3. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Khái niệm dân tộc thiểu số
Một khái niệm cũng cần làm rõ trong luận văn này đó là thuật ngữ “dân tộc thiểu số”. Và tất nhiên, nếu đã có “dân tộc thiểu số” thì phải xem xét nó trong mối quan hệ với “dân tộc đa số”. Theo Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ Việt Nam về công tác dân tộc, thuật ngữ “dân tộc thiểu số” và “dân tộc đa số” đƣợc xác định một cách rõ ràng trong bối cảnh của Việt Nam. Theo đó, “dân tộc đa số” là khái niệm chỉ những dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nƣớc Việt Nam, tính theo điều tra dân số quốc gia. Còn “dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Theo số liệu của cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở tại Việt Nam năm 2009 thì tổng dân số Việt Nam là 85.846.997 ngƣời, trong đó có 73.594.427 ngƣời Kinh chiếm 85,73% tổng dân số cả nƣớc, còn 53 tộc ngƣời còn lại có số dân là 12.252.570 ngƣời chiếm 14,27% tổng dân số cả nƣớc (GSO, 2010). Nhƣ vậy, nếu dựa theo Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc thì có thể thấy rằng trong bối cảnh của Việt Nam, dân tộc Kinh là
25
tộc ngƣời có số dân đông nhất, chiếm 85,73% tổng dân số cả nƣớc, nên đƣợc coi là dân tộc đa số; 53 dân tộc còn lại có tổng số dân ít hơn và chỉ chiếm 14,27% tổng dân số cả nƣớc, nên đƣợc coi là các dân tộc thiểu số (ví dụ nhƣ dân tộc Tày, Nùng, Dao, Hmông, Khmer, Xơ Đăng, Cơ Ho, Sán Chay, Ba Na, Xtiêng, Khơ Mú…). Trong luận văn này, tôi chọn mẫu nghiên cứu là tộc ngƣời Tày và tộc ngƣời Hmông tại tỉnh Tuyên Quang.