Rào cản của ngƣời dân khi tiếp cận các chƣơng trình truyền thông

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 74)

3. Cấu trúc của luận văn

4.1. Rào cản của ngƣời dân khi tiếp cận các chƣơng trình truyền thông

4.1.1. Rào cản ngôn ngữ

Trong quá trình nghiên cứu thực địa, tôi quan sát đƣợc rằng một trong những khó khăn lớn nhất của ngƣời dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang khi tiếp cận các chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS nằm ở vấn đề bất đồng ngôn ngữ. Tại các thôn bản, tiếng (nhóm) tộc ngƣời địa phƣơng vẫn là công cụ giao tiếp chính hàng ngày. Quan sát biểu đồ sau chúng ta có thể thấy rõ đƣợc điều đó:

Biểu đồ 1: Tỷ lệ giao tiếp bằng ngôn ngữ địa phƣơng và ngôn ngữ phổ thông của cộng đồng dân tộc thiểu số nghiên cứu

78,1 6,3

15,6

Giao tiếp bằng tiếng địa phương nhiều hơn

Giao tiếp bằng cả tiếng địa phương và tiếng Việt

Giao tiếp bằng tiếng Việt nhiều hơn

Số liệu trong biểu đồ 1 đƣợc mã hóa từ dữ liệu bảng hỏi ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng do tác giả thực hiện. Có tới 78% ngƣời dân giao tiếp bằng tiếng dân tộc

67

của mình (tiếng địa phƣơng) nhiều hơn tại nơi họ sinh sống; gần 16% ngƣời dân giao tiếp bằng cả tiếng dân tộc mình và tiếng Việt (tiếng phổ thông hay còn gọi là tiếng Kinh, tiếng Việt) tại thôn bản của mình; và có khoảng 6% ngƣời dân sử dụng tiếng Việt để giao tiếp nhiều hơn tại cộng đồng mà họ sinh sống. Nhƣ vậy, rõ ràng tỷ lệ ngƣời dân sử dụng tiếng dân tộc của mình để giao tiếp tại địa phƣơng chiếm tỷ lệ khá lớn. Tiếng Việt cũng đã đƣợc phổ cập trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Nhiều ngƣời đã có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Việt nên họ có thể kết hợp sử dụng cả tiếng phổ thông và tiếng địa phƣơng trong giao tiếp. Thậm chí, một số bộ phận ngƣời dân cho biết là sử dụng tiếng Việt nhiều hơn tiếng địa phƣơng tại cộng đồng mà họ sinh sống. Tuy nhiên, số lƣợng sử dụng tiếng địa phƣơng để giao tiếp hàng ngày vẫn chiếm đa số. Có khoảng 6% đáp viên cho biết không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt

Trong khi đó, toàn bộ tài liệu truyền thông lại đều đƣợc phát hành bằng tiếng Việt. Khảo sát nhanh các tài liệu truyền thông phòng chống HIV/ADIS mà các đơn vị truyền thông cũng nhƣ ngƣời dân địa phƣơng cung cấp, tôi chƣa thấy có bất kỳ văn bản tài liệu nào đƣợc viết bằng tiếng tộc ngƣời (địa phƣơng). Các băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích thƣờng đƣợc thiết kế với kích thƣớc phóng to và bắt mắt nhƣng cũng không có trƣờng hợp nào sử dụng tiếng địa phƣơng để truyền tải nội dung truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Điều này đƣơng nhiên sẽ khiến cho việc đọc và hiểu các tài liệu truyền thông của ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng bị hạn chế rất nhiều. Một số ngƣời dân bộc lộ khả năng nghe và nói tiếng Việt thành thạo nhƣng không thể đọc hoặc viết tiếng Việt lƣu loát. Đáng chú ý là cũng có nhiều ngƣời địa phƣơng dù thành thạo cả bốn kỹ năng nghe nói đọc viết tiếng Việt nhƣng lại không hào hứng tìm đọc các tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS tiếng Việt.

“- Nhiều khi nhận thì cũng đọc nhƣng cũng có khi không đọc. - Chị có hiểu hết các thông tin trong những tài liệu đó không ạ? - Cũng không. Cũng hiểu ít thôi.

68

- Chị không đọc tiếng Việt thành thạo nhƣ vậy thì làm cách nào để đọc đƣợc những tài liệu này?

- Cũng có con gái. Nhờ nó đọc vì nó cũng đọc đƣợc”.

(Phỏng vấn sâu, ngƣời dân địa phƣơng, MS 19-LB, nữ, dân tộc Hmông, 29 tuổi) Rào cản ngôn ngữ thƣờng hạn chế khả năng tiếp cận thông tin truyền thông ở ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc xem là khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nƣớc trên thế giới. Nhiều nghiên cứu ở cả trong và ngoài nƣớc nhận định, rào cản ngôn ngữ đối với ngƣời dân tộc thiểu số không chỉ thể hiện qua việc thâu nhận các chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS mà cả trong việc họ tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, xã hội khác. Jirakun (1993) trong một nghiên cứu đã đƣa ra báo cáo về tình trạng những ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số Lào di cƣ tới vùng nông thôn phía Bắc của đất nƣớc Thái Lan không thể giao tiếp bằng tiếng Thái thì có nhận thức rất thấp về HIV/AIDS; các thông tin truyền thông về HIV/AIDS vì thế cũng chủ yếu chỉ tập trung tại thành thị và trƣờng học, nơi mà tiếng phổ thông của Thái Lan đƣợc sử dụng rộng rãi (Jirakun, 1993). Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dƣơng (2010) về tác động của truyền thông đại chúng tới nhận thức về HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Dao tại Yên Bái cũng cho thấy những ngƣời Dao có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt thì khả năng nhận thức đúng về HIV/AIDS cao gấp gần 3 lần so với ngƣời Dao không có khả năng này. Hơn thế số ngƣời Dao cho biết sử dụng tiếng Việt thành thạo từng nghe về HIV/AIDS thƣờng xuyên hơn số ngƣời Dao không giao tiếp bằng tiếng Việt đƣợc (Phan Thị Thu Hƣơng, 2010).

Trở lại trƣờng hợp ngƣời dân tộc Hmông và ngƣời dân tộc Tày tại hai huyện Yên Sơn và Lâm Bình, trong số gần 6% đáp viên cho biết không thể giao tiếp bằng tiếng Việt thì đa phần họ nhờ con em trợ giúp đọc hiểu các tài liệu này. Bởi lẽ trẻ em địa phƣơng đều đƣợc phổ cập tiểu học và có khả năng đọc viết tiếng Việt thành thạo. Tuy nhiên thông tin truyền thông gián tiếp nhƣ vậy dễ có khả năng tạo ra những sai lệch, hoặc không thích hợp khiến ngƣời dân giảm hứng thú theo dõi.

69

“- Cũng có mấy lần họ (ý chỉ ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng) hỏi về việc tại sao lại phát toàn tài liệu tiếng Kinh đấy.

- Vậy anh trả lời những trƣờng hợp đó nhƣ thế nào ạ?

- Thì bảo bên trên gửi xuống nhƣ thế nào thì có vậy chứ có “đẻ” ra đƣợc mấy cái tài liệu đấy đâu”.

(Phỏng vấn sâu, cán bộ truyền thông, MS 34-TX, nam, 35 tuổi) Có thể thấy rằng, chƣơng trình truyền thông đƣợc thực hiện trong cộng đồng dân tộc thiểu số nhƣng lại sử dụng tài liệu ấn hành bằng tiếng phổ thông thì đó là một bất cập lớn. Nó khiến cho ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng hoặc là không thể đọc – hiểu đƣợc, hoặc là đọc nhƣng không hiểu, và cũng xảy ra cả tình trạng đọc hiểu đƣợc nhƣng không hào hứng với các tài liệu tiếng Việt.

Ngoài ra, số liệu từ phần trả lời phỏng vấn bảng hỏi của nhóm mẫu cán bộ truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Tuyên Quang cũng cho thấy thái độ “lừng chừng” của họ trong việc tham gia thiết kế, xây dựng những tài liệu nhƣ vậy. Trong bảng hỏi phỏng vấn cán bộ truyền thông, tôi đƣa ra hai câu hỏi cụ thể: (1) Ý kiến của cán bộ truyền thông về sự cần thiết phải có các tài liệu truyền thông bằng tiếng địa phƣơng? và (2) Nếu tổ chức một chƣơng trình về việc thiết kế, xây dựng các tài liệu truyền thông sử dụng tiếng địa phƣơng thì cán bộ truyền thông có sẵn sàng tham gia không? Với tình huống đƣa ra, dữ liệu từ phần trả lời của cán bộ truyền thông đƣợc biểu hiện ở biểu đồ 2 sau đây với những mâu thuẫn rõ ràng.

70

Biểu đồ 2: Tỷ lệ tƣơng quan về tính cần thiết và sự sẵn sàng tham gia xây dựng tài liệu truyền thông tiếng địa phƣơng của đối tƣợng nghiên cứu cán bộ

truyền thông 11,9 23,8 9,5 50 2,4 2,4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Cần thiết có tài liệu tiếng địa phƣơng

Không cần thiết có tài liệu tiếng địa phƣơng

Sẵn sàng tham gia xây dựng tài liệu tiếng địa phƣơng Có thể sẽ tham gia xây dựng tài liệu tiếng địa phƣơng Không thể tham gia xây dựng tài liệu tiếng địa phƣơng

Biểu đồ 2 cho thấy có đến 86% cán bộ truyền thông tại tỉnh Tuyên Quang tham gia nghiên cứu tán đồng phải có các tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS đƣợc thiết kế bằng tiếng địa phƣơng, và khoảng 14% bày tỏ suy nghĩ không nhất thiết phải có. Điểm mâu thuẫn ở đây là trong gần 86% cán bộ truyền thông đồng ý rằng cần có các tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS đƣợc viết bằng tiếng địa phƣơng, thì chỉ có khoảng 12% sẵn sàng tham gia vào việc thiết kế, xây dựng các tài liệu này; còn đến tới 50% không quả quyết khả năng tham gia và có gần 24% khẳng định chắc chắn sẽ không liên đới. Có thể thấy, điểm mâu thuẫn chính là việc phần lớn cán bộ truyền thông đều cho rằng cần thiết phải thiết

85,7%

71

kế các tài liệu truyền thông bằng tiếng địa phƣơng, nhƣng nếu có một chƣơng trình thiết kế tài liệu bằng tiếng địa phƣơng họ lại không sẵn sàng tham gia vào quá trình đó. Nhƣ vậy, ngoài việc chúng ta khẳng định ngôn ngữ là một rào cản lớn đối với ngƣời dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận thông tin truyền thông phòng chống HIV/AIDS, cần thiết phải có các tài liệu truyền thông sử dụng tiếng địa phƣơng, thì một vấn đề nữa cần đƣợc xem xét đó chính là nhiệt huyết tham gia hỗ trợ quá trình thiết kế những tài liệu này từ phía cán bộ truyền thông.

4.1.2. Đa dạng tên gọi địa phƣơng về HIV/AIDS

Nhƣ đã trình bày ở những phần trƣớc, các tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS thƣờng đƣợc chuyển từ tuyến trên xuống và cán bộ truyền thông tuyến dƣới có trách nhiệm tuyên truyền thông tin tới ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng. Tuy nhiên, do các tài liệu truyền thông này đƣợc thiết kế bởi những cán bộ truyền thông “ở ngoài” cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phƣơng và tài liệu thƣờng đƣợc dùng chung cho tất cả mọi đối tƣợng nên các từ ngữ đƣợc sử dụng bằng tiếng phổ thông. Trong quá trình điền dã tại địa phƣơng tôi nhận thấy ngƣời dân tộc thiểu số sử dụng nhiều tên gọi khác nhau để ám chỉ HIV/AIDS.

Thời gian đầu gặp gỡ hỏi chuyện ngƣời dân tại các địa phƣơng nghiên cứu, tôi thấy không ít ngƣời “không hiểu” những nội dung tôi trao đổi. Họ không biết tôi đang nhắc tới loại bệnh gì, đặc biệt là những ngƣời dân trên 35 tuổi. Đƣợc cộng sự địa phƣơng gợi ý, tôi nhắc đến các từ “kim la” và “si đa”. Và đến lúc đó những ngƣời dân đối thoại với tôi mới nhận ra chủ đề về HIV/AIDS. Mọi ngƣời giải thích cho tôi rằng trong cộng đồng họ thƣờng gọi HIV/AIDS là “Si Đa” hoặc “Kim La”. Từ thứ nhất Si Đa là cách gọi cũ, còn từ thứ hai Kim la thì rõ ràng không phải là từ chuyên môn y khoa. Các cán bộ truyền thông tại những địa phƣơng này cũng chia sẻ rằng họ thƣờng dùng các từ nhƣ kim la và si đa để truyền thông về HIV/AIDS.

“- Thì ngƣời ta quen gọi là kim la hoặc là si đa. Mình đi nói là HIV với AIDS thì họ khó hiểu rồi. Nên bọn anh cũng gọi là kim la hoặc si đa cho ngƣời ta dễ hiểu.

- Nhƣng trong các tờ gấp bƣớm và tài liệu phát tay thì vẫn ghi là HIV/AIDS mà anh?

72

- Ôi xồi. Cái tài liệu nhiều khi cũng đem đi cho oai vậy chứ phát chƣa chắc họ đã lấy, đã đọc đâu. Nhiều ngƣời họ lấy xong họ đƣa trả lại mình luôn ấy mà”.

(Cán bộ truyền thông, MS 15-TX, nam, 32 tuổi) Ở đây, chúng ta cần hiểu định nghĩa chính xác của các từ “si đa” và “kim la” mà ở một số nơi ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng sử dụng để gọi tên HIV/AIDS. Si đa (SIDA) đúng là tên gọi khoa học để chỉ bệnh HIV/AIDS, nhƣng đó là cách gọi tên đƣợc sử dụng từ rất lâu trƣớc đây. Từ SIDA đƣợc viết tắt từ tiếng Pháp Syndrome d'Immuno Deficience Acquise, đƣợc hiểu là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Nhƣng cách gọi tên SIDA này lại trùng với tên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển (The Swedish International Development Cooperation Agency, viết tắt là SIDA) và tên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (The Canadian International Development Agency, viết tắt là CIDA). Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển (nguyên tiếng là Styrelsen för Internationellt Utvecklingssamarbete) là một tổ chức chính phủ trực thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Điển, có trách nhiệm quản lý những hỗ trợ chính thức của Thụy Điển cho các quốc gia đang phát triển. Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (The Canadian International Development Agency) cũng là tổ chức quản lý hoạt động hỗ trợ chính thức của Canada cho các nƣớc đang phát triển, là đầu mối liên kết với các tổ chức hoạt động vì sự phát triển khác của Canada hoặc có trụ sở tại Canada. Đây là hai tổ chức có quy mô lớn và đƣợc biết đến ở rất nhiều nƣớc trên khắp thế giới. Vì vậy, khi sử dụng cách gọi tên SIDA để nói về bệnh HIV/AIDS thì thƣờng bị nhầm lẫn với tên gọi của hai tổ chức này. Từ lý do đó mà giới chuyên môn đã gọi Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là AIDS, viết tắt của cụm từ tiếng Anh Acquired Immuno Deficiency Syndrom, để phân biệt với tên gọi của Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển và Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (VAAC, 2009).

Còn “kim la” thì không phải là từ chuyên môn đƣợc sử dụng để gọi tên Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Từ kim la đƣợc sử dụng phổ biến trong giới y học cũng nhƣ trong xã hội nói chung để chỉ những ngƣời có hành vi lệch lạc về tình

73

dục. Tuy nhiên, lệch lạc tình dục lại là một bệnh lý rất phức tạp. Nội hàm của bản thân từ kim la chƣa diễn đạt hết nội dung của bệnh lý này. Lệch lạc tình dục (tiếng Anh: Paraphilia) là một bệnh lý tâm thần liên quan đến hành vi tình dục bất thƣờng, có biểu hiện bằng sự say mê tìm kiếm một phƣơng thức hoạt động tình dục đặc biệt, không đƣợc chấp nhận và tiềm ẩn nguy cơ gây đau khổ, nhằm đạt đƣợc sự cực khoái thay vì hình thức giao hợp bình thƣờng (Ngô Văn Lƣơng, 2012). Và lệch lạc tình dục đƣợc phân chia thành hai nhóm bao gồm: Lệch lạc đối tƣợng và lệch lạc mục tiêu. Trong đó, lệch lạc đối tƣợng bao gồm hành động Ấu dâm (Ham thích tình dục hƣớng tới đối tƣợng là trẻ em), Ái lão (Ham thích tình dục hƣớng tới đối tƣợng là ngƣời già), Ái vật (Thỏa mãn tình dục với các đồ vật vô tri vô giác), Ái tử thi (Thỏa mãn tình dục đối với các xác chết), Ái thú (Thỏa mãn tình dục bằng cách quan hệ với động vật). Còn lệch lạc mục tiêu đƣợc phân loại bao gồm Ác dâm (Thỏa mãn tình dục khi gây đau đớn về thể xác hay tinh thần cho ngƣời cùng hoạt động tình dục), Khổ dâm (Thỏa mãn tình dục bằng cách để ngƣời khác hành hạ mình), Phô dâm (Thích phô bày cơ quan sinh dục của mình cho ngƣời khác xem), Thị dâm (Thỏa mãn tình dục bằng cách nhìn trộm bộ phận sinh dục ngƣời khác), Thính dâm (Thỏa mãn tình dục bằng cách nghe những âm thanh có khả năng kích), Miên dâm (Trạng thái mà một ngƣời thực hiện hành vi tình dục trong khi vẫn đang ngủ), Loạn dục cọ xát (Thỏa mãn tình dục bằng cách cọ xát bộ phận sinh dục của họ vào những ngƣời khác), Loạn dục cải trang (Thỏa mãn tình dục bằng cách mặc quần áo của ngƣời khác giới).

Nhƣ vậy, từ “kim la” thƣờng đƣợc nhiều ngƣời sử dụng để ám chỉ hành vi lệch lạc tình dục mục tiêu nhƣ phô dâm.

Điều khiến tôi thắc mắc là nguồn gốc xuất hiện của từ “kim la” trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang. Những cán bộ truyền thông lâu năm tại địa phƣơng đã đƣa ra giả thuyết cụ thể về quá trình hình thành của từ kim la khi ám chỉ HIV/AIDS.

“Trƣớc đây khi còn gọi bệnh dƣơng mai (ý chỉ bệnh giang mai) là bệnh “tiêm la” thì ngƣời dân họ nghe thấy chủ yếu nhắc đến là tiêm la. Nhƣng không hiểu sao sau này thì ngƣời ta đều nói chệch thành “kim la”.

74

Cán bộ truyền thông tại những địa phƣơng mà cộng đồng dân tộc thiểu số sử dụng từ kim la để gọi tên HIV/AIDS đã đặt ra giả thuyết về sự biến đổi của từ “tiêm la” thành “kim la”. Những năm trƣớc đây, bệnh giang mai (syphilis) thƣờng đƣợc cán bộ y tế và ngƣời dân tại địa phƣơng gọi là bệnh “tiêm la” hoặc gọi là bệnh

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)