Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa (Trang 89 - 92)

II. Nhóm kĩ năng 64 51 55 42

1. Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CBG

3.2.7. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra

3.2.7.1. Mục tiêu của giải pháp

Thanh tra kiểm tra có vai trò rất quan trọng trong quản lý giáo dục. Hệ thống giáo dục và thực tiễn quản lý đã khẳng định: đã lãnh đạo là phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo. Thanh tra, kiểm tra nhằm kiểm tra các quyết định được thực hiện như thế nào, phát hiện kịp thời những khuyết điểm yếu kém và nguyên nhân để kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm thực hiện kế hoạch đề ra.

- Cần chú ý hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đi liền với đánh giá. Thanh tra, kiểm tra nhằm chỉ ra những ưu khuyết điểm trong hoạt động GD&ĐT, trong hoạt động dạy và học, từ đó đưa ra những kinh nghiệm giúp cho CBQL có những quyết định đúng đắn, khách quan đảm bảo cho hệ thống quản lý vận hành đến mục tiêu.

- Thông qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý cấp trên có thể đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ CBQL để từ đó giúp cho quy trình bổ nhiệm lại CBQL được chính xác và khách quan hơn.

- Vì vậy, thanh tra, kiểm tra sẽ góp phần xây dựng đội ngũ CBQL nhà trường ngày càng tốt hơn.

3.2.7.2 Nội dung và cách thức của giải pháp

Thanh tra, kiểm tra có thể có các hình thức: - Thanh tra, kiểm tra thường xuyên:

Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra thể hiện tư tưởng chủ động nhất, nó gắn liền với các hoạt động của nhà trường. Phòng giáo vụ có kế hoạch thanh tra thường xuyên các Khoa đào tạo mỗi năm ít nhất 1 lần. Mỗi khi thanh tra phải thực hiện đúng qui trình: Quyết định thành lập đoàn thanh tra, nội dung thanh tra, thời gian thanh tra, các yêu cầu chuẩn bị của đơn vị cho đoàn thanh tra.

Các phòng ban phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên các hoạt động của đơn vị.

- Thanh tra, kiểm tra định kỳ:

Đây là hình thức thanh tra được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được xác định. Thanh tra, kiểm tra định kỳ thường được tiến hành theo các mốc của năm học như kết thúc mỗi học kỳ, kết thúc năm học.

- Thanh tra, kiểm tra bất thường:

Bên cạnh hai hình thức trên, thì cần phải có thanh tra, kiểm tra đột xuất, đây là hình thức rất cơ bản, quan trọng do yêu cầu đột xuất để đảm bảo tính khách quan hoặc do thực tế đòi hỏi.

Cần phải chú ý vận dụng linh hoạt ba hình thức thanh tra trên.

Để xây dựng phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Quảng Xương ngày càng được tốt hơn cần phải đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra.

Cụ thể phải :

+ Xây dựng tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong toàn đơn vị. + Củng cố kiện toàn bộ phận thanh tra nhân dân.

+ Nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực, phải gắn bó công tác này với việc đánh giá cá nhân, tổ chức, từ đó tạo cơ sở để làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật và bổ nhiệm CBQL.

+ Tiến hành thanh tra, kiểm tra phải bài bản, đồng thời phải bảo đảm tính trung thực, chính xác và hiệu quả.

+ Thanh tra, kiểm tra phải làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt là khi có những sai sót, khuyết điểm phải chỉ ra được người chịu trách nhiệm.

"…Trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.”[6]

+ Phải có hệ thống hồ sơ thanh tra, kiểm tra đầy đủ và làm tốt công tác lưu trữ các hồ sơ này.

- Bảo vệ chính trị nội bộ.

Bên cạnh công tác kiểm tra, đánh giá chúng ta phải chú trọng đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Hiện nay, đại đa số cán bộ, Đảng viên có lập trường chính trị vững vàng, có tinh thần cảnh giác, kiên quyết bảo vệ Đảng và bảo vệ chế độ. Nhưng bên cạnh đó, trước sự tác động bởi "mặt trái" của cơ chế thị trường một bộ phận cán bộ, đảng viên không giữ được phẩm chất đạo đức, sống buông thả, chạy theo đồng tiền, tư tưởng không ổn định...Trước tình hình đó Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Nghị quyết nêu rõ:

“…Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w