3. Cấu trúc của luận văn
2.1. Nhận thức về bản chất HIV/AIDS
Trong nhiều phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung, ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng đã đƣa ra những ý kiến cho thấy họ không chỉ nhận thức sai về bản chất bệnh mà còn hiểu nhầm HIV/AIDS với những loại bệnh khác. Một số ngƣời dân khẳng định HIV/AIDS là bệnh ung thƣ. Một số khác thì cho rằng HIV/AIDS là bệnh lao phổi, bệnh giang mai, bệnh lậu. Đây là những kiến thức chƣa đúng về bản chất bệnh của HIV/AIDS.
“Si Đa chả lao phổi nặng còn gì. Thằng ở thôn tôi này, hút ma túy. Ho sù sụ, ho cả ra máu. Lúc chết bảo bị lao phổi mà”.
“Cứ nhìn mấy con cave. Giang mai với lậu thì chả là kim la đấy”.
33
Trích đoạn thảo luận nhóm tập trung trên đây cho thấy ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng còn có một số cách hiểu sai lệch về bản chất HIV/AIDS. Đặc biệt, số liệu từ điều tra bảng hỏi ở nhóm ngƣời dân tộc thiểu số cho thấy tỷ lệ không nhỏ ngƣời dân có những nhận thức chƣa đúng về bản chất HIV/AIDS (Xem chi tiết trong bảng 4 dƣới đây). Có gần 55% ngƣời dân tham gia trả lời bảng hỏi hiểu đúng rằng bệnh HIV/AIDS thực chất là suy giảm hệ miễn dịch và gây ra các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Đây là một tỷ lệ khá cao với quá nửa số phiếu trả lời bảng hỏi. Điều đó chứng tỏ rằng số ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng hiểu đúng về bản chất bệnh là không ít. Tuy nhiên, có đến khoảng 45% ngƣời dân hiểu chƣa đúng về bản chất HIV/AIDS cũng là một tỷ lệ không nhỏ, xấp xỉ gần một nửa số phiếu trả lời bảng hỏi. Đặc biệt, một số ý kiến không chỉ hiểu sai bản chất HIV/AIDS mà còn nhầm lẫn sang một số bệnh khác hoàn toàn (4,7% nghĩ rằng HIV/AIDS là bệnh kim la, 3,1% nghĩ rằng HIV/AIDS là bệnh về da nguy hiểm, 3,1% cho rằng HIV/AIDS là bệnh ghẻ lở, 1,5% cho rằng HIV/AIDS là bệnh ho ác).
Bảng 4: Suy nghĩ và hiểu biết về HIV/AIDS của ngƣời dân tộc thiểu số nghiên cứu
STT Cách hiểu về HIV/AIDS Tỷ lệ (%)
1 Là suy giảm hệ miễn dịch gây ra các bệnh nhiễm trùng cơ hội 54,7
2 Là bệnh lao phổi 10,9
3 Là bệnh giang mai 17,3
4 Là bệnh ung thƣ 4,7
5 Là bệnh khác (xin ghi rõ) 12,4
Có thể những suy nghĩ trên của ngƣời dân bắt nguồn từ quan sát trực tiếp các trƣờng hợp nhiễm HIV và tử vong do AIDS tại cộng đồng. Vì rằng ở giai đoạn chuyển từ HIV thành AIDS, hệ miễn dịch của cơ thể ngƣời bệnh bị suy yếu nhanh chóng, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng cơ hội tấn công. Và bản thân ngƣời bệnh sẽ chết bởi những bệnh nhiễm trùng cơ hội này với những triệu chứng lâm
34
sàng thể hiện rõ ràng (ho ra máu, da nổi nhiều mụn nhọt, ngƣời rất gầy…) khiến ngƣời dân quan sát, hiểu nhầm rằng các biểu hiện của bệnh nhiễm trùng cơ hội đó chính là HIV/AIDS. Nhƣ lời một phụ nữ địa phƣơng:
“Chị cũng không dám đứng gần đâu. Nhƣng nhìn xa xa, chị thấy rõ ràng là bị “chác” (tiếng Tày có nghĩa là ghẻ lở)8 khắp ngƣời”.
(Phỏng vấn sâu, ngƣời dân địa phƣơng, MS 24-LB, nữ, dân tộc Tày, 35 tuổi)