Sơ lƣợc về tình hình truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Tuyên

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 36 - 40)

3. Cấu trúc của luận văn

1.4.Sơ lƣợc về tình hình truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Tuyên

1.4. Sơ lƣợc về tình hình truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang

Theo báo cáo quý I năm 2014 của Bộ Y tế, số trƣờng hợp nhiễm HIV mới đƣợc phát hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tăng 137% so với cùng kỳ năm trƣớc (2013). Với đặc trƣng kinh tế nông – lâm nghiệp chiếm ƣu thế, trình độ phát triển kinh tế - xã hội chƣa cao, Tuyên Quang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý, kiểm soát cũng nhƣ phòng chống sự lây lan của dịch bệnh HIV/AIDS. Theo nghiên cứu của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), thì chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Tuyên Quang trong năm 2013 xếp thứ 63/63 (đứng ở vị trí thấp nhất trên cả nƣớc). Với điều kiện phát triển kinh tế nhƣ vậy, tỉnh Tuyên Quang đã, đang và sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn lực tài chính để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh HIV/AIDS. Đặc biệt, sự phát triển xã hội – giáo dục của tỉnh Tuyên Quang cũng chƣa cao. Theo Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 thì Tuyên Quang vẫn chƣa hoàn thành phổ cập giáo dục với tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi đi học và ngƣời từ 15 tuổi trở lên không biết đọc biết viết còn cao (gần 50.000 ngƣời) (GS0, 2010). Vì vậy mà tỉnh Tuyên Quang cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn nhân lực trình độ cao trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Đặc biệt là công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS sẽ gặp rào cản lớn do sự đa dạng về văn hóa, tộc ngƣời và trình độ dân trí còn tƣơng đối thấp.

Để nâng cao nhận thức cho nhân dân về công tác phòng chống HIV/AIDS, thời gian qua các cấp, các ngành, các tổ chức hội, đoàn thể tỉnh Tuyên Quang đã chủ động triển khai các chƣơng trình phòng chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cƣ. Đặc biệt là thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện “Chiến lƣợc Quốc gia phòng chống HIV/AIDS”.

29

Đơn vị chuyên trách

Ở tuyến tỉnh, đơn vị phụ trách chính trong công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS là Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS (đƣợc thành lập vào năm 2006) và Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe tỉnh Tuyên Quang (đƣợc thành lập vào năm 2003). Nhận các thông tin chỉ đạo từ Cục Phòng chống HIV/AIDS – VAAC (Bộ Y tế Việt Nam), hai trung tâm nói trên sẽ soạn các kế hoạch hành động, và chuyển tới các đơn vị trong tỉnh, các đơn vị tuyến huyện để chỉ đạo thực hiện về các đơn vị thôn/xã. Ngoài hai trung tâm này còn có các đơn vị quan trọng khác trong tỉnh cùng phối hợp để thực hiện công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS: Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội. Ở tuyến huyện, nhiều đơn vị thuộc các ban/ngành khác nhau cùng phối hợp truyền thông phòng chống HIV/AIDS: Trung tâm Y tế huyện, Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Phòng Dân tộc, Phòng Văn hóa và Thông tin, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Huyện đoàn. Ở tuyến xã/thôn, công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS chủ yếu đƣợc thực hiện bởi cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ y tế xã/thôn.

Các hình thức truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong tỉnh Tuyên Quang

Ngoài các hình thức truyền thông mang tính truyền thống, thì các đơn vị có trách nhiệm thực hiện công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS của tỉnh Tuyên Quang đã cố gắng để đa dạng hóa và hiện đại hóa các hình thức truyền thông, nhằm đảm bảo các thông điệp đƣợc chuyển tới ngƣời dân. Có thể kể ra ba hình thức truyền thông phòng chống HIV/AIDS phổ biến nhất ở tỉnh Tuyên Quang bao gồm: (1) Truyền thông qua đài truyền hình, đài phát thanh và báo chí, (2) truyền thông qua các dạng tài liệu phát tay, tờ rơi, pano, áp phích, (3) truyền thông qua mít tinh, diễu hành quần chúng và nói chuyện chuyên đề.

Đối với hình thức truyền thông qua đài truyền hình, đài phát thanh và báo chí thì mỗi tháng, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe tỉnh Tuyên Quang đều có sự phối hợp với Đài Phát thanh và

30

Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang mở các chuyên mục về y tế - sức khỏe nhằm phổ biến kiến thức về sức khỏe nói chung và phòng chống HIV/AIDS nói riêng. Hai trung tâm cũng phối hợp với các ngành chức năng hữu quan tổ chức tuyên truyền theo từng chủ đề giúp ngƣời dân hiểu biết hơn về HIV/AIDS, những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời: Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, quan hệ tình dục an toàn… Bằng sự hỗ trợ của kỹ thuật nhƣ âm thanh, ánh sáng, điện ảnh, âm nhạc… hình thức truyền thông qua đài truyền hình, đài phát thanh và báo chí đạt đƣợc hiệu quả tƣơng đối tốt. Nhƣng không phải hộ gia đình nào cũng có tivi, đài thu thanh, hoặc báo để xem/nghe/đọc, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa. Hệ thống loa phát thanh chƣa đƣợc trang bị toàn diện ở các thôn/xã. Thƣờng chỉ có một loa phát thanh cỡ lớn đặt ở trụ sở của mỗi xã. Và chỉ một số lƣợng ít thôn mới có loa phát thanh riêng. Kể cả trong trƣờng hợp có loa phát thanh riêng ở thôn thì cũng không đủ để bao phủ thông tin truyền thông tới mọi ngƣời. Vì vậy mà đây là kênh truyền thông còn chƣa hữu dụng tại các thôn, xã khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Đối với hình thức truyền thông qua các dạng tài liệu phát tay, tờ rơi, pano, áp phích thì Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe cùng Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS là nơi xuất bản các bản tin kiến thức y tế - sức khỏe theo từng quý cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe nói chung và dịch bệnh HIV/AIDS nói riêng. Đồng thời phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội xuất bản các tờ rơi, tài liệu phát tay, pano, áp phích, sách mỏng… về kiến thức phòng chống HIV/AIDS để chuyển về các tuyến dƣới nhằm truyền thông tới ngƣời dân. Phòng Văn hóa – Thông tin huyện thƣờng sẽ là đơn vị sẽ nhận thông tin từ Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS để thiết kế các cụm pano, khẩu hiệu, băng rôn treo tại các địa điểm công cộng có đông ngƣời qua lại nhƣ các trục đƣờng giao thông chính, cửa ngõ thành phố, xã phƣờng…

Hình thức truyền thông qua mít tinh, diễu hành quần chúng và nói chuyện chuyên đề cũng đƣợc áp dụng thƣờng xuyên. Mỗi sự kiện thƣờng có mời những tấm gƣơng tiêu biểu trong phong trào phòng chống HIV/AIDS để giao lƣu với ngƣời

31

nghe nhằm tăng tính tƣơng tác. Điển hình là các chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS ở tỉnh Tuyên Quang thƣờng mời chị Phạm Thị Huệ - Ngƣời đƣợc tạp chí TIME của Mỹ bầu chọn là “Anh hùng châu Á” trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS toàn cầu (2004). Mặc dù có tác động mạnh đến đối tƣợng truyền thông dựa trên sự tƣơng tác trực tiếp, nhƣng điểm hạn chế lớn của hình thức truyền thông này là chỉ đƣợc tổ chức tập trung ở các trung tâm thị trấn huyện, thành phố. Vì vậy mà đối tƣợng nhận thông tin truyền thông sẽ chỉ bó hẹp ở phạm vi của thị trấn huyện và thành phố đó, sức lan tỏa của thông điệp truyền thông không cao.

Nhìn chung, công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Tuyên Quang đƣợc thực hiện thƣờng xuyên theo từng tháng, từng quý trong năm. Trong đó, đơn vị chịu trách nhiệm chính là Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Tuyên Quang. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, hai trung tâm nói trên cùng các đơn vị hữu quan đã góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống dịch bệnh nói chung và HIV/AIDS nói riêng cho mỗi cá nhân, gia đình ngƣời dân. Tuy nhiên, trong điều kiện còn khó khăn về nhiều mặt, công tác truyền thông còn bị bỏ ngỏ ở nhiều nội dung, hoặc đã đƣợc thực hiện nhƣng chƣa triệt để. Điển hình là hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở các huyện, thôn, xã vùng sâu vùng xa còn cần đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa.

32

Chƣơng 2: NHẬN THỨC VỀ TRUYỀN THÔNG PHÕNG CHỐNG HIV/AIDS TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: GÓC NHÌN NGƢỜI DÂN

Chƣơng này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thu thập đƣợc từ các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn bảng hỏi có cấu trúc xoay quanh nhận thức và thái độ của ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng về hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS.

Nhƣ chúng ta đã biết, tính hiệu quả (hay sự tác động) của hoạt động truyền thông tới đối tƣợng truyền thông đƣợc thể hiện trƣớc tiên là thông qua việc thay đổi nhận thức của đối tƣợng truyền thông. Vì vậy mà tôi tập trung tìm hiểu nhận thức của ngƣời dân tộc thiểu số ở địa phƣơng về phòng chống HIV/AIDS, thông qua đó có thể hiểu rõ hơn về hiệu quả của hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại đây. Nói đến nhận thức của ngƣời dân trong việc phòng chống HIV/AIDS là nói đến những kiến thức của họ về bản chất bệnh, con đƣờng lây nhiễm bệnh cũng nhƣ kiến thức về các cách phòng bệnh lây nhiễm. Qua quá trình thực hiện 16 phỏng vấn sâu, 04 thảo luận nhóm tập trung, 64 phiếu trả lời bảng hỏi có cấu trúc trong nhóm ngƣời dân địa phƣơng, có thể thấy rằng cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang còn có nhiều nhận thức chƣa đúng về phòng chống HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 36 - 40)