3. Cấu trúc của luận văn
4.1.4. Tài liệu truyền thông thiếu nhạy cảm văn hóa
Nghiên cứu của Robert Pike (1992) về khả năng thu nhận tri thức của con ngƣời đã chứng minh những ƣu việt của việc đƣợc “nhìn thấy” (thông qua thị giác) có thể đem lại khả năng thu nhận tri thức cao nhất cho con ngƣời. Việc sử dụng kênh hình để truyền đạt nội dung trong tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS là một sự lựa chọn đúng đắn. Nó có thể làm tăng sự chú ý, thu hút sự quan tâm của ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng; đồng thời, cũng làm cho ngƣời dân tiếp thu các thông điệp truyền thông một cách dễ dàng hơn.
Dữ liệu định lƣợng từ điều tra bảng hỏi ngƣời dân địa phƣơng gợi ra rằng ngƣời dân có khuynh hƣớng tập trung chú ý rất lớn vào các hình ảnh trình bày trong tài liệu truyền thông. Biểu đồ 3 giúp minh họa rõ hơn:
Biểu đồ 3: Thái độ của ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng đối với nội dung chữ viết và hình ảnh trong các tài liệu truyền thông phòng chống
HIV/AIDS 31.25 57.81 4.69 6.25 Chỉ đọc chữ viết Cả đọc chữ viết và xem hình ảnh Chỉ xem hình ảnh Không quan tâm
78
Từ biểu đồ 3 trên đây, chúng ta có thể thấy đƣợc thái độ của đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang đối với nội dung chữ viết và hình ảnh trong các tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Có tới 57,81% ngƣời dân tham gia trả lời phỏng vấn chỉ xem hình ảnh trong các tài liệu truyền thông. Tỷ lệ này đã chứng tỏ sự quan tâm rất cao của ngƣời dân tới các hình ảnh đƣợc trình bày trong tài liệu truyền thông. Trong khi đó, có 31% cho biết đọc cả nội dung chữ viết và hình ảnh, 6% chỉ đọc nội dung chữ viết và gần 5% thì không để ý đến việc nội dung tài liệu truyền thông đƣợc thể hiện bằng chữ viết hay hình ảnh. Nhƣ vậy, sự truyền đạt nội dung tài liệu truyền thông bằng “kênh hình” thu hút đƣợc sự chú ý rất lớn từ phía ngƣời dân. Và nếu khai thác tốt cách truyền đạt nội dung truyền thông bằng kênh hình, thì hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số sẽ đạt kết quả tốt. Thế nhƣng vấn đề nằm ở chỗ: cách sử dụng kênh hình nhƣ thế nào cho hợp lý? Mặc dù kênh hình có tính hiệu quả cao, nhƣng khi áp dụng chƣa đúng sẽ có thể trở thành phản cảm. Qua quá trình phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung, ngƣời dân địa phƣơng bày tỏ rằng họ không cảm thấy hào hứng trƣớc các hình ảnh minh họa trong tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS:
Biểu đồ 4: Sự hứng thú của ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng đối với các hình ảnh trong các tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS
17,2 10,94 4,69 67,17 Hứng thú Bình thƣờng Không hứng thú Không quan tâm
79
Quan sát biểu đồ 4 chúng ta có thể thấy, có tới 67% ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng tham gia trả lời phỏng vấn bảng hỏi cho biết về tình trạng họ không hề hứng thú với các hình ảnh đƣợc sử dụng trong tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Số ngƣời dân tỏ ra hứng thú với hình ảnh là 11%, số ngƣời dân cảm thấy bình thƣờng đối với các hình ảnh đó là 17%, và 5% còn lại thì không quan tâm. Nhƣ vậy, phần lớn ngƣời dân tham gia trả lời bảng hỏi đều cảm thấy không hứng thú với các hình ảnh đƣợc sử dụng trong tài liệu truyền thông. Điều này phần nào là hệ quả của việc sử dụng kênh hình chƣa hợp lý, nhƣ bày tỏ của một ngƣời dân:
“Hình thì cũng thích xem vì cũng không phải đọc, nhƣng mấy cái hình này mình cũng không thích. Nó là ngƣời keo mà (ý nói hình ảnh vẽ cuộc sống của ngƣời Kinh)”.
(Phỏng vấn sâu, ngƣời dân địa phƣơng, MS 27-LB, nữ, dân tộc Tày, 29 tuổi) Mâu thuẫn ở chỗ, đối tƣợng đích của hoạt động truyền thông là cộng đồng dân tộc thiểu số, nhƣng hình ảnh minh họa thì về sinh hoạt văn hóa của ngƣời Kinh. Điều này không tạo đƣợc hứng thú quan tâm từ phía ngƣời dân địa phƣơng và đƣơng nhiên mức độ tiếp nhận các thông tin truyền thông sẽ bị ảnh hƣởng đáng kể.