Nhận thức về HIV/AIDS trong so sánh tộc ngƣời

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 46 - 57)

3. Cấu trúc của luận văn

2.4. Nhận thức về HIV/AIDS trong so sánh tộc ngƣời

Trong phần tiếp theo đây, tôi sẽ đi vào so sánh giữa hai nhóm tộc ngƣời nghiên cứu là ngƣời Tày và Hmông để tìm ra những khác biệt trong suy nghĩ và nhận thức của họ về phòng chống HIV/AIDS.

Trƣớc hết cũng cần phải lƣớt qua về đặc điểm hai nhóm tộc ngƣời này trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Trong cơ cấu dân số toàn tỉnh, nếu không kể đến dân tộc Kinh (chiếm tỷ lệ lớn nhất với 334.993 ngƣời) thì dân tộc Tày là tộc ngƣời thiểu số có số dân đông nhất (185.464 ngƣời). Trong khi đó, dân tộc Hmông lại chiếm tỷ lệ

39

ít hơn rất nhiều với 16.974 ngƣời, chỉ gần bằng 1/10 số dân của tộc ngƣời Tày (GSO, 2010). Nhƣ vậy, xét về thành phần dân cƣ thì cộng đồng dân tộc Tày ƣu trội hơn nhiều lần so với dân tộc Hmông ở tỉnh. Tại hai địa điểm chọn mẫu (huyện Yên Sơn, huyện Lâm Bình), dân tộc Tày cũng hoàn toàn áp đảo ngƣời Hmông trong cơ cấu dân số địa phƣơng nghiêng về. Cụ thể, theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Yên Sơn và Ủy ban Nhân dân huyện Lâm Bình trong năm 2014, tại huyện Yên Sơn có 23.244 ngƣời Tày nhƣng chỉ có 7.568 ngƣời Hmông; tại huyện Lâm Bình có 19.333 ngƣời Tày nhƣng chỉ có 2063 ngƣời Hmông (xem số liệu chi tiết tại Bảng 2 và Bảng 3 trong phần Mở đầu).

Cùng với ƣu thế về dân số thì nhóm Tày cũng là cộng đồng có địa bàn tụ cƣ gần kề ngƣời Kinh. Họ thƣờng sinh sống tại các thôn, xã dƣới chân núi, dƣới ven đồi, gần ven suối hoặc gần các tuyến đƣờng giao thông chính, gần với thị tứ và các khu vực trung tâm huyện lỵ. Do đó dân tộc Tày có điều kiện thuận lợi hơn trong giao thƣơng với ngƣời Kinh. Trong khi đó, ngƣời Hmông lại thƣờng sinh sống ở những khu vực có địa hình cao, cách xa thị tứ và trung tâm huyện lỵ. Chỉ tính tỷ lệ số dân sinh sống ở thành thị với số dân sinh sống ở nông thôn của hai tộc ngƣời này chúng ta đã có thể thấy rõ điều đó. Cụ thể, cả tỉnh Tuyên Quang có 11.681 ngƣời Tày sinh sống ở thành thị chiếm 6,3% trong tổng số 18.5464 ngƣời Tày trên toàn tỉnh; trong khi chỉ có 118 ngƣời Hmông sinh sống ở thành thị chiếm 0,7% trong tổng số 16.974 ngƣời Hmông trên toàn tỉnh (GSO, 2010). Nhƣ vậy, có tới 99% ngƣời Hmông ở Tuyên Quang sinh sống tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Điều này khiến cho việc giao tác với các cộng đồng bên ngoài của ngƣời Hmông dƣờng nhƣ bị hạn chế hơn rất nhiều.

Với những đặc trƣng tộc ngƣời nêu trên, có thể dễ đƣa đến giả thuyết về tƣơng quan giữa trình độ phát triển kinh tế - xã hội của hai tộc ngƣời và sự tiếp nhận thông tin truyền thông phòng chống HIV/AIDS của họ. Chẳng hạn ngƣời ta có thể cho rằng tộc ngƣời chiếm ƣu thế về dân số cộng với trình độ kinh tế - xã hội phát triển hơn (trong luận văn này là trƣờng hợp ngƣời Tày) thì rất có thể sẽ nhận đƣợc nhiều cơ hội tiếp cận các kênh truyền thông, nguồn thông tin truyền thông phòng chống

40

HIV/AIDS, và đƣơng nhiên sẽ có nhận thức tốt về phòng chống HIV/AIDS. Còn tộc ngƣời yếu thế hơn trong luận văn này là trƣờng hợp ngƣời Hmông sẽ gặp nhiều thách thức trong việc tiếp cận các kênh truyền thông, nguồn thông tin truyền thông phòng chống HIV/AIDS, thì đƣơng nhiên sẽ có nhiều nhận thức chƣa đúng về phòng chống HIV/AIDS.

Thế nhƣng thông tin thực địa hé mở rằng những suy nghĩ, nhìn nhận sai lệch bộc lộ ở cả hai nhóm cộng đồng nghiên cứu Các dữ liệu định lƣợng sẽ góp phần minh họa rõ hơn thực tế này.

Bảng 7: Nhận thức về bản chất bệnh HIV/AIDS của dân tộc Tày và dân tộc Hmông

TT Cách hiểu về bản chất bệnh HIV/AIDS

Tỷ lệ trả lời phân theo tộc ngƣời (%) Tổng (%) Tộc ngƣời Tày Tộc ngƣời Hmông

1 Là suy giảm hệ miễn dịch gây ra các bệnh nhiễm trùng cơ hội

28,1 26,6 54,7 2 Là bệnh lao phổi 6,25 4,25 10,9 3 Là bệnh giang mai 7,9 9,4 17,3 4 Là bệnh ung thƣ 1,6 3,1 4,7 5 Là bệnh khác (xin ghi rõ) 6,2 6,2 12,4 Tổng 50 50 100

Bảng 7 cho thấy rằng tỷ lệ chênh lệch giữa ngƣời Tày và ngƣời Hmông xoay quanh nhận thức về bản chất HIV/AIDS hết sức nhỏ. Trong số gần 55% ngƣời dân trả lời HIV/AIDS là suy giảm hệ miễn dịch gây ra các bệnh nhiễm trùng cơ hội thì ngƣời Tày chiếm 28%, nhỉnh hơn không đáng kể so với mức 27% đáp viên Hmông. Nhƣng trong số gần 11% cho rằng HIV/AIDS là bệnh lao phổi thì tỷ lệ ngƣời Tày nhận thức sai lại cao hơn một chút so với ngƣời Hmông.

41

Có thể thấy rằng tỷ lệ trả lời chƣa chính xác ở ngƣời Tày và ngƣời Hmông quanh bản chất HIV/AIDS chênh lệch không đáng kể. Điều này cũng biểu hiện qua nội dung trả lời của ngƣời dân hai nhóm về con đƣờng lây truyền HIV.

Bảng 8: Nhận thức của ngƣời dân tộc Tày và dân tộc Hmông về các con đƣờng lây nhiễm HIV

STT Các trƣờng hợp có thể khiến chúng ta bị lây nhiễm HIV

Tỷ lệ trả lời phân theo tộc ngƣời (%) Tổng (%) Tộc ngƣời Tày Tộc ngƣời Hmông

Đúng Sai Đúng Sai

1 Quan hệ tình dục với ngƣời nhiễm HIV 50 0 50 0 100 2 Truyền máu/tiếp xúc vết thƣơng với máu

ngƣời nhiễm HIV

50 0 50 0 100

3 Ăn cơm chung với ngƣời nhiễm HIV 37,5 12,5 40,6 9,4 100

4 Hôn ngƣời nhiễm HIV 42,2 7,8 43,7 6,3 100

5 Cầm tay hay ôm ngƣời nhiễm HIV 29,7 20,3 31,2 18,8 100 6 Ngủ chung giƣờng với ngƣời nhiễm HIV 34,4 15,6 35,9 14,1 100 7 Nói chuyện với ngƣời nhiễm HIV 15,6 34,4 17,2 32,8 100 8 Dùng chung bơm kim tiêm với ngƣời

nhiễm HIV

50 0 50 0 100

9 Dùng chung cốc uống nƣớc với ngƣời nhiễm HIV

38,1 11,9 43,1 6,9 100

10 Bị muỗi đốt 50 0 50 0 100

11 Mẹ nhiễm HIV lây truyền sang con khi sinh 50 0 50 0 100 12 Mua đồ của ngƣời nhiễm HIV bán 18,8 31,2 20,3 29,7 100

Bảng 8 trên cho thấy tỷ lệ nhận thức về con đƣờng lây truyền HIV/AIDS của ngƣời dân tộc Tày và dân tộc Hmông chênh lệch không nhiều. Về nội dung bốn con đƣờng lây truyền HIV chủ yếu (truyền dẫn máu, truyền dẫn tinh dịch/dịch âm đạo, tiền phóng tinh, lây truyền chu sinh) thì tất cả đáp viên ngƣời Tày và ngƣời Hmông đều lựa chọn đáp án đúng. Ở một số phƣơng án trả lời khác, ngƣời Hmông có vẻ trả

42

lời nhiều câu chƣa đúng hơn so với ngƣời Tày. Tuy nhiên, sự chênh lệch tƣơng đối nhỏ. Tỷ lệ chênh lệch cao nhất (5%) thể hiện qua con số 38% ngƣời Tày đồng ý rằng dùng chung cốc uống nƣớc với ngƣời nhiễm HIV sẽ làm lây bệnh, trong khi có đến 43% đáp viên Hmông nhất trí. Có vẻ nhƣ tỷ lệ trả lời đúng ở ngƣời Tày nhỉnh hơn ngƣời Hmông một chút. Sự chênh lệch dƣờng nhƣ thể hiện rõ nét hơn trong phần trả lời về biện pháp phòng tránh lây truyền HIV/AIDS.

Bảng 9: Nhận thức của hai nhóm Tày và Hmông về các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV

STT Các cách để phòng tránh sự lây nhiễm HIV

Tỷ lệ trả lời phân theo tộc ngƣời (%) Tổng (%) Tộc ngƣời Tày Tộc ngƣời Hmông

Đúng Sai Đúng Sai

1 Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục 50 0 50 0 100

2 Không dùng chung bơm kim tiêm 50 0 50 0 100

3 Mắc màn trƣớc khi đi ngủ 50 0 50 0 100

4 Không nói chuyện với ngƣời có HIV 46,9 3,1 31,2 18,8 100 5 Không dùng chung bát đũa/cốc chén

với ngƣời có HIV

46,9 3,1 29,7 20,3 100

6 Không ăn uống cùng ngƣời có HIV 48,4 1,5 37,5 12,6 100 7 Không cầm tay, ôm, hôn ngƣời có HIV 48,4 1,5 45,35 4,75 100 8 Không mua đồ của ngƣời có HIV bán 45,3 4,75 42,2 7,75 100 9 Tránh ở cùng ngƣời có HIV tại bất kỳ

nơi nào

46,9 3,15 42,2 7,75 100

Quan sát bảng 9 ở trên, chúng ta thấy ngƣời dân ở cả hai nhóm dƣờng nhƣ nhận thức về con đƣờng lây truyền đúng nhƣng lại lựa chọn biện pháp phòng tránh sai. Nhƣ đề cập ở phần trên, từ nỗi sợ mơ hồ về HIV/AIDS, ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng lựa chọn mọi cách để hạn chế tối đa sự tiếp cận với ngƣời có HIV/AIDS, kể cả trong trƣờng hợp không thể bị lây nhiễm. Đáng chú ý là tỷ lệ nhận

43

thức đúng về con đƣờng lây truyền HIV/AIDS ở nhóm đáp viên ngƣời Tày cao hơn so với ngƣời Hmông, nhƣng khi họ lựa chọn biện pháp phòng tránh lây bệnh thì lại có tỷ lệ sai nhiều hơn các đáp viên Hmông. Đối chiếu với bảng 8 chúng ta thấy có khoảng 16% ngƣời Tày cho rằng nói chuyện với ngƣời có HIV sẽ làm lây bệnh, nhƣng lại có tới gần 47% đáp viên Tày lựa chọn phƣơng án không nói chuyện với ngƣời có HIV để phòng tránh lây bệnh (bảng 9). Tƣơng tự, có độ 19% ngƣời Tày đồng ý rằng mua đồ của ngƣời có HIV bán thì sẽ làm lây bệnh, nhƣng phải đến 45% ngƣời Tày lựa chọn phƣơng án không mua đồ của ngƣời có HIV bán để phòng tránh lây bệnh. Ở phần trả lời của ngƣời Hmông cũng bộc lộ tỷ lệ trả lời mâu thuẫn giữa nhận thức và thực hành nhƣng thấp hơn so với ngƣời Tày.

Có vẻ nhƣ không có cách biệt đáng kể trong nhận thức và thực hành của hai nhóm tộc ngƣời xoay quanh vấn đề phòng chống HIV/AIDS.

Nhận thức tộc ngƣời trong tƣơng quan với địa bàn sinh tụ

Thông tin định tính từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung lại hé mở thêm rằng những ý kiến sai về bản chất bệnh chỉ biểu hiện ở cộng đồng dân tộc thiểu số thuộc huyện Lâm Bình – huyện cách xa trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng 100km và cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng hơn 100km đƣờng bộ. Các ý kiến cho rằng HIV/AIDS là (1) bệnh về da nguy hiểm, (2) bệnh kim la, (3) bệnh ho ác, (4) bệnh ghẻ lở, (5) bệnh lao phổi, (6) bệnh giang mai đều đƣợc đƣa ra trong các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung với ngƣời dân huyện Lâm Bình. Trong các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung tại huyện Yên Sơn chỉ thấy xuất hiện một ý kiến hiểu sai về bản chất HIV/AIDS khi xem HIV/AIDS là bệnh ung thƣ. Tuy nhiên, những ý kiến trả lời sai về con đƣờng lây truyền và biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS vẫn thể hiện nhiều hơn ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Lâm Bình. Dƣờng nhƣ cộng đồng dân tộc thiểu số ở huyện Lâm Bình có sự khó khăn hơn trong tiếp cận thông tin truyền thông; vì vậy mà kiến thức về phòng chống HIV/AIDS chƣa đƣợc tốt nhƣ cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Yên Sơn. Số liệu từ điều tra bảng hỏi càng củng cố thêm luận điểm trên.

44

Bảng 10: Nhận thức của cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Yên Sơn và huyện Lâm Bình về bản chất HIV/AIDS

STT Cách hiểu về bản chất bệnh HIV/AIDS

Tỷ lệ trả lời phân theo địa bàn sinh sống (%) Tổng (%) Huyện Lâm Bình Huyện Yên Sơn

1 Là suy giảm hệ miễn dịch gây ra các bệnh nhiễm trùng cơ hội

12,5 42,2 54,7 2 Là bệnh lao phổi 9,4 1,5 10,9 3 Là bệnh giang mai 14,1 3,2 17,3 4 Là bệnh ung thƣ 3,2 1,5 4,7 5 Là bệnh khác (xin ghi rõ) 10,9 1,5 12,4 Tổng 50 50 100

Từ bảng 10, chúng ta có thể thấy tỷ lệ trả lời đúng của nhóm ngƣời dân huyện Lâm Bình thấp hơn hẳn so với huyện Yên Sơn. Đối với phƣơng án cho rằng HIV/AIDS là suy giảm hệ miễn dịch gây ra các bệnh nhiễm trùng cơ hội thì có khoảng 12% ngƣời dân huyện Lâm Bình trả lời đúng, trong khi tỷ lệ trả lời đúng ở các đáp viên huyện Yên Sơn là 42%. Ở các phƣơng án trả lời khác về bản chất HIV/AIDS, các đáp viên huyện Lâm Bình lại có tỷ lệ trả lời sai cao hơn hẳn so với huyện Yên Sơn. Chẳng hạn chỉ có 3,2% đáp viên dân tộc thiểu số huyện Yên Sơn cho rằng HIV/AIDS là bệnh giang mai, thì tỷ lệ ở huyện Lâm Bình lên tới 14%.

45

Bảng 11: Nhận thức của cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Yên Sơn và huyện Lâm Bình về các con đƣờng lây nhiễm HIV

TT Các trƣờng hợp có thể khiến chúng ta bị lây nhiễm HIV

Tỷ lệ trả lời phân theo địa bàn sinh sống (%)

Tổng (%) Huyện Lâm Bình Huyện Yên Sơn

Đúng Sai Đúng Sai

1 Quan hệ tình dục với ngƣời nhiễm HIV 50 0 50 0 100 2 Truyền máu/tiếp xúc vết thƣơng với

máu ngƣời nhiễm HIV

50 0 50 0 100

3 Ăn cơm chung với ngƣời nhiễm HIV 46,9 3,1 31,2 18,8 100

4 Hôn ngƣời nhiễm HIV 48,4 1,5 37,5 12,6 100

5 Cầm tay hay ôm ngƣời nhiễm HIV 45,3 4,7 15,6 34,4 100 6 Ngủ chung giƣờng với ngƣời nhiễm

HIV

48,4 1,5 21,9 28,2 100

7 Nói chuyện với ngƣời nhiễm HIV 31,3 18,8 1,5 48,4 100 8 Dùng chung bơm kim tiêm với ngƣời

nhiễm HIV

50 0 50 0 100

9 Dùng chung cốc uống nƣớc với ngƣời nhiễm HIV

46,9 3,1 34,3 15,7 100

10 Bị muỗi đốt 50 0 50 0 100

11 Mẹ nhiễm HIV lây truyền sang con khi sinh

50 0 50 0 100

12 Mua đồ của ngƣời nhiễm HIV bán 32,8 17,2 6,3 43,7 100 Bảng 11 tiếp tục thể hiện rõ sự khác biệt trong nhận thức của ngƣời dân hai huyện về con đƣờng lây truyền HIV. Nếu không xét đến các câu hỏi có tỷ lệ trả lời bằng nhau, thì ở mỗi phƣơng án đƣa ra số ngƣời dân tộc thiểu số ở huyện Lâm Bình luôn có tỷ lệ trả lời sai cao hơn ở huyện Yên Sơn rất nhiều. Ví dụ nếu khoảng 19% ngƣời dân tộc thiểu số ở huyện Yên Sơn hiểu rằng ăn cơm chung với ngƣời có HIV không thể làm lây bệnh thì con số đáp viên nhất trí với suy nghĩ đó ở huyện Lâm

46

Bình chỉ chiếm 3%. Tƣơng tự, nếu có tới 31% ngƣời dân tộc thiểu số huyện Lâm Bình cho rằng nói chuyện với ngƣời nhiễm HIV cũng có thể làm lây bệnh, thì tỷ lệ chọn phƣơng án trả lời đó ở huyện Yên Sơn là 1,5%.

So sánh số lƣợng trả lời ở mỗi phƣơng án trong bảng 11 về con đƣờng lây truyền HIV thì đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Yên Sơn luôn có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn huyện Lâm Bình rất nhiều. Những số liệu này tiếp tục khẳng định chắc chắn hơn nữa về sự tồn tại của mối quan hệ giữa địa bàn sinh sống với việc tiếp nhận kiến thức truyền thông phòng chống HIV/AIDS của ngƣời dân tộc thiểu số hai huyện. Rõ ràng có sự cách biệt đáng kể trong nhận thức ngƣời dân tại hai địa phƣơng về bản chất HIV/AIDS. Dữ liệu định lƣợng này cho thấy mối liên hệ giữa cách biệt địa lý nơi sinh tụ và mức độ tiếp nhận kiến thức truyền thông của ngƣời dân hai huyện nghiên cứu.

Thế nhƣng yếu tố cách biệt địa lý này có vẻ lại không thể hiện rõ nét trong suy nghĩ và lựa chọn của ngƣời dân hai huyện về biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV:

Bảng 12: Nhận thức của ngƣời dân tộc thiểu số về các biện pháp phòng tránh lây truyền HIV phân theo huyện

STT Các cách để phòng tránh sự lây nhiễm HIV

Tỷ lệ trả lời phân theo địa bàn

sinh sống (%) Tổng (%) Huyện Lâm Bình Huyện Yên Sơn

Đúng Sai Đúng Sai

1 Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục 50 0 50 0 100

2 Không dùng chung bơm kim tiêm 50 0 50 0 100

3 Mắc màn trƣớc khi đi ngủ 50 0 50 0 100

4 Không nói chuyện với ngƣời có HIV 40,6 9,4 37,5 12,5 100 5 Không dùng chung bát đũa/cốc chén với

ngƣời có HIV

42,1 7,8 34,5 15,6 100

6 Không ăn uống cùng ngƣời có HIV 43,75 6,25 42,15 7,85 100 7 Không cầm tay, ôm, hôn ngƣời có HIV 46,9 3,1 46,85 3,15 100 8 Không mua đồ của ngƣời có HIV bán 45,3 4,7 42,2 7,8 100 9 Tránh ở cùng ngƣời có HIV tại bất kỳ

nơi nào

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)