3. Cấu trúc của luận văn
4.1.2. Đa dạng tên gọi địa phƣơng về HIV/AIDS
Nhƣ đã trình bày ở những phần trƣớc, các tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS thƣờng đƣợc chuyển từ tuyến trên xuống và cán bộ truyền thông tuyến dƣới có trách nhiệm tuyên truyền thông tin tới ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng. Tuy nhiên, do các tài liệu truyền thông này đƣợc thiết kế bởi những cán bộ truyền thông “ở ngoài” cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phƣơng và tài liệu thƣờng đƣợc dùng chung cho tất cả mọi đối tƣợng nên các từ ngữ đƣợc sử dụng bằng tiếng phổ thông. Trong quá trình điền dã tại địa phƣơng tôi nhận thấy ngƣời dân tộc thiểu số sử dụng nhiều tên gọi khác nhau để ám chỉ HIV/AIDS.
Thời gian đầu gặp gỡ hỏi chuyện ngƣời dân tại các địa phƣơng nghiên cứu, tôi thấy không ít ngƣời “không hiểu” những nội dung tôi trao đổi. Họ không biết tôi đang nhắc tới loại bệnh gì, đặc biệt là những ngƣời dân trên 35 tuổi. Đƣợc cộng sự địa phƣơng gợi ý, tôi nhắc đến các từ “kim la” và “si đa”. Và đến lúc đó những ngƣời dân đối thoại với tôi mới nhận ra chủ đề về HIV/AIDS. Mọi ngƣời giải thích cho tôi rằng trong cộng đồng họ thƣờng gọi HIV/AIDS là “Si Đa” hoặc “Kim La”. Từ thứ nhất Si Đa là cách gọi cũ, còn từ thứ hai Kim la thì rõ ràng không phải là từ chuyên môn y khoa. Các cán bộ truyền thông tại những địa phƣơng này cũng chia sẻ rằng họ thƣờng dùng các từ nhƣ kim la và si đa để truyền thông về HIV/AIDS.
“- Thì ngƣời ta quen gọi là kim la hoặc là si đa. Mình đi nói là HIV với AIDS thì họ khó hiểu rồi. Nên bọn anh cũng gọi là kim la hoặc si đa cho ngƣời ta dễ hiểu.
- Nhƣng trong các tờ gấp bƣớm và tài liệu phát tay thì vẫn ghi là HIV/AIDS mà anh?
72
- Ôi xồi. Cái tài liệu nhiều khi cũng đem đi cho oai vậy chứ phát chƣa chắc họ đã lấy, đã đọc đâu. Nhiều ngƣời họ lấy xong họ đƣa trả lại mình luôn ấy mà”.
(Cán bộ truyền thông, MS 15-TX, nam, 32 tuổi) Ở đây, chúng ta cần hiểu định nghĩa chính xác của các từ “si đa” và “kim la” mà ở một số nơi ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng sử dụng để gọi tên HIV/AIDS. Si đa (SIDA) đúng là tên gọi khoa học để chỉ bệnh HIV/AIDS, nhƣng đó là cách gọi tên đƣợc sử dụng từ rất lâu trƣớc đây. Từ SIDA đƣợc viết tắt từ tiếng Pháp Syndrome d'Immuno Deficience Acquise, đƣợc hiểu là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Nhƣng cách gọi tên SIDA này lại trùng với tên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển (The Swedish International Development Cooperation Agency, viết tắt là SIDA) và tên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (The Canadian International Development Agency, viết tắt là CIDA). Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển (nguyên tiếng là Styrelsen för Internationellt Utvecklingssamarbete) là một tổ chức chính phủ trực thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Điển, có trách nhiệm quản lý những hỗ trợ chính thức của Thụy Điển cho các quốc gia đang phát triển. Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (The Canadian International Development Agency) cũng là tổ chức quản lý hoạt động hỗ trợ chính thức của Canada cho các nƣớc đang phát triển, là đầu mối liên kết với các tổ chức hoạt động vì sự phát triển khác của Canada hoặc có trụ sở tại Canada. Đây là hai tổ chức có quy mô lớn và đƣợc biết đến ở rất nhiều nƣớc trên khắp thế giới. Vì vậy, khi sử dụng cách gọi tên SIDA để nói về bệnh HIV/AIDS thì thƣờng bị nhầm lẫn với tên gọi của hai tổ chức này. Từ lý do đó mà giới chuyên môn đã gọi Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là AIDS, viết tắt của cụm từ tiếng Anh Acquired Immuno Deficiency Syndrom, để phân biệt với tên gọi của Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển và Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (VAAC, 2009).
Còn “kim la” thì không phải là từ chuyên môn đƣợc sử dụng để gọi tên Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Từ kim la đƣợc sử dụng phổ biến trong giới y học cũng nhƣ trong xã hội nói chung để chỉ những ngƣời có hành vi lệch lạc về tình
73
dục. Tuy nhiên, lệch lạc tình dục lại là một bệnh lý rất phức tạp. Nội hàm của bản thân từ kim la chƣa diễn đạt hết nội dung của bệnh lý này. Lệch lạc tình dục (tiếng Anh: Paraphilia) là một bệnh lý tâm thần liên quan đến hành vi tình dục bất thƣờng, có biểu hiện bằng sự say mê tìm kiếm một phƣơng thức hoạt động tình dục đặc biệt, không đƣợc chấp nhận và tiềm ẩn nguy cơ gây đau khổ, nhằm đạt đƣợc sự cực khoái thay vì hình thức giao hợp bình thƣờng (Ngô Văn Lƣơng, 2012). Và lệch lạc tình dục đƣợc phân chia thành hai nhóm bao gồm: Lệch lạc đối tƣợng và lệch lạc mục tiêu. Trong đó, lệch lạc đối tƣợng bao gồm hành động Ấu dâm (Ham thích tình dục hƣớng tới đối tƣợng là trẻ em), Ái lão (Ham thích tình dục hƣớng tới đối tƣợng là ngƣời già), Ái vật (Thỏa mãn tình dục với các đồ vật vô tri vô giác), Ái tử thi (Thỏa mãn tình dục đối với các xác chết), Ái thú (Thỏa mãn tình dục bằng cách quan hệ với động vật). Còn lệch lạc mục tiêu đƣợc phân loại bao gồm Ác dâm (Thỏa mãn tình dục khi gây đau đớn về thể xác hay tinh thần cho ngƣời cùng hoạt động tình dục), Khổ dâm (Thỏa mãn tình dục bằng cách để ngƣời khác hành hạ mình), Phô dâm (Thích phô bày cơ quan sinh dục của mình cho ngƣời khác xem), Thị dâm (Thỏa mãn tình dục bằng cách nhìn trộm bộ phận sinh dục ngƣời khác), Thính dâm (Thỏa mãn tình dục bằng cách nghe những âm thanh có khả năng kích), Miên dâm (Trạng thái mà một ngƣời thực hiện hành vi tình dục trong khi vẫn đang ngủ), Loạn dục cọ xát (Thỏa mãn tình dục bằng cách cọ xát bộ phận sinh dục của họ vào những ngƣời khác), Loạn dục cải trang (Thỏa mãn tình dục bằng cách mặc quần áo của ngƣời khác giới).
Nhƣ vậy, từ “kim la” thƣờng đƣợc nhiều ngƣời sử dụng để ám chỉ hành vi lệch lạc tình dục mục tiêu nhƣ phô dâm.
Điều khiến tôi thắc mắc là nguồn gốc xuất hiện của từ “kim la” trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang. Những cán bộ truyền thông lâu năm tại địa phƣơng đã đƣa ra giả thuyết cụ thể về quá trình hình thành của từ kim la khi ám chỉ HIV/AIDS.
“Trƣớc đây khi còn gọi bệnh dƣơng mai (ý chỉ bệnh giang mai) là bệnh “tiêm la” thì ngƣời dân họ nghe thấy chủ yếu nhắc đến là tiêm la. Nhƣng không hiểu sao sau này thì ngƣời ta đều nói chệch thành “kim la”.
74
Cán bộ truyền thông tại những địa phƣơng mà cộng đồng dân tộc thiểu số sử dụng từ kim la để gọi tên HIV/AIDS đã đặt ra giả thuyết về sự biến đổi của từ “tiêm la” thành “kim la”. Những năm trƣớc đây, bệnh giang mai (syphilis) thƣờng đƣợc cán bộ y tế và ngƣời dân tại địa phƣơng gọi là bệnh “tiêm la” hoặc gọi là bệnh “dƣơng mai”. Các truyền thông về HIV/AIDS thƣờng gắn liền với hình ảnh và thông tin về các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, mà trong đó bệnh giang mai là hết sức phổ biến. Sự lặp lại nhiều lần của cán bộ y tế khi truyền thông sử dụng cụm từ “tiêm la” đã khiến nó đƣợc dùng phổ biến trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phƣơng. Và trải qua quá trình “dị bản” thì từ “tiêm la” biến đổi thành “kim la” nhƣ một tên gọi ám chỉ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Mặc dù chƣa thể khẳng định giả thuyết này là hoàn toàn đúng, nhƣng đây cũng có thể xem là một cách giải thích về sự xuất hiện và tính phổ biến của từ kim la trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phƣơng khi đề cập HIV/AIDS.