Đánh giá hậu truyền thông bị “bỏ ngỏ”

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 63 - 65)

3. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Đánh giá hậu truyền thông bị “bỏ ngỏ”

Theo dõi sơ đồ 1 trong chƣơng 1 của luận văn này, chúng ta có thể thấy rằng trong mô hình truyền thông mà Claude Shannon đƣa ra, không thể thiếu yếu tố E (Effect) là hiệu quả truyền thông và F (Feedback) là sự phản hồi hoạt động truyền thông. Tuy nhiên, thực tế công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS ở tỉnh Tuyên Quang lại chƣa chú trọng đến hai yếu tố này. Hay nói cách khác là hai yếu tố E và F vẫn còn vắng bóng trong quy trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang.

Dựa vào các văn bản thứ cấp thu thập đƣợc, tôi nhận thấy chƣa có bất kỳ một hoạt động nào đƣợc cán bộ truyền thông cũng nhƣ đơn vị truyền thông tại địa phƣơng triển khai để đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng. Mục đích truyền thông là để thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phƣơng, nhƣng trƣớc khi thực hiện truyền thông và sau khi thực hiện truyền thông lại không có đánh giá hiệu quả xem có sự thay đổi không, và nếu có thì sự thay đổi đó là tích cực hay tiêu cực.

Tại địa phƣơng, các đơn vị hữu quan thƣờng có các báo cáo kết quả triển khai theo từng tháng của hoạt động phòng chống HIV/AIDS nói chung, và nội dung tuyên truyền là một trong những nội dung chủ đạo. Rà soát các báo cáo này tôi thấy thiếu vắng sự đánh giá kết quả truyền thông sau mỗi lần hay mỗi buổi truyền thông

56

cụ thể, thay vào đó chỉ là các báo cáo theo từng tháng thực hiện truyền thông. Vì rằng kế hoạch phòng chống HIV/ADIS (trong đó có nội dung truyền thông) đƣợc triển khai theo từng tháng. Mỗi một tháng lại có từng chủ điểm khác nhau. Ví dụ nhƣ “Hƣớng tới không còn trẻ em lây truyền HIV từ mẹ”, hay “Hƣớng tới không kỳ thị và phân biệt đối xử với ngƣời có HIV/AIDS”.

Phản hồi từ cán bộ truyền thông minh họa thực tiễn tại địa phƣơng:

“- Sau các buổi truyền thông thì bọn anh không có đánh giá gì cả đâu. Thƣờng thì bọn anh truyền thông theo đợt là từng tháng một. Mỗi tháng là một chủ điểm, một kế hoạch truyền thông lớn.

- Vậy tức là bên mình đánh giá hoạt động truyền thông theo từng tháng ạ? - Đúng rồi. Vì tổ chức kế hoạch là theo tháng mà. Mỗi tháng là một chủ điểm. Cuối mỗi tháng thì có đánh giá. Nói chính xác thì là làm báo cáo kết quả triển khai để còn lƣu và gửi báo cáo cho tuyến trên.

- Mình đánh giá và báo cáo những nội dung gì trong hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS vậy anh?

- Bọn anh tổng kết xem truyền thông đƣợc bao nhiêu buổi; số lƣợng các băng rôn, khẩu hiệu với áp phích mà mình đã treo; số lƣợng các tờ gấp bƣớm, tài liệu phát tay cho ngƣời dân; với số lƣợng ngƣời dân tham gia các buổi tuyên truyền nữa. Thế thôi. Ngoài ra thì trong báo cáo còn tổng kết công tác tham mƣu chỉ đạo, công tác chuyên môn, công tác giám sát, các hạn chế với khuyến nghị”.

(Phỏng vấn sâu, cán bộ truyền thông, MS 14- TX, nam, 37 tuổi) Nhƣ vậy, xét trong trƣờng hợp báo cáo triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở tỉnh Tuyên Quang nói trên thì mới chỉ dừng lại ở việc mô tả kết quả các hoạt động mình đã làm đƣợc với những số liệu thô đơn giản nhƣ số buổi tuyên truyền, số ngƣời tham gia, số tài liệu đƣợc phát ra… Đó chƣa phải là báo cáo về mức độ hiệu quả truyền thông. Bởi lẽ báo cáo hiệu quả truyền thông phải dựa trên sự đánh giá về thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của đối tƣợng mục tiêu trƣớc và sau khi truyền thông. Từ sự đánh giá về thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi thì

57

chúng ta mới có cơ sở để đo lƣờng đƣợc rằng hoạt động truyền thông có thực sự hiệu quả hay không. Việc cán bộ truyền thông đã thực hiện bao nhiêu cuộc tuyên truyền, phát đƣợc bao nhiêu tài liệu phát tay, thu hút đƣợc bao nhiêu ngƣời tham gia… không phải là cơ sở khoa học để có thể kết luận về tính hiệu quả của chƣơng trình truyền thông.

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)