II. Nhóm kĩ năng 64 51 55 42
1. Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CBG
3.2.1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ quản lý
3.2.1.1. Mục của giải pháp
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng khoá VIII đã khẳng định: "Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo
đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [15].
Chính vì vậy, công tác quy hoạch phát triển cán bộ quản lý có mục tiêu: - Giúp nhà quản lý chủ động trong công tác bổ nhiệm đội ngũ CBQL, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.
- Đề ra các tiêu chuẩn làm cơ sở quan trọng để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng đúng cán bộ; đồng thời cũng là đích để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện theo yêu cầu tiêu chuẩn đó. Thông qua các tiêu chuẩn để lựa chọn được đúng CBQL có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu được giao.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức của giải pháp
- Về xây dựng quy hoạch cán bộ
+ Trước hết phải có các căn cứ khoa học đúng đắn để xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý, phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ công chức và dự kiến đúng khả năng phát triển của đội ngũ này để xây dựng quy hoạch cán bộ.
+ Việc đánh giá đúng nhiệm vụ chính trị là rất cần thiết, trên cơ sở yêu cầu của nhiệm vụ chính trị sẽ đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Từ đó đánh giá đúng chất lượng cán bộ và khả năng phát triển của cán bộ là công việc rất quan trọng. Đánh giá chất lượng cán bộ phải bảo đảm tính khách quan, công tâm, biện chứng cả quá khứ, hiện tại và tương lai trên cơ sở khoa học và phải nhìn đúng thực trạng và khả năng phát triển lâu dài của từng cán bộ công chức. Đánh giá cán bộ phải hướng tới việc sử dụng và bồi dưỡng cán bộ, từ đó sẽ có quy hoạch và sắp xếp cán bộ hợp lý.
+ Khi tổ chức xây dựng cán bộ phải phối hợp giữa dự kiến cấp trên, sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, với đề xuất của các bộ phận cơ sở, của chính quyền và của các đoàn thể.
+ Phải có kế hoạch để làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, mỗi chức danh lãnh đạo phải đào tạo người kế cận để bồi dưỡng họ phát triển sớm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, Hội nghị TW 3 khoá VIII đã đề ra yêu cầu: "Cán bộ chủ trì phải điều hành thực hiện quy hoạch chung về công tác cán bộ, đồng thời trực tiếp bồi dưỡng người kế cận thay mình. Trong một năm, phải có ít nhất một lần kiểm điểm việc thực hiện quy hoạch của mình và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch của cấp dưới để kịp thời bổ sung, điều chỉnh".[15, Tr42].
- Vấn đề quy hoạch cán bộ là một vấn đề phức tạp. Vì vậy phải có phương pháp, cách tiến hành đúng đắn, khoa học, hợp lý. Khi xây dựng quy hoạch, nhiều trường hợp những thông tin về quy hoạch nếu cán bộ, viên chức biết sẽ dẫn đến bất lợi và gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch. Vì vậy, tuỳ điều kiện của đơn vị, có thể không nên công bố rộng rãi quy hoạch cán bộ.
- Về đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch
+ Quy hoạch cán bộ quản lý phải gắn chặt với việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Nếu chỉ có quy hoạch cán bộ mà không đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã quy hoạch thì dẫn đến tình trạng cán bộ khó trưởng thành, đội ngũ cán bộ sẽ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới và có thể dẫn đến tình trạng vừa thiếu vừa thừa cán bộ quản lý.
+ Công tác quy hoạch cán bộ thực chất là để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giúp họ trưởng thành nhanh chóng theo đúng yêu cầu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải có mục đích, mục tiêu cụ thể và yêu cầu nhiệm vụ rõ ràng. Việc đào tạo, bồi dưỡng chung chung không đáp ứng được yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ. Nếu chỉ có quy hoạch cán bộ mà không tổ chức tốt việc thực hiện quy hoạch cán bộ thì công tác quy hoạch cán bộ không có tác dụng.
- Việc xây dựng quy hoạch cán bộ chỉ là bước đầu, việc tổ chức bồi dưỡng đào tạo cán bộ mới là điều cơ bản về nhiều mặt: về kiến thức chuyên môn, về năng lực quản lý, lý luận chính trị. Cố gắng tránh việc bổ nhiệm xong mới đưa đi đào tạo. Tuy nhiên có những trường hợp, tuỳ điều kiện cụ thể của đơn vị và khả năng cán bộ, có thể bổ nhiệm ngay cán bộ, sau đó cho đi bồi dưỡng.
- Để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải giao việc từng bước để thử thách và giúp cán bộ trong quy hoạch ngày càng trưởng thành, nâng cao năng lực quản lý và thể hiện được tín nhiệm trong quần chúng.
- Việc bố trí sử dụng cán bộ viên chức đã quy hoạch.
+ Việc bố trí, sử dụng cán bộ công chức đã quy hoạch là khâu cuối cùng của quy hoạch cán bộ. Việc sử dụng cán bộ công chức đã quy hoạch phải bảo đảm đầy đủ các yêu cầu và theo đúng quy trình bổ nhiệm, trong thực tế, khâu này thường nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp.
+ Việc sắp xếp, bố trí cán bộ còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có phụ thuộc vào kết quả phấn đấu của cán bộ, công chức trong quy hoạch.
+ Nếu kết quả sắp xếp, bổ nhiệm theo đúng quy hoạch , khi sắp xếp bố trí cán bộ trong quy hoạch có nhiều phiếu tín nhiệm thấp và khác xa so với lúc làm quy hoạch thì phải tìm hiểu cho rõ nguyên nhân, đồng thời, người làm công tác quy hoạch cần phải nhìn nhận lại công tác quy hoạch cán bộ đã làm, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Định kỳ để kiểm tra, tổng kết và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ. Công tác kiểm tra tổng kết sẽ góp phần thúc đẩy việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Từ đó sẽ khắc phục được các thiếu sót để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ.
Như vậy, để làm tốt chiến lược về công tác cán bộ, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và xây dựng CBQL ở các trường THPT nói riêng, điều quan trọng là phải làm tốt bốn khâu trong công tác xây dựng và
thực hiện công tác quy hoạch cán bộ là: Xây dựng quy hoạch; đào tào, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch; Sử dụng cán bộ đã quy hoạch; Kiểm tra, tổng kết công tác quy hoạch cán bộ.