Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa (Trang 85 - 89)

II. Nhóm kĩ năng 64 51 55 42

1. Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CBG

3.2.6. Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ ba BCH TW Đảng khoá VIII, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã nêu: "Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay là rất quan trọng, là cơ sở để xác định mục tiêu, phương hướng cho thời gian tới"[15, Tr25]

Đánh giá cán bộ là quá trình hình thành nhận định, những phán đoán về phẩm chất, nhân cách cán bộ, về kết quả công việc dựa trên sự phân tích các thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những thay đổi, điều chỉnh cán bộ tạo ra chất lượng hiệu quả cao.

Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Nghị quyết nêu rõ: “…Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở

trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước”.

Vì vậy việc đánh giá CBQL nhằm đạt được những mục tiêu sau:

- Trong quá trình quản lý, đánh giá CBQL là một khâu quan trọng nhằm xác định thực tế năng lực của CBQL.

- Đối với CBQL, nhân vật trung tâm của quá trình quản lý thì đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình quản lý phát triển không ngừng. Qua kết quả đánh giá, CBQL biết được mức độ đạt được của bản thân, để có phương pháp tự mình học tập, nâng cao trình độ quản lý, phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế, yêu kem trong công tác quản lý.

- Đối với giáo viên, cán bộ trong diện quy hoạch, đánh giá CBQL giúp họ nhận thấy để trở thành nhà quản lý cần phải có nhưng phẩm chất, năng lực và tiêu chuẩn gì, qua đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện mình về trình độ học mọi mặt để có thể tự tin trở thành nhưng CBQL trong tương lai.

- Đối cấp quản lý cấp trên, đánh giá CBQL là động lực để phát triển đội ngũ quản lý cấp dưới. Giúp đanh giá năng lục quản lý cấp dưới phục vụ cho công tác bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL.

3.2.6.2. Nội dung cách thức của giải pháp

Thường xuyên khảo sát, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ CBQL trường giáo dục đào tạo nói riêng là một công việc rất quan trọng để phát triển đội ngũ CBQL.

- Đánh giá CBQL để bố trí, sử dụng cán bộ.

+ Để đánh giá cán bộ, trước tiên phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ. Trong công tác cán bộ, vấn đề nổi lên hàng đầu là phải đánh giá đúng và bố trí, sử dụng đúng cán bộ.

+ Đánh giá và bố trí, sử dụng cán bộ là hai vế của một nội dung hết sức quan trọng trong công tác cán bộ, hai vế đó tạo nên một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ biện chứng với nhau, mặt này bổ sung cho mặt kia và ngược lại.

- Đánh giá CBQL để phát hiện, kích thích, động viên can bộ có tài: + Thường xuyên khảo sát, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ để phát hiện cán bộ tốt, cán bộ có tài, qua đó động viên khuyến khích, kích thích được mặt tích cực và hạn chế được mặt tiêu cực ở mỗi người.

+ Thường xuyên khảo sát, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ để bố trí, sử dụng đúng cán bộ, bổ nhiệm đề bạt CBQL mới tránh được những thiếu sót sai lầm.

- Có quan điểm đúng về đánh giá đội ngũ cán bộ: Khi đánh giá cán bộ phải căn cứ vào những chuẩn mực nhất định, đó chính là những tiêu chuẩn để căn cứ vào đó mà đánh giá cán bộ.

- Phải bảo đảm các nguyên tắc cán bộ: Nguyên tắc thống nhất giữa hoạt động và nhân cách; nguyên tắc toàn diện; nguyên tắc phát triển; nguyên tắc bảo đảm tính lịch sử.

- Phải phối hợp các phương pháp đánh giá trong đó chú trọng thông qua các hoạt động thực tiễn để đánh giá cán bộ.

+ Không thể đánh giá cán bộ một cách cảm tính chủ quan, có thể nghiên cứu hồ sơ cán bộ để được thông tin ban đầu, nhưng phải thông qua hoạt động thực tiễn để đánh giá, chỉ qua hoạt động thực tiễn mới có thể biết cán bộ có đạt được những tiêu chuẩn mà họ cần phải có hay không. Thông quan hoạt động thực tiễn, mới có thể phát hiện được người cán bộ nào có khả năng phát triển tốt, người cán bộ nào chậm lại, người nào cần thay thế, đồng thời mới thẩm định lại việc đánh giá cán bộ hiện tại là đúng hay sai để có biện pháp sửa chữa, điều chỉnh kịp thời.

+ Phải củng cố, kiện toàn, đổi mới và nâng cao chất lượng của những cơ quan và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác cán bộ.

- Đánh giá cán bộ phải công tâm; tránh chủ quan, cảm tính; đánh giá khách quan đúng người đúng việc, căn cứ vào hiệu quả công việc là chủ yếu.

+ Đây là một việc làm rất quan trọng để nâng cao chất lượng của công tác đánh giá cán bộ. Trước hết, những người trực tiếp làm công tác cán bộ phải nắm vững nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, đồng thời họ phải có tính khách quan, công tâm và trung thực. Nếu thiếu những đức tính đó thì hình ảnh người cán bộ qua lăng kính chủ quan của họ sẽ bị biến dạng, méo mó và không thể đánh giá đúng được đội ngũ cán bộ.

+ Khi đánh giá cán bộ, một mặt cần chú ý vào mặt tốt, mặt tích cực, sự đóng góp của cá nhân là chính, mặt khác cần tránh những sai lầm sau. Tránh đánh giá con người phiến diện, chủ quan, cảm tính, chỉ nhìn thấy mặt yếu của người khác.

+ Tránh chủ nghĩa cá nhân, bè phái "yêu nên tốt, ghét nên xấu"; Không nên máy móc, rập khuôn khi đánh giá cán bộ; phải khách quan đánh giá và dựa trên nguyên tắc: thiết thực, chuyên môn, dân chủ.

+ Công việc giao cho cán bộ như thế nào thì đánh giá hiệu quả của công việc đó. Mặt khác cần chú ý đánh giá sự đóng góp của cán bộ cho tập thể, cho xã hội, chứ không phải là số lượng công việc mà người đó thích làm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn cán bộ phải tránh căn bệnh chủ quan khi đánh giá con người:

“- Tự cao, tự đại.

- Ưa người ta nịnh mình.

- Do lòng yêu ghét của mình mà đối với người.

- Đem một khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác” [19].

Đánh giá cán bộ là một công việc quan trọng để phát triển đội ngũ CBQL, vì vậy công tác đánh giá phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ, đồng thời phải biết kết hợp đánh giá một cách đột xuất theo các yêu cầu cụ thể. Kết quả đánh giá phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ và làm cơ sở bố trí, sử dụng, bổ nhiệm CBQL. Sau khi đánh giá cán bộ cần thiết phải có kế hoạch, hướng sử dụng, hướng đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, đồng thời cũng phải có biện pháp tác động với cả người đạt hiệu quả cao và chưa đạt hiệu quả trong công tác.

Đánh giá đúng cán bộ là biện pháp quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CBQL trường học ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của sự nghiệp GD& ĐT.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w