Khái niệm cộng đồng

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 30 - 32)

3. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Khái niệm cộng đồng

Một số nghiên cứu về khoa học xã hội ở Việt Nam trong thời gian gần đây (Đặng Xuân Hải, 2004; Võ Quế, 2006; Trần Ngọc Thêm, 2008…) có nhắc tới khái niệm cộng đồng, nhƣng rất ít thấy các nghiên cứu này đƣa ra định nghĩa về khái niệm cộng đồng. Theo Lƣơng Hồng Quang và Tô Duy Hợp (2000) thì khái niệm cộng đồng (community) là một khái niệm cơ bản của các khoa học xã hội và nhân văn, với nhiều tuyến nghĩa khác nhau. Cũng nhƣ đối với rất nhiều khái niệm xã hội học khác nhƣ cơ cấu xã hội, khuôn mẫu, văn hóa, gia đình hay thiết chế xã hội… tình trạng đa nghĩa của khái niệm cộng đồng đã làm cho nó nhiều khi không đƣợc

23

hiểu một cách rõ ràng. Hơn nữa, cộng đồng còn là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn (tâm lý học, xã hội học, lịch sử…), mỗi ngành lại có đối tƣợng riêng của mình, tạo nên những sắc nghĩa khoa học khác nhau về khái niệm cộng đồng. Rộng nhất là nói đến những khối tập hợp ngƣời, các liên minh rộng lớn nhƣ cộng đồng thế giới, cộng đồng châu Âu, cộng đồng các nƣớc A rập, cộng đồng các nƣớc ASEAN… nhỏ hơn, cộng đồng đƣợc áp dụng cho một kiểu/hạng xã hội, căn cứ vào những đặc tính tƣơng đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo… nhƣ cộng đồng các ngƣời Do Thái, cộng đồng ngƣời da đen tại Chicago, cộng đồng ngƣời Thanh giáo… Nhỏ hơn nữa, cộng đồng đƣợc sử dụng cho các đơn vị xã hội cơ bản là gia đình, làng hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc tính xã hội chung về lý tƣởng xã hội, lứa tuổi, giới, nghề nghiệp, thân phận xã hội nhƣ các đảng phái, nhóm những ngƣời lái taxi, nhóm ngƣời khuyết thị… “Có hai cách hiểu về cộng đồng: Cộng đồng tính và cộng đồng thể. Cộng đồng tính là thuộc tính hay quan hệ xã hội có những đặc trưng mà các nhà xã hội học đã cố gắng xác định và cụ thể hóa, chẳng hạn như tình cảm cộng đồng, tinh thần cộng đồng, ý thức cộng đồng… Cộng đồng thể là các nhóm người, nhóm xã hội có tính cộng đồng với rất nhiều thể có quy mô khác nhau, đó là các thể nhỏ, thể vừa, thể lớn và thể cực lớn. Tình trạng này khiến chúng ta phải rất cẩn thận khi các tác giả nói về khái niệm cộng đồng nhưng với nhiều ý nghĩa và nhiều cách hiểu khác nhau… Có ba kiểu loại cộng đồng chủ yếu: Cộng đồng thuần khiết (không thuần khiết), cộng đồng trồi và cộng đồng lịch sử” (Lƣơng Hồng Quang & Tô Duy Hợp, 2000).

Jadov (1990) trong bài viết “Nghĩ về đối tƣợng xã hội học” đã xác định khái niệm cộng đồng là một phạm trù cơ bản của xã hội học, ở đó ông dùng từ cộng đồng xã hội (social community). Ông xác định đối tƣợng nghiên cứu của xã hội học chính là các cộng đồng xã hội: “Xã hội học là khoa học về sự hình thành, phát triển và vận hành của các cộng đồng xã hội, các tổ chức xã hội và các quá trình xã hội với tính cách là các hình thức tồn tại của chúng, khoa học về các quan hệ xã hội với tính cách là các cơ chế liên hệ và tác động qua lại giữa các cộng đồng xã hội đa dạng, giữa cá nhân và các cộng đồng, khoa học về các tính quy luật của các hành động xã hội và hành vi của chúng” (Viện Thông tin Khoa học Xã hội, 1990).

24

Cộng đồng xã hội đƣợc Richard Schaefer (1998) diễn giải là khái niệm then chốt trong việc xác định đối tƣợng xã hội học vì nó bao hàm phẩm chất quyết định của sự tự vận động, phát triển của chỉnh thể xã hội. Ở mức độ tƣơng tự, nó cho phép giải thích cả trạng thái bền vững, ổn định của các hệ thống, các tổ chức, các thiết chế xã hội, nếu nhƣ chúng phù hợp với lợi ích chung. Là một thuật ngữ xã hội học, cộng đồng đƣợc hiểu nhƣ là một phân thể/đơn vị/nhóm ngƣời trong hệ thống xã hội, ở đó, mọi ngƣời ý thức đƣợc những đặc trƣng và tình cảm chung về những gì mà mình đang có (Richard Schaefer & Robert Lamm, 1998).

Nhƣ vậy, xét trong phạm vi luận văn này, khái niệm cộng đồng đƣợc hiểu là “cộng đồng thể” bao gồm các nhóm tộc ngƣời thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang (cụ thể trong chọn mẫu nghiên cứu là cộng đồng ngƣời Tày và ngƣời Hmông). Và hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS mà tôi xem xét là hoạt động truyền thông diễn ra đối với hai tộc ngƣời thiểu số này.

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 30 - 32)