV/AIDS tại các trung tâm Giáo dục lao động xã hội của Hà Nội, Thái Nguyên, Khánh Hoà, 2005). Do vậy, nếu sử dụng hình ảnh ngƣời có HIV/AIDS một cách phù hợp, nhất là những câu chuyện có thực trong cộng đồng, thì hiệu quả truyền thông hẳn sẽ đạt đƣợc.

3.2.3. Đánh giá hậu truyền thông bị “bỏ ngỏ”

Theo dõi sơ đồ 1 trong chƣơng 1 của luận văn này, chúng ta có thể thấy rằng trong mô hình truyền thông mà Claude Shannon đƣa ra, không thể thiếu yếu tố E (Effect) là hiệu quả truyền thông và F (Feedback) là sự phản hồi hoạt động truyền thông. Tuy nhiên, thực tế công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS ở tỉnh Tuyên Quang lại chƣa chú trọng đến hai yếu tố này. Hay nói cách khác là hai yếu tố E và F vẫn còn vắng bóng trong quy trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang.

Dựa vào các văn bản thứ cấp thu thập đƣợc, tôi nhận thấy chƣa có bất kỳ một hoạt động nào đƣợc cán bộ truyền thông cũng nhƣ đơn vị truyền thông tại địa phƣơng triển khai để đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng. Mục đích truyền thông là để thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phƣơng, nhƣng trƣớc khi thực hiện truyền thông và sau khi thực hiện truyền thông lại không có đánh giá hiệu quả xem có sự thay đổi không, và nếu có thì sự thay đổi đó là tích cực hay tiêu cực.

Tại địa phƣơng, các đơn vị hữu quan thƣờng có các báo cáo kết quả triển khai theo từng tháng của hoạt động phòng chống HIV/AIDS nói chung, và nội dung tuyên truyền là một trong những nội dung chủ đạo. Rà soát các báo cáo này tôi thấy thiếu vắng sự đánh giá kết quả truyền thông sau mỗi lần hay mỗi buổi truyền thông

56

cụ thể, thay vào đó chỉ là các báo cáo theo từng tháng thực hiện truyền thông. Vì rằng kế hoạch phòng chống HIV/ADIS (trong đó có nội dung truyền thông) đƣợc triển khai theo từng tháng. Mỗi một tháng lại có từng chủ điểm khác nhau. Ví dụ nhƣ “Hƣớng tới không còn trẻ em lây truyền HIV từ mẹ”, hay “Hƣớng tới không kỳ thị và phân biệt đối xử với ngƣời có HIV/AIDS”.

Phản hồi từ cán bộ truyền thông minh họa thực tiễn tại địa phƣơng:

“- Sau các buổi truyền thông thì bọn anh không có đánh giá gì cả đâu. Thƣờng thì bọn anh truyền thông theo đợt là từng tháng một. Mỗi tháng là một chủ điểm, một kế hoạch truyền thông lớn.

- Vậy tức là bên mình đánh giá hoạt động truyền thông theo từng tháng ạ? - Đúng rồi. Vì tổ chức kế hoạch là theo tháng mà. Mỗi tháng là một chủ điểm. Cuối mỗi tháng thì có đánh giá. Nói chính xác thì là làm báo cáo kết quả triển khai để còn lƣu và gửi báo cáo cho tuyến trên.

- Mình đánh giá và báo cáo những nội dung gì trong hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS vậy anh?

- Bọn anh tổng kết xem truyền thông đƣợc bao nhiêu buổi; số lƣợng các băng rôn, khẩu hiệu với áp phích mà mình đã treo; số lƣợng các tờ gấp bƣớm, tài liệu phát tay cho ngƣời dân; với số lƣợng ngƣời dân tham gia các buổi tuyên truyền nữa. Thế thôi. Ngoài ra thì trong báo cáo còn tổng kết công tác tham mƣu chỉ đạo, công tác chuyên môn, công tác giám sát, các hạn chế với khuyến nghị”.

(Phỏng vấn sâu, cán bộ truyền thông, MS 14- TX, nam, 37 tuổi) Nhƣ vậy, xét trong trƣờng hợp báo cáo triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở tỉnh Tuyên Quang nói trên thì mới chỉ dừng lại ở việc mô tả kết quả các hoạt động mình đã làm đƣợc với những số liệu thô đơn giản nhƣ số buổi tuyên truyền, số ngƣời tham gia, số tài liệu đƣợc phát ra… Đó chƣa phải là báo cáo về mức độ hiệu quả truyền thông. Bởi lẽ báo cáo hiệu quả truyền thông phải dựa trên sự đánh giá về thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của đối tƣợng mục tiêu trƣớc và sau khi truyền thông. Từ sự đánh giá về thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi thì

57

chúng ta mới có cơ sở để đo lƣờng đƣợc rằng hoạt động truyền thông có thực sự hiệu quả hay không. Việc cán bộ truyền thông đã thực hiện bao nhiêu cuộc tuyên truyền, phát đƣợc bao nhiêu tài liệu phát tay, thu hút đƣợc bao nhiêu ngƣời tham gia… không phải là cơ sở khoa học để có thể kết luận về tính hiệu quả của chƣơng trình truyền thông.

3.2.4. Thiếu vắng phản hồi từ ngƣời dân

Quan sát sơ đồ về mô hình truyền thông của Claude Shannon (sơ đồ 1) trong phần đầu chƣơng 1, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra rằng yếu tố “phản hồi” (F: Feedback) là khâu cuối cùng trong chuỗi các thành phần của quá trình truyền thông nhƣng nó lại đóng vai trò quan trọng khi “tái thiết lập” yếu tố “nguồn” (S: Source, Sender) của quá trình truyền thông. Cụ thể, sau truyền thông các ý kiến phản hồi từ đối tƣợng mục tiêu sẽ đƣợc tiếp nhận, từ đó làm cơ sở để đánh giá hiệu quả sau truyền thông, đồng thời tái thiết lập nguồn truyền thông cho phù hợp với đối tƣợng mục tiêu, nhằm mục đích tăng tính hiệu quả của các chƣơng trình truyền thông kế tiếp. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang lại bỏ qua yếu tố quan trọng này.

“- Ngƣời dân thƣờng phản hồi nhƣ thế nào sau các chƣơng trình truyền thông vậy anh?

- Bình thƣờng.

- Tức là ngƣời dân phản hồi tốt hay chƣa tốt về các chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS của mình ạ?

- Thật ra là bọn anh thực hiện truyền thông xong là thôi mà em. Báo cáo với tuyến trên thì có chứ bọn anh không hỏi ý kiến phản hồi của ngƣời dân. Nhƣng ngƣời dân họ cũng không có ý kiến ý cò gì đâu”.

(Phỏng vấn sâu, cán bộ truyền thông, MS 14-TX, nam, 37 tuổi) Trích đoạn phỏng vấn sâu phần nào cho chúng ta thấy tình trạng cán bộ truyền thông và đơn vị truyền thông đang bỏ qua khâu thu nhận ý kiến phản hồi của ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng về các chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Đáng chú ý là không chỉ khâu tiếp nhận ý kiến phản hồi của ngƣời dân

58

địa phƣơng (đối tƣợng mục tiêu) vẫn chƣa đƣợc thực hiện mà có vẻ nhƣ các cán bộ truyền thông (nguồn) có khuynh hƣớng tráo lộn trách nhiệm giữa “ngƣời làm truyền thông” và “ngƣời đƣợc truyền thông” (đối tƣợng mục tiêu). Cụ thể, cán bộ truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang là ngƣời chịu trách nhiệm cho việc thực hiện chƣơng trình truyền thông, bao gồm cả hoạt động lấy ý kiến phản hồi của ngƣời dân. Việc ngƣời dân chƣa đƣa ra phản hồi không có nghĩa là ngƣời dân không có sự phản hồi. Và đặc biệt, không thể “đẩy” trách nhiệm phản hồi cho ngƣời dân. Ngƣời dân địa phƣơng đƣợc coi là đối tƣợng mục tiêu, tức là những ngƣời “thụ hƣởng” quyền lợi từ chƣơng trình truyền thông. Còn cán bộ truyền thông là ngƣời chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của chƣơng trình truyền thông, và để đánh giá tính hiệu quả đó thì cán bộ truyền thông có trách nhiệm cần phải lấy ý kiến phản hồi của ngƣời dân về chƣơng trình truyền thông. Thế nhƣng, thái độ đánh đồng chuyện ngƣời dân “chƣa đƣa ra ý kiến phản

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)