II. Nhóm kĩ năng 64 51 55 42
1. Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CBG
3.2.3. Thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm CBQL các Tổ chuyên môn, thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại và chú ý công tác luân chuyển CBQL một
thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại và chú ý công tác luân chuyển CBQL một cách hợp lý
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lai CBQL nhằm tăng cường đội ngũ CBQL, là cơ hội để cán bộ, giáo viên thăng tiến đáp ứng yêu cầu của nhà trường và sự phát triển của cán bộ, giáo viên.
- Luân chuyển CBQL giúp nâng cao năng lực quản lý giáo dục; tạo cơ hội, môi trường mới phù hợp cho CBQL phát huy năng lực; thay đổi sắp xếp lai bộ máy quản lý cho phù hợp và hiệu quả hơn.
- Góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ, giáo viên đối với nhà trường. Khuyến khích được những người tốt, chọn lọc được cán bộ tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận.
3.2.3.2 Nội dung và cách thức của giải pháp
- Lựa chọn được những người xứng đáng: có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng với cương vị mới.
- Quán triệt chặt chẽ quan điểm tập trung dân chủ. Phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của tổ chức và nhu cầu công việc cần phải bổ nhiệm. Phải căn cứ vào tiêu chuẩn CBQL. Phải căn cứ vào thực tế phong trào của nhà trường.
+ Do yêu cầu, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể có thể bổ nhiệm tuần tự hoặc bổ nhiệm nhảy vọt, đột biến.
+ Trong công tác bổ nhiệm CBQL cần tránh những yếu tố tâm lý tác động như: chủ quan, phiến diện, vì thân quen, cảm tình cá nhân hoặc ích kỷ. Bác Hồ đã từng chỉ ra những thiếu sót cần tránh về tâm lý khi lựa chọn cán bộ: Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bạn bè,...cho họ là tin tưởng, chắc ăn hơn người khác. Ham dùng những kẻ nịnh hót mình, tránh những người chính trực. Ham dùng những người tính tình phù hợp với mình mà tránh những người không phù hợp với mình.
- Làm tốt công tác bổ nhiệm lại đối với CBQL có năng lực, miễn nhiệm nhưng cán bộ có năng lực yếu kém, hoặc không đủ điều kiện sức khỏe.
Trong nhà trường, nếu lãnh đạo nhà trường cứ giữ măi không thay đổi và năng lực quản lý yếu thì sẽ gây tác hại lớn và kìm hãm sự phát triển của nhà trường, đồng thời sẽ không kích thích được tính tích cực, năng động của CBQL. Chính vì vậy, cần thực hiện chế độ bổ nhiệm có kỳ hạn (5 năm bổ nhiệm lại một lần) để sàng lọc những CBQL không đủ phẩm chất và năng lực công tác và chú ý luân chuyển cán bộ một cách hợp lý qua các đơn vị khác trong trường.
+ Việc xem xét bổ nhiệm lại cần được khách quan, vô tư và căn cứ vào kết quả lãnh đạo đơn vị của công chức lãnh đạo.
+ Nếu CBQL trường học hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhà trường đạt nhiều thành tích thì có thể xem xét bổ nhiệm lại một nhiệm kỳ nữa.
+ Nếu CBQL có biểu hiện yếu kém, có nhiều dư luận không tốt về họ và không được quần chúng tín nhiệm thì cần phải tiến hành đầy đủ quy trình bổ nhiệm lại. Nếu kết quả của quy trình bổ nhiệm tốt thì sẽ bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm. Nếu kết quả của quy trình bổ nhiệm không tốt thì có thể miễn nhiệm công chức lãnh đạo trên.
+ Trong thời hạn đảm nhiệm chức vụ, người nào vì lý do sức khoẻ và hoàn cảnh cá nhân được từ chức, miễn chức, người nào không hoàn thành
nhiệm vụ, có sai phạm, uy tín giảm sút, thì tuỳ theo mức độ mà bị miễn chức hoặc cách chức kịp thời.
- Thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ:
+ Trong qua trình quản lý, nếu thấy CBQL mặc dù có năng lực nhưng không phát huy được ở vị trí hoặc ở đơn vị nào đó thì tiến hành luân chuyển đến vị trí mới, đơn vị mới phù hợp hơn, hoặc luân chuyển để phát triển lên vị trí cao hơn đối với CBQL có năng lực. Sau hai nhiệm kì (một nhiệm kì 5 năm) đối với cấp trưởng thì dứt khoát phải tiến hành luân chuyển.
+ Tuy nhiên do đặc thù của ngành GD&ĐT, việc luân chuyển cán bộ phải cân nhắc kỹ lưỡng và phải thận trọng.