3. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Thiếu vắng phản hồi từ ngƣời dân
Quan sát sơ đồ về mô hình truyền thông của Claude Shannon (sơ đồ 1) trong phần đầu chƣơng 1, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra rằng yếu tố “phản hồi” (F: Feedback) là khâu cuối cùng trong chuỗi các thành phần của quá trình truyền thông nhƣng nó lại đóng vai trò quan trọng khi “tái thiết lập” yếu tố “nguồn” (S: Source, Sender) của quá trình truyền thông. Cụ thể, sau truyền thông các ý kiến phản hồi từ đối tƣợng mục tiêu sẽ đƣợc tiếp nhận, từ đó làm cơ sở để đánh giá hiệu quả sau truyền thông, đồng thời tái thiết lập nguồn truyền thông cho phù hợp với đối tƣợng mục tiêu, nhằm mục đích tăng tính hiệu quả của các chƣơng trình truyền thông kế tiếp. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang lại bỏ qua yếu tố quan trọng này.
“- Ngƣời dân thƣờng phản hồi nhƣ thế nào sau các chƣơng trình truyền thông vậy anh?
- Bình thƣờng.
- Tức là ngƣời dân phản hồi tốt hay chƣa tốt về các chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS của mình ạ?
- Thật ra là bọn anh thực hiện truyền thông xong là thôi mà em. Báo cáo với tuyến trên thì có chứ bọn anh không hỏi ý kiến phản hồi của ngƣời dân. Nhƣng ngƣời dân họ cũng không có ý kiến ý cò gì đâu”.
(Phỏng vấn sâu, cán bộ truyền thông, MS 14-TX, nam, 37 tuổi) Trích đoạn phỏng vấn sâu phần nào cho chúng ta thấy tình trạng cán bộ truyền thông và đơn vị truyền thông đang bỏ qua khâu thu nhận ý kiến phản hồi của ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng về các chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Đáng chú ý là không chỉ khâu tiếp nhận ý kiến phản hồi của ngƣời dân
58
địa phƣơng (đối tƣợng mục tiêu) vẫn chƣa đƣợc thực hiện mà có vẻ nhƣ các cán bộ truyền thông (nguồn) có khuynh hƣớng tráo lộn trách nhiệm giữa “ngƣời làm truyền thông” và “ngƣời đƣợc truyền thông” (đối tƣợng mục tiêu). Cụ thể, cán bộ truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang là ngƣời chịu trách nhiệm cho việc thực hiện chƣơng trình truyền thông, bao gồm cả hoạt động lấy ý kiến phản hồi của ngƣời dân. Việc ngƣời dân chƣa đƣa ra phản hồi không có nghĩa là ngƣời dân không có sự phản hồi. Và đặc biệt, không thể “đẩy” trách nhiệm phản hồi cho ngƣời dân. Ngƣời dân địa phƣơng đƣợc coi là đối tƣợng mục tiêu, tức là những ngƣời “thụ hƣởng” quyền lợi từ chƣơng trình truyền thông. Còn cán bộ truyền thông là ngƣời chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của chƣơng trình truyền thông, và để đánh giá tính hiệu quả đó thì cán bộ truyền thông có trách nhiệm cần phải lấy ý kiến phản hồi của ngƣời dân về chƣơng trình truyền thông. Thế nhƣng, thái độ đánh đồng chuyện ngƣời dân “chƣa đƣa ra ý kiến phản hồi” với việc ngƣời dân “không có ý kiến phản hồi” là tráo đổi trách nhiệm giải trình một cách khôn khéo. Từ những diễn giải trên, đồng thời dựa trên mô hình về truyền thông của Claude Shannon, tôi phác họa quy trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang nhƣ sau:
Sơ đồ 2: Quy trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu tố tại tỉnh Tuyên Quang
F
E N
59
Quan sát sơ đồ 2 trên đây, chúng ta có thể thấy quy trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang đã có các yếu tố S (Source, Sender) chính là nguồn phát thông điệp truyền thông hay còn gọi là chủ thể truyền thông; M (Message) là thông điệp, nội dung truyền thông; C
(Chanel) là kênh truyền thông; R (Receiver) là ngƣời nhận thông điệp (đối tƣợng);
N (Noise) là nhiễu (yếu tố gây ra sai số cản trở thông điệp). Tuy nhiên, hai yếu tố là E (Effect) - Hiệu quả truyền thông và F (Feedback) - Sự phản hồi, thì lại nằm ngoài
quy trình truyền thông, không có sự liên kết với các yếu tố khác trong quy trình truyền thông. Trong khi đó, yếu tố đánh giá hiệu quả (E) và thu nhận sự phản hồi (F) lại đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết lập chƣơng trình truyền thông. Hai yếu tố này giúp cho đơn vị truyền thông và cán bộ truyền thông có thể xác định rõ ràng hơn về sự phù hợp giữa nguồn truyền thông, thông điệp truyền thông với đối tƣợng mục tiêu nhận thông điệp truyền thông. Trong trƣờng hợp có sự không phù hợp, việc điều chỉnh nguồn và điều chỉnh thông điệp truyền thông sẽ giúp tăng tính hiệu quả của chƣơng trình truyền thông.