THPT Bán công Đặng Thai Mai). Nhiệm vụ trọng tâm của trường là tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho Cấp 3. Năm 2010 trường được chuyển sang mô hình trường công lập và đổi tên thành trường THPT Đặng Thai Mai.
Sau mười hai năm xây dựng và phát triển, trường đã lớn mạnh về mọi mặt, thu hút HS các xã phía Nam huyện Quảng Xương
Quy mô đào tạo của trường tăng lên hàng năm, năm học 1988- 1989 Trường có 9 lớp với 450 học sinh, hiện nay trường có 28 lớp với 1260 học sinh. Tính đến nay trường đã đào tạo được 11 khoá học sinh tốt nghiêp THPT với hơn 4 ngàn học sinh.
Trong những năm gần đây đặc biệt là khi chuyển thành mô hình trường công lập trường có chất lương giáo dục đào tạo ngày một phát triển. Hiện nay đang tăng cường xây dựng CSVC, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tiến tới việc xây dựng trường đạt Chuẩn Quốc gia vào năm 2020.
2.1.2. Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn các trường trung học phổ thông huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
2.1.2.1. Vị trí
Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
2.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
“- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.
- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật. - Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. - Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”[18]