3. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Tình trạng kiêm nhiệm trong phân bổ cán bộ
Qua các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung, tôi thấy tình trạng một cán bộ truyền thông cấp cơ sở thôn xã (ngƣời trực tiếp thực hiện hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số) phải kiêm nhiệm quá nhiều nội dung và lĩnh vực truyền thông. Điều này dƣờng nhƣ phản ánh thực trạng thiếu hụt nhân lực có trình độ chuyên môn về y tế và truyền thông làm việc tại các cơ sở thôn xã (Bộ Y tế, 2014). Mặc dù trong luận văn này tôi gọi chung những ngƣời làm công tác truyền thông tại cơ sở thôn/xã là “cán bộ truyền thông”, nhƣng trên thực tế họ không đƣợc gọi tên chính thức là “cán bộ truyền thông” mà đƣợc gọi là “cộng tác viên truyền thông”. Bởi họ vốn là cán bộ chuyên môn thuộc một ban/ngành/đoàn thể khác: Cán bộ y tế, cán bộ hội phụ nữ, cán bộ đoàn thanh niên… Nhƣ đề cập ở chƣơng một luận văn, cán bộ truyền thông cấp cơ sở thôn xã chủ yếu là cán bộ y tế, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Khi nhận đƣợc kế hoạch chỉ đạo từ tuyến trên, thì họ sẽ tổ chức các
60
cuộc họp cộng đồng hoặc đến tận nhà ngƣời dân để phát tài liệu, tuyên truyền kiến thức phòng chống HIV/AIDS theo hƣớng dẫn. Điều đáng nói là vẫn những cán bộ ấy, sẽ lại là ngƣời tổ chức họp hoặc đến từng nhà ngƣời dân để tuyên tuyền về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, bảo hiểm y tế, vấn đề dinh dƣỡng cho trẻ em, phòng bệnh lây nhiễm theo mùa… Tức là xảy ra tình trạng một cán bộ nhƣng lại làm công tác truyền thông cho nhiều ban ngành khác nhau. Trích dẫn phỏng vấn sâu dƣới đây giúp mô tả thực tiễn này:
“Bọn chị làm tuốt. Tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, mỗi nhà sinh hai con, cho đến sức khỏe phụ khoa, sinh đẻ, chống bạo lực gia đình”.
(Phỏng vấn sâu, cán bộ truyền thông, MS 17-TX, nữ, 33 tuổi) “- Có khi bọn em cũng ghép các nội dung vào với nhau. Nhƣ là hƣớng dẫn sử dụng bao cao su tránh thai thì tuyên tuyền luôn cả mỗi gia đình nên đẻ ít con để không vất vả.
- Tức là đoàn thanh niên các em tuyên truyền cả về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình?
- Vầng. Tất anh ạ. Mà có khi cái đó ngƣời ta còn quan tâm hơn cả HIV”. (Phỏng vấn sâu, cán bộ truyền thông, MS 18-TX, nữ, 16 tuổi) Có thể thấy một cán bộ truyền thông kiêm nhiệm nhiều vấn đề khác nhau từ dân số, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản cho đến bạo lực gia đình. Tình trạng quá tải này khiến các cán bộ thƣờng ít có cơ hội nắm bắt kiến thức sâu về những nội dung công việc mà họ đảm nhiệm. Chƣa kể rằng, bản thân cán bộ truyền thông cấp cơ sở thôn xã không phải là đội ngũ nhân viên y tế đƣợc đào tạo bài bản (chủ yếu là trình độ trung cấp hoặc thậm chí mới ở mức sơ cấp), cũng không phải là đội ngũ đƣợc đào tạo truyền thông chuyên nghiệp (vấn đề này sẽ đƣợc tôi bàn kỹ hơn trong chƣơng sau). Việc kiêm nhiệm truyền thông cho nhiều vấn đề cùng lúc nhƣ trên có thể khiến cán bộ cấp cơ sở dễ phạm sai sót khi triển khai các hoạt động truyền thông. Một cán bộ cơ sở chia sẻ trải nghiệm công việc:
“- Đã có lần nào các em bị nhầm lẫn khi mà phải phụ trách truyền thông nhiều nội dung nhƣ vậy?
61
- Nhầm thì không nhƣng mà thật ra đôi khi bọn em tuyên truyền nhƣng cũng không biết nó có đúng không.
- Tức là các em nghi ngờ nó sai nhƣng vẫn truyền thông hả?
- Vâng. Thì tài liệu với kế hoạch thế nào thì bọn em làm theo thôi. Đã in thành tài liệu thì chắc nó đúng.
- Ví dụ cho anh một trƣờng hợp mà em thấy thông tin truyền thông có vẻ không đúng đƣợc không?
- Ví dụ à? Nhƣ là bảo muỗi đốt không lây truyền HIV ấy. Em không đƣợc tin lắm. Có khi chỉ là nói vậy cho ngƣời dân đỡ sợ thôi”
(Phỏng vấn sâu, cán bộ truyền thông, MS 18-TX, nữ, 16 tuổi) Trích đoạn phỏng vấn sâu nói trên khẳng định sự thiếu hụt các hiểu biết và kiến thức cần thiết ở chính đội ngũ cán bộ truyền thông. Trong bối cảnh bản thân nữ cán bộ truyền thông này cũng “nghi ngờ” chính những thông điệp mà mình truyền tải nhƣ vậy, thì liệu rằng công tác truyền thông đạt đƣợc mức độ hiệu quả đến đâu. Rõ ràng, trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực có trình độ chuyên môn về y tế và truyền thông làm việc tại các cơ sở thôn xã nhƣ hiện nay thì tình trạng kiêm nhiệm của cán bộ truyền thông đƣợc xem là cách thích ứng tích cực với các khó khăn mang tính khách quan (Bộ Y tế, 2014). Thế nhƣng, đội ngũ cán bộ truyền thông ít nhất cũng phải đƣợc đào tạo để nắm vững các kiến thức cơ bản về nội dung truyền thông họ sẽ đảm nhiệm.