Mục đích, ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa (Trang 25 - 28)

trường trung học phổ thông

1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông trường trung học phổ thông

1.3.1.1. Mục đích

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý, Đảng và Nhà nước ta đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận cho đội ngũ này. Chính vì vậy, việc nhận thức và vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn ngày càng hiệu quả. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thích nghi hơn với cơ chế thị trường và tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm, việc hoạch định kế hoạch, khả năng cụ thể hóa đường lối, chủ trương. Tính chủ động, sáng tạo được phát huy. Bệnh kinh nghiệm, giáo điều, tính ỷ lại, thụ động từng bước được khắc phục.

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý yếu kém sẽ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo của thời kỳ mới cả trong lĩnh vực quản lý Nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ nhận thức đến lãnh đạo, tổ chức thực hiện mô hình phát triển cũng như bản lĩnh hội nhập và xử lý những tình huống phát sinh sẽ nhiều lúng túng.

1.3.1.2. Ý nghĩa

Ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,.

* Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức.

Phải làm cho mọi cán bộ, giáo viên nhận biết rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý trong giáo dục đào tạo; quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn của Đảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ đáp ứng những yêu cầu mới đang đặt ra của giáo dục THPT.

* Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT nhằm tiếp tục đổi

mới phương thức lãnh đạo quản lý trong giáo dục đào tạo.

Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức về công tác cán bộ. Bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế về sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức thành viên khác trong hệ thống quản lý nhà trường.

* Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT nhằm đổi mới tư duy,

cách làm, khắc phục có hiệu quả những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ, quản lý.

Cải thiện môi trường làm việc để tạo động lực cống hiến, phấn đấu vươn lên của cán bộ. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quản lý cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; hoàn thiện cơ chế, chính sách cán bộ. Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ; hoàn thiện cơ chế tuyển chọn cán bộ, công

chức; cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm và từ chức của cán bộ; cơ chế sàng lọc, thay thế những người kém phẩm chất và năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ; cơ chế tham gia giám sát cán bộ và công tác quản lý. Mở rộng quyền đề cử, tự ứng cử và giới thiệu phương án nhân sự để lựa chọn cán bộ quản lý nhà trường. kích thích sự phấn đấu vươn lên và góp phần thu hút người có đức, có tài vào bộ máy quản lý, ngành giáo dục.

* Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT nhằm tạo chuyển

biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, viên chức theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm sự đồng bộ, kế thừa và phát triển.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theo chức danh, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ giai đoạn mới. Củng cố, nâng cao chất lượng các Tổ bộ môn. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức. Nghiên cứu xây dựng chương trình về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, chủ động hội nhập trong giáo dục, đào tạo.

* Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT nhằm tăng cường

công tác giáo dục, quản lý cán bộ.

Công tác giáo dục, quản lý cán bộ phải gắn liền với công tác kiểm tra, giám sát cán bộ về chất lượng, hiệu quả công việc, về tư tưởng, lập trường, mối quan hệ xã hội của bản thân và gia đình. Hoàn thiện các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cấp quản lý, gắn xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ với thực hiện tốt việc tiếp tục học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh và công tác phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực trong ngành giáo dục.

* Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT nhằm đẩy mạnh

công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng bộ máy và con người làm công tác giáo dục, đào tạo.

Xây dựng chương trình, kế hoạch và lộ trình nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm; kiện toàn hệ thống tổ chức và con người. Chăm lo kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ; chống quan liêu, thiếu trung thực, khách quan và các biểu hiện tiêu cực trong quá trình công tác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w