3. Cấu trúc của luận văn
4.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém
Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém là khó khăn không chỉ đối với cán bộ truyền thông mà còn gây cản trở tới cả ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng trong quá trình tiếp nhận các thông tin truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Chúng ta hiểu rằng, các kênh truyền thông mang tính truyền thống sẽ ngày càng trở nên lạc hậu so với sự phát triển của xã hội. Vì vậy, nó sẽ bị thay thế bởi những kênh truyền thông hiện đại hơn: Tivi, điện thoại, internet, máy tính. Nhƣng với hệ thống cơ sở hạ tầng còn thô sơ nhƣ hiện tại ở các thôn bản của đồng dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa thì các hình thức truyền thông đại chúng phổ biến nhƣ loa phóng thanh, tivi vẫn chƣa thể hoạt động tốt đƣợc.
Điện lƣới: Thiếu và yếu
Đầu tiên phải kể đến điện lƣới tại địa phƣơng. Hệ thống điện lƣới ở các thôn bản miền núi vùng sâu vùng xa tại Tuyên Quang đƣợc ngƣời dân địa phƣơng, thậm chí là cả cán bộ truyền thông nhấn mạnh về tình trạng cung cấp thất thƣờng:
“Cũng có điện, nhƣng nhà nào ở xa quá thì cũng không kéo đƣợc điện (ý nói kéo dây điện từ đƣờng dây tổng về hộ gia đình dân)”.
75
“Điện lƣới ở đây hay bị cắt luân phiên. Kiểu một ngày có thì một ngày mất. Hoặc buổi sáng có thì buổi tối mất. Mà điện yếu lắm, chỉ thắp sáng thôi. Còn xem tivi thì khó, vì nó cứ díu đen cái màn hình rồi tắt phụt, lên đƣợc tí lại tắt. Thế nên em thấy quanh đây mọi ngƣời thƣờng chỉ có bóng đèn thôi, không có nhiều đồ điện khác. Đèn dầu thì nhà nào cũng phải có vài cái vì dùng mất điện thƣờng xuyên”.
(Phỏng vấn sâu, cán bộ truyền thông, MS 14-TX, nam, 37 tuổi) Nhƣ vậy, hệ thống điện lƣới mặc dù đã có sự trải rộng đến các thôn bản vùng sâu vùng xa nhƣng không phải là tất cả mọi nơi. Ở những địa phƣơng quá xa trung tâm thì ngƣời dân vẫn chƣa đủ điều kiện để kéo điện từ trạm tổng về đến hộ gia đình của mình: “nhà nào ở xa quá thì cũng không kéo được điện”. Tại những nơi điện lƣới bao phủ ngƣời dân cũng cho biết tình trạng nguồn điện không ổn định, thƣờng bị cắt điện luân phiên “kiểu một ngày có thì một ngày mất. Hoặc buổi sáng có thì buổi tối mất”. Và đặc biệt là nguồn điện yếu, không đủ điều kiện để cung cấp năng lƣợng cho nhiều thiết bị điện hoạt động cùng một lúc. Vì vậy mà xuất hiện tình trạng các hộ gia đình thƣờng chỉ có thiết bị điện là bóng đèn và điện lƣới chủ yếu đƣợc sử dụng cho nhu cầu thắp sáng (trong trƣờng hợp có điện). Nhƣng do điện mất thƣờng xuyên nên tất cả các hộ gia đình đều sở hữu vài chiếc đèn dầu để dùng khi mất điện. Với tình trạng điện yếu, hoạt động không ổn định và thậm chí ở nhiều nơi chƣa có, thì rõ ràng gây khó khăn cho sinh hoạt thƣờng nhật của ngƣời dân địa phƣơng, chƣa kể đến khả năng tiếp cận thông tin truyền thông. Hơn nữa, các phƣơng tiện truyền thông có sử dụng điện nhƣ loa, đài phát thanh, tivi cũng khó có thể vận hành tốt trong tình trạng nguồn điện không ổn định nhƣ vậy.
Giao lộ: Sâu và xa
Cùng với điện lƣới thì giao thông cũng là một vấn đề gây khó khăn lớn cho ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng. Những thôn bản ngƣời Tày và ngƣời Hmông (mà đặc biệt là ngƣời Hmông) thƣờng ở các khu vực núi cao, đƣờng đi lại chủ yếu là đƣờng đất nhỏ, hẹp. Ngay với tôi khi đi điền đã thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này cũng phải vƣợt qua các con suối lớn và đi bộ rất sâu mới vào đến nhiều thôn bản. Ngay cả trƣờng
76
hợp các thôn bản của ngƣời dân tộc thiểu số tại huyện Yên Sơn – đƣợc xem là gần trung tâm thành phố nhất, cũng thƣờng tọa lạc ở các khu vực hẻo lánh. Ngƣời dân địa phƣơng thƣờng gặp nhiều khó khăn trong việc giao thƣơng và tiếp xúc với các địa phƣơng bên ngoài khác. Hệ thống giao thông chƣa đƣợc cải thiện đã trở thành rào cản hạn chế sự tƣơng tác xã hội của các đồng bào dân tộc thiểu số tại đây. Điều kiện thực tế này cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho cán bộ truyền thông:
“Đến các thôn ngƣời Tày còn đỡ. Chứ các bản ngƣời Mèo (Ý chỉ đồng bào dân tộc Hmông) thì cực kỳ mệt. Họ ở xa lắm mà toàn ở trên cao. Bây giờ thì nhiều ngƣời chuyển xuống dần ra ngoài gần đƣờng này sống rồi đấy, nhƣng đa phần họ vẫn ở xa… Nếu muốn thay đổi thì anh nghĩ phải xây dựng lại hệ thống phƣơng tiện vật chất trƣớc”.
(Phỏng vấn sâu, cán bộ truyền thông, MS 15-TX, nam, 32 tuổi) “Có rất nhiều cái khó. Nhƣ là chuyện đến tận nhà ngƣời dân để phát tài liệu. Bọn chị toàn phải đi vào ngày nào mà trời mƣa ý. Vì chỉ có hôm nào trời mƣa thì họ mới có ở nhà, còn bình thƣờng họ đi làm hết. Buổi tối có nhiều nhà cũng không chắc về, có khi họ ở trên nƣơng. Mà đi vào hôm mƣa thì đƣờng trơn, bẩn. Cũng chỉ đi bộ đƣợc chứ không đi xe đạp hay xe máy đƣợc. Hôm nào đi buổi tối thì toàn rủ con đi cùng vì sợ ma”.
(Phỏng vấn sâu, cán bộ truyền thông, MS 17-TX, nữ, 33 tuổi) Cán bộ truyền thông cũng phải rất vất vả mới tiếp cận đƣợc ngƣời dân. Họ thƣờng chọn thời điểm là những ngày có thời tiết mƣa để đến các hộ gia đình dân tộc thiểu số làm công tác tuyên truyền, bởi chỉ có những ngày mƣa thì đồng bào không thể lên nƣơng rẫy làm và có mặt ở nhà. Việc đến các hộ gia đình ngƣời dân vào những hôm trời mƣa làm tăng xác suất có thể gặp các thành viên trong gia đình nhiều hơn. Tuy nhiên, nhƣ chúng ta đã biết là đƣờng đi tới các thôn bản này đa phần là đƣờng đất nhỏ, thậm chí với các bản ở trên núi hoặc đồi cao thì đƣờng đi lại rất dốc. Nếu trời mƣa thì việc di chuyển trên những con đƣờng nhƣ vậy trở nên vô cùng khó khăn do tình trạng trơn trƣợt và dễ ngã. Cán bộ truyền thông tới nhà ngƣời dân vào những ngày mƣa thƣờng chỉ có thể đi bộ và không sử dụng đƣợc những
77
phƣơng tiện giao thông phổ biến nhƣ xe đạp, xe máy. Nhƣ vậy, rõ ràng công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS sẽ bị ảnh hƣởng ít nhiều. Và con đƣờng đi tới sự tiếp cận với thông tin truyền thông của ngƣời dân tại địa phƣơng sẽ bị hạn chế.