3. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Ùn đẩy trách nhiệm hay phối hợp liên ngành lỏng lẻo
Để thực hiện tốt công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số, đòi hỏi sự quyết tâm của không chỉ một mình cán bộ y tế mà còn cần có sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế chứng minh, sự phối hợp giữa các cấp và các ban ngành khác nhau là tiền đề cho việc truyền thông toàn diện và hiệu quả (Hà An, 2014). Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung tôi thấy rằng sự phối hợp của cán bộ truyền thông giữa các cấp, các ban/ngành khác nhau tại tỉnh Tuyên Quang còn hết sức mờ nhạt.
62
Trƣớc hết là xu hƣớng “ùn đẩy” trách nhiệm giữa cán bộ truyền thông ở các ban ngành khác nhau.
“- Y: Chị nghĩ là cái này em nên hỏi anh X kìa. Vấn đề phòng chống HIV trong đồng bào hay ở chỗ nào thì cũng phải là bên anh ấy. Bên chị chủ yếu thực hiện công tác liên quan đến xây dựng văn bản với quản lý nhân khẩu về đồng bào thôi.
- X: Ô đừng đá cái quả bóng đấy cho anh nhé. Cô buồn cƣời thế. Rõ ràng có hẳn cái trung tâm y tế đấy còn gì. Anh Z giúp em ấy đi (ý nói cán bộ Z là giúp tác giả có đƣợc các thông tin liên quan đến phòng chống HIV/AIDS ở địa phƣơng)
- Z: Ừ là bên anh chịu trách nhiệm chính toàn bộ về vấn đề này. Còn có bên chị Q, em K nữa.
- K: Vâng. Chị Q hôm nay nhà có giỗ nên không đến. Nhƣng bọn em chỉ lăng xăng thôi, chứ bên anh Z vẫn là chính.”.
(Thảo luận nhóm, cán bộ truyền thông, MS 02-H, LB, nhóm 4 ngƣời) Trong các kế hoạch gửi về tuyến huyện và thôn/xã đều ghi rõ cần có sự phối hợp với các ban ngành khác nhau. Tuy nhiên, sự phối hợp của cán bộ truyền thông ở các ban ngành là chƣa chặt chẽ. Cán bộ Y trong thảo luận nhóm trên đây thuộc đơn vị quản lý công tác dân tộc tại địa phƣơng. Cán bộ Y không thừa nhận rằng mình có trách nhiệm liên quan đến hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số, và khẳng định là đơn vị mình chủ yếu có trách nhiệm “quản lý nhân khẩu”, “xây dựng văn bản” về đối tƣợng là ngƣời dân tộc thiểu số. Thái độ này thể hiện sự “ùn đẩy” trách nhiệm. Vì rằng ngay cả khi có lực lƣợng y tế chuyên nghiệp có kiến thức chuyên sâu về HIV/AIDS hay là có một đội ngũ chuyên nghiệp về truyền thông thì họ thƣờng không phải là những ngƣời tƣờng tận nhất về tình hình dân tộc thiểu số tại địa phƣơng. Nơi lƣu trữ nhiều tƣ liệu nhất và cập nhật các thông tin về ngôn ngữ, phong tục tập quán, địa bàn sinh sống, các đặc điểm nhân khẩu học của đồng bào dân tộc thiểu số thƣờng do đơn vị quản lý công tác dân tộc. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có thể thiết kế một chƣơng trình truyền
63
thông hiệu quả khi mà đơn vị đảm trách về đối tƣợng truyền thông đích lại đứng ngoài quá trình đó?
Vẫn trong thảo luận nhóm tập trung nói trên, cán bộ X phụ trách mảng văn hóa – thông tin, cũng không thừa nhận trách nhiệm của ngành mình trong hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân tộc thiểu số. Nếu xét về khía cạnh truyền thông, thì cán bộ X là cán bộ chuyên trách về chức năng truyền thông (in ấn, phát hành, chuyển giao các tài liệu, ấn phẩm văn hóa, thông tin). Nhƣ vậy, rõ ràng cán bộ X cùng đơn vị liên quan đến công tác văn hóa – thông tin cần có sự phối hợp với trung tâm y tế để thực hiện công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Khi có sự tham gia của đội ngũ có chuyên môn về văn hóa – thông tin tuyên truyền sẽ giúp đa dạng hóa các hình thức truyền thông, đảm bảo sự thu hút của thông điệp truyền thông với đối tƣợng mục tiêu. Nhƣng cán bộ X lại phủ nhận điều này và coi đó là việc “đá quả bóng” cho mình. Và liền sau đó cán bộ X chuyển “quả bóng” ấy sang cho cán bộ Z.
Cán bộ Z trong thảo luận nhóm tập trung nói trên là đại diện ngành y tế. Cán bộ Z khẳng định mình cùng với cán bộ K (cán bộ đoàn thanh niên) và cán bộ Q (cán bộ hội phụ nữ) có trách nhiệm chính trong việc truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Điều này là hoàn toàn bám sát nội dung các văn bản chỉ đạo, kế hoạch truyền thông và đúng với thực tế tại các địa phƣơng mà tôi đã điền dã. Tuy nhiên, nếu chỉ có 3 đơn vị của cán bộ Z, cán bộ K và cán bộ Q tham gia vào quá trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số thì rõ ràng cần đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả. Trong quá trình điền dã tại các thôn bản ở địa phƣơng, tôi thấy có những hộ gia đình chƣa từng tham gia vào một cuộc hội họp thôn xã truyền thông về HIV/AIDS bao giờ. Thậm chí các hộ dân này chƣa từng nhìn thấy hoặc chƣa từng đƣợc phát tài liệu tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. Tình trạng này khá phổ biến ở những địa phƣơng vùng cao nơi hệ thống giao thông đƣờng bộ còn chƣa đƣợc nâng cấp, hệ thống điện chiếu sáng chƣa ổn định, mạng điện thoại chƣa phủ sóng hết.
64
Thái độ “ùn đẩy” trách nhiệm trên còn thể hiện tình trạng phối kết hợp không chặt chẽ giữa các cấp và các ban ngành khác nhau xoay quanh hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại địa phƣơng.
“- Tôi: Em có đọc các văn bản, kế hoạch truyền thông HIV/AIDS thấy có nêu tên rất nhiều đơn vị liên quan đến việc tổ chức các hoạt động truyền thông. Vậy các đơn vị trong huyện có thƣờng xuyên họp mặt để trao đổi, bàn bạc không ạ?
- Z: Ít em ạ.
- K: Thật ra không phải là ít mà cũng chƣa có cơ hội ngồi lại với nhau thế này bao giờ. Thƣờng các văn bản, kế hoạch chuyển xuống cũng sát ngày anh ạ. Đơn vị nào có tên thì triển khai thôi, còn hỏi han với bàn bạc gì nữa anh?
- Tôi: Vậy mình có thƣờng xuyên xuống tuyến thôn bản giao lƣu và họp mặt về vấn đề truyền thông HIV/AIDS không anh Z, chị K?
- Z: Bên anh nhận kế hoạch hay tài liệu văn bản gì ở tuyến trên gửi chỉ đạo thì chuyển xuống cho tuyến dƣới để họ phổ biến cho ngƣời dân. Vậy thôi chứ họp hành với nhau về vấn đề này thì không có. Còn anh em thì vẫn giao lƣu bình thƣờng mà, có khi giao lƣu còn không về đƣợc (ý nói giao lƣu ở đây là ăn cơm và uống rƣợu cùng nhau).
- K: Bọn em cũng nhƣ bên anh Z thôi ạ”.
(Thảo luận nhóm, cán bộ truyền thông, MS 02-H, LB, nhóm 4 ngƣời) Đoạn trích thảo luận nhóm phần nào thể hiện sự kết hợp theo cả ngành dọc lẫn liên ngành trong công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại địa phƣơng nghiên cứu còn nhiều khoảng trống. Theo thông tin mà cán bộ Z và cán bộ K cung cấp thì chƣa bao giờ có một cuộc họp giữa các ban ngành để cùng bàn bạc, thảo luận kế hoạch truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số; cũng chƣa bao giờ có một cuộc họp giữa cán bộ truyền thông các cấp để thảo luận, xây dựng kế hoạch cho hoạt động này. Sự chuyển giao công việc giữa các cấp mang tính cứng nhắc khi chỉ đơn thuần là “nhận kế hoạch hay tài liệu văn bản gì ở tuyến trên gửi chỉ đạo thì chuyển xuống cho tuyến dƣới để họ phổ biến cho ngƣời
65
dân”, trong khi mỗi địa phƣơng lại có những đặc thù. Việc chuyển tài liệu từ tuyến trên gửi xuống cho tuyến dƣới một cách đơn thuần, không hề có điều chỉnh hay đề xuất vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình địa phƣơng rõ ràng mang nặng tính rập khuân. Đặc biệt, khi nhận văn bản và kế hoạch truyền thông từ tuyến trên chuyển xuống thì lại tiếp tục xảy ra tình trạng “đơn vị nào có tên thì triển khai thôi” nhƣ cán bộ K chia sẻ trong buổi thảo luận nhóm tập trung. Điều này dẫn đến các hoạt động đƣợc triển khai manh mún, riêng lẻ thay vì một kế hoạch chỉ đạo nhất quán.
Tiểu kết chƣơng 3
Những phân tích từ trả lời của cán bộ truyền thông trong chƣơng 3 cho thấy từ chủ trƣơng cho đến thực tiễn truyền thông tại địa phƣơng có những mâu thuẫn lớn. Mặc dù luôn nhấn mạnh cần chú ý công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số trong các bản kế hoạch lƣu trữ ở các đơn vị hữu quan nhƣng thực tế lại chƣa có sự quan tâm sát sao. Các kết quả nghiên cứu cho thấy những thực hành bất hợp lý của cán bộ truyền thông mà điển hình là thực hành gán nhãn hình ảnh ngƣời có HIV/AIDS và diễn ngôn về tệ nạn xã hội. Xem xét từ mô hình truyền thông của Claude Shannon, có thể thấy nhiều yếu tố còn chƣa đƣợc thực hiện tại địa phƣơng nghiên cứu. Cụ thể là hoạt động đánh giá hậu truyền thông (Effect) bị bỏ ngỏ, đồng thời cũng thiếu vắng việc thu thập ý kiến phản hồi từ ngƣời dân (Feedback). Những bất cập này diễn ra trong bối cảnh nguồn nhân lực truyền thông có trình độ chuyên môn ở cấp cơ sở còn hết sức thiếu thốn và phân bổ không đồng đều, thể hiện rõ ràng qua thực trạng phải kiêm nhiệm “quá tải” của cán bộ truyền thông. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy dấu hiệu của tình trạng ùn đẩy trách nhiệm hay phối hợp lỏng lẻo của các ban ngành hữu quan. Những phân tích từ góc độ “nguồn” trong chƣơng này cùng những phân tích từ góc nhìn ngƣời dân trong chƣơng 2 gợi mở về các rào cản và thách thức đối với cả cán bộ truyền thông và ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng.
66
Chƣơng 4: RÀO CẢN VÀ THÁCH THỨC – BÀI TOÁN KHÓ CHO NGƢỜI DÂN VÀ CÁN BỘ TRUYỀN THÔNG
Trong chƣơng này, tôi đi vào tìm hiểu các rào cản hiện tại đối với sự tiếp cận của ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ những thách thức từ phía nhà cung cấp dịch vụ truyền thông khi thực hiện các chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số.