Phân tích sản lượng và doanh thu theo mặt hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ xe của chi nhánh vĩnh long, công ty cổ phần ôtô trường hải (Trang 57 - 69)

a. Phân tích sản lượng theo mặt hàng trong giai đoạn 2011 – 2013

Theo thống kê từ bảng số liệu, có thể thấy được rằng xe thương mại là dòng xe được tiêu thụ nhiều hơn xe du lịch là bởi vì đây là mặt hàng được xem là mặt hàng kinh doanh chủ lực của Chi nhánh. Mặc dù là vậy nhưng vẫn có sự thay đổi qua các năm. Chẳng hạn như:

 Đối với xe thương mại: năm 2011, sản lượng tiêu thụ là 253 chiếc xe chiếm 71,88% tổng số lượng xe tiêu thụ, tuy nhiên đến năm 2012 thì sản lượng giảm 8 chiếc xe tương ứng giảm 3,16% nhưng tỷ trọng lại tăng lên so với năm 2011 là 83,33%. Nguyên nhân là do tổng số lượng xe tiêu thụ của năm 2012 giảm đáng kể 58 chiếc xe so với năm 2011. Và tình hình này tiếp tục kéo dài đến năm 2013 giảm 14 chiếc xe tương đương giảm 5,71%, do đó, tỷ trọng trong tổng sản lượng cũng giảm theo còn 73,8%.

Riêng xe du lịch: vào năm 2011, sản lượng tiêu thụ là 99 chiếc xe chiếm 28,13% tổng số lượng xe tiêu thụ, tuy nhiên sang năm 2012 thì sản lượng giảm đáng kể 50 chiếc tương đương giảm 50,51%, vì vậy, tỷ trọng của xe du lịch cũng giảm còn 16,67%. Nguyên nhân là do kinh tế khó khăn nên người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, bên cạnh đó còn một nguyên nhân quan trọng khác là việc tăng lệ phí trước bạ lên từ 10% đến 20% và tăng phí cấp biển số xe theo nghị định 45/2011/NĐ-CP được ban hành vào ngày 17/06/2011 và có hiệu lực vào ngày 01/09/2011, thêm vào đó Bộ Giao thông vận tải còn đề xuất về phí lưu hành phương tiện cá nhân đối với ô tô từ 20 – 50 triệu đồng/năm. Chính những nguyên nhân trên đã tác động đến tâm lý người tiêu dùng, do đó, ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của xe du lịch nói riêng và các dòng xe nói chung. Hơn nữa, một nguyên nhân khác tồn tại là do vào thời điểm này nhân sự của bộ phận phụ trách dòng xe du lịch không đáp ứng đủ nên khó khăn trong vấn đề tìm khách hàng cho Chi nhánh. Tình hình sụt giảm số lượng không chỉ xảy ra đối với Chi nhánh mà hầu như là đối với ngành công nghiệp ô tô.

Theo Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang đối mặt với sự sụt giảm doanh số chưa từng có. Theo đó, doanh số trong 5 tháng đầu năm 2012 so với 2011 đã giảm 40%. Tuy nhiên, sang đến năm 2013, tình hình tiêu thụ xe du lịch đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại cụ thể là tăng 33 chiếc xe tương đương tăng 67,35%, do đó, tỷ trọng cũng tăng lên là 26,2%. Nguyên nhân của vấn đề này là do Chính phủ ban hành nghị định 23/2013/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 45/2011/NĐ-CP ngày 17/06/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ, theo đó, mức lệ phí đã giảm xuống còn 10% và không vượt qua 15% đối với lần đăng ký đầu và 2% đối với lần đăng ký thứ 2, chính vì vậy, gánh nặng tâm lý của người tiêu dùng về thuế được giảm bớt, nên thị trường ô tô đã được hồi phục dần.

Bảng 4.3: Sản lượng theo cơ cấu mặt hàng trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: chiếc xe Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Xe thương mại 253 71,88 245 83,33 231 73,80 (8) (3,16) (14) (5,71) Xe du lịch 99 28,13 49 16,67 82 26,20 (50) (50,51) 33 67,35 Tổng 352 100,00 294 100,00 313 100,00 (58) (16,48) 19 6,46

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Chi nhánh Vĩnh Long – Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải)

Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn sản lượng theo cơ cấu sản phẩm trong giai đoạn 2011 - 2013

Xe thương mại 72% Xe du lịch 28% 2011 Xe thương mại 83% Xe du lịch 17% 2012 Xe thương mại 74% Xe du lịch 26% 2013

b. Phân tích sản lượng theo mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Bảng 4.4: Sản lượng theo mặt hàng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 Đơn vị tính: chiếc xe Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệnh

Số lượng trọng (%) Tỷ Số lượng (%) Tỷ trọng Số lượng trọng(%) Tỷ

Xe thương mại 110 71,90 153 75,88 43 39,09

Xe du lịch 43 28,10 46 23,12 3 6,98

Tổng 153 100,00 199 100,00 46 30,07

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của CN Vĩnh Long – Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải)

Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn số lượng theo cơ cấu mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Nhận xét:

Tương tự như những năm trước, tình hình tiêu thụ xe thương mại luôn chiếm ưu thế và đạt tỷ trọng cao hơn so với xe du lịch vẫn được duy trì đến 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể như sau:

 Tổng sản lượng xe tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 là 153 chiếc xe và đã tăng lên 199 chiếc xe vào năm 2014, nghĩa là đã tăng 46 chiếc xe tương đương tăng 30,07%. Trong đó, xe thương mại có sản lượng tăng mạnh từ 110 chiếc xe vào 6 tháng đầu năm 2013 lên 153 chiếc xe vào 6 tháng đầu năm 2014 đồng nghĩa là đã tăng 43 chiếc xe tương ứng 39,09%, vì vậy tỷ trọng 6 tháng đầu năm 2014 cũng đã tăng lên là 75,88%, trong khi 6 tháng đầu năm 2013 là 71,9%.

 Cũng tương tự như xe thương mại, xe du lịch cũng có xu hướng tăng vào 6 tháng đầu năm 2014 là 46 chiếc xe, trong khi cùng kỳ năm trước là 43 chiếc xe, tương đương tăng 3 chiếc xe ứng với mức tăng 6,98%. Mặc dù, sản lượng xe tiêu thụ tăng nhưng tỷ trọng 6 tháng đầu năm 2014 lại giảm còn 23,12%, trong khi 6 tháng đầu năm 2013 là 28,1% là do sản lượng xe du lịch

Xe thương mại 72% Xe du lịch 28% 6 tháng đầu năm 2013 Xe thương mại 77% Xe du lịch 23% 6 tháng đầu năm 2014

tăng nhưng tổng sản lượng cũng tăng và tốc độ tăng của xe thương mại cao hơn nên tỷ trọng xe du lịch đã giảm.

Tóm lại, qua bảng thống kê số liệu qua các năm từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, có thể rút ra kết luận rằng xe thương mại là dòng xe chủ lực và là dòng xe luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70%.

c. Phân tích sản lượng xe tiêu thụ theo dòng xe giai đoạn năm 2011 - 2013.

Từ phân tích của phần trên, chúng ta có thể nhận thấy được rằng xe thương mại là loại xe chủ lực và được tiêu thụ nhiều nên đề tài sẽ phân tích xe thương mại theo dòng xe để xem có sự biến động như thế nào giữa các dòng xe, bên cạnh đó là do xe du lịch chỉ có hai dòng lớn là Kia và Mazda, tuy nhiên Mazda là dòng xe mới và chỉ mới được Chi nhánh đưa vào thị trường từ năm 2014 nên sản lượng tiêu thụ còn hạn chế. Vì vậy, từ năm 2011 đến năm 2013 xe du lịch chủ yếu được tiêu thụ là dòng Kia.

Xe thương mại được Chi nhánh chia thành ba loại xe là: xe tải, xe ben và xe bus. Trong đó, xe tải được chia thành ba loại nhỏ dựa vào tải trọng. Cụ thể như sau:

 Xe tải nhẹ có tải trọng từ 1 tấn đến dưới 2 tấn bao gồm các loại xe như: Thaco Towner (máy xăng), Thaco Kia (K2700, K3000), Thaco Frontier (125,140 – máy dầu).

 Xe tải trung có tải trọng từ 2 tấn đến 7 tấn gồm các loại như: Thaco Ollin, Thaco Huyndai HD65, HD72, HD550, HD750, Thaco Forland tải trọng từ 1,98 – 7 tấn.

 Xe tải nặng có tải trọng từ 8 tấn trở lên là: Thaco Auman và xe đầu kéo Thaco Auman.

Nhận xét:

Qua bảng số liệu thống kê từ năm 2011 đến năm 2013, có thể thấy được rằng xe tải là loại xe được tiêu thụ nhiều nhất qua các năm. Tuy nhiên, qua các năm có sự biến động về tỷ trọng của ba loại xe khác nhau. Chẳng hạn như:

 Xe tải: trong dòng xe này thì xe tải nhẹ chiếm ưu thế. Năm 2011 sản lượng tiêu thụ là 189 chiếc xe chiếm 74,7%, nhưng đến năm 2012 giảm còn 161 chiếc xe chiếm tỷ trọng 65,71%, nghĩa là đã giảm 28 chiếc xe tương ứng 14,81%. Sang đến năm 2013, sản lượng đã tăng lên là 167 chiếc xe chiếm tỷ trọng là 72,29%. Dòng xe tải nhẹ được ưa chuộng là vì phù hợp với đường xá nhỏ ở các địa phương, vận chuyển hàng hóa nhỏ lẻ, vật tư nông nghiệp, nông sản trong nội thành.

+ Bên cạnh xe tải nhỏ, xe tải trung cũng chiếm tỷ trọng cao trong dòng xe tải từ 43 chiếc xe năm 2011 chiếm 17% lên 52 chiếc xe chiếm tỷ trọng 21,22% năm 2012, như vậy là đã tăng 9 chiếc xe tương đương tăng 20,93%. Tuy nhiên đến năm 2013, sản lượng lại giảm chỉ còn 28 chiếc xe chiếm 12,12%, đồng nghĩa với việc đã giảm 24 chiếc xe tương ứng giảm 46,15%. Nguyên nhân là do thay vì phải mua xe có tải trọng trung giá cao, nên đa số khách hàng chọn mua tải nhẹ giá thấp và có thể ăn giang tải trọng, do đó, giảm được chi phí. Xe tải trung phù hợp để vận chuyển hàng hóa liên tỉnh.

+ Ngoài ra, xe tải nặng có xu hướng tăng qua ba năm từ năm 2011 là 3 chiếc xe chiếm 1,19% tăng đáng kể vào năm 2012 lên 6 chiếc xe làm tỷ trọng cũng tăng lên 2,45% và đây cũng là số lượng được tiêu thụ trong năm 2013 nhưng tỷ trọng lại cao hơn là do tổng số lượng xe được tiêu thụ đã giảm hơn so với năm 2012 là 14 chiếc xe tương đương 5,71%.

 Xe ben cũng có sự biến động tương tự như xe tải nặng. Vào năm 2011, số lượng là 15 chiếc xe chiếm 5,93%, đến năm 2012 số lượng tiêu thụ đã tăng lên 7 chiếc xe nên tỷ trọng cũng tăng lên là 8,98%. Tuy nhiên, sang đến năm 2013 thì số lượng tiêu thụ tiếp tục được duy trì là 22 chiếc xe nhưng tỷ trọng được nâng lên 9,52% là vì tổng số lượng xe tiêu thụ ở năm 2013 giảm hơn so với năm 2012. Xe ben thường được sử dụng để vận chuyển các loại vật liệu xây dựng vì sự tiện lợi, tải trọng lớn.

 Xe bus là xe có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Từ 3 chiếc xe năm 2011 chiếm 1,19% đã tăng lên 4 chiếc xe vào năm 2012 nên tỷ trọng tăng lên 1,63%. Sang đến năm 2013, số lượng xe bus tăng đáng kể lên 8 chiếc xe chiếm 3,46%, đồng nghĩa là đã tăng 100% so với năm 2012. Xe bus được tiêu thụ ít là vì số lượng khách hàng có nhu cầu mua loại xe này khá ít thường là những khách hàng kinh doanh xe hoặc hợp tác xã vận tải, bên cạnh đó là giá rất cao.

Nhìn chung, mặc dù có sự biến động về sản lượng tiêu thụ nhưng vẫn có thể rút ra kết luận rằng trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013 xe tải có trọng tải nhẹ chiếm tỷ trọng cao (luôn trên 65%), kế đến là xe có tải trọng trung và xe ben, đồng thời xe bus là dòng xe có tải trọng thấp nhất.

Bảng 4.5: Sản lượng xe tiêu thụ theo dòng xe thương mại năm 2011 - 2013. Đơn vị tính: chiếc xe Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Xe tải nhẹ 189 74,70 161 65,71 167 72,29 (28) (14,81) 6 3,73 Xe tải trung 43 17,00 52 21,22 28 12,12 9 20,93 (24) (46,15) Xe tải nặng 3 1,19 6 2,45 6 2,60 3 100,00 0 0,00 Xe ben 15 5,93 22 8,98 22 9,52 7 46,67 0 0,00 Xe bus 3 1,19 4 1,63 8 3,46 1 33,33 4 100,00 Tổng 253 100,00 245 100,00 231 100,00 (8) (3,16) (14) (5,71)

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Chi nhánh Vĩnh Long – Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải)

Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn sản lượng xe tiêu thụ theo dòng xe thương mại năm 2011 - 2013

Xe tải nhẹ 72,29 Xe tải trung 12,12 Xe tải nặng 2,60 Xe ben 9,52 Xe buýt 3,46 2013 Xe tải nhẹ 65,71 Xe tải trung 21,22 Xe tải nặng 2,45 Xe ben 8,98 Xe buýt 1,63 2012 Xe tải nhẹ 74,70 Xe tải trung 17,00 Xe tải nặng 1,19 Xe ben5,93 Xe buýt1,19 2011

d. Phân tích sản lượng xe tiêu thụ theo dòng xe trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Bảng 4.6: Sản lượng tiêu thụ theo dòng xe thương mại trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Đơn vị tính: chiếc xe Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệnh Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng trọng(%) Tỷ Xe tải nhẹ 84 76,36 95 62,09 11 13,10 Xe tải trung 10 9,09 29 18,95 19 190,00 Xe tải nặng 3 2,73 4 2,61 1 33,33 Xe ben 11 10,00 23 15,03 12 109,09 Xe bus 2 1,82 2 1,31 0 0,00 Tổng 110 100,00 153 100,00 43 39,09

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Chi nhánh Vĩnh Long – Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải)

Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn số lượng xe tiêu thụ theo dòng xe thương mại trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Nhận xét:

Thông qua bảng số liệu và đồ thị, có thể thấy được số lượng xe thương mại tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2013 là 43 chiếc xe tương đương tăng 39,09%. Do đó, sẽ có sự biến động giữa các dòng xe. Cụ thể như sau:

 Xe tải nhẹ có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 là 84 chiếc xe chiếm 76,36% lên 95 xe vào 6 tháng đầu năm 2014 chiếm 62,09%. Mặc dù số lượng tăng nhưng tỷ trọng lại giảm là do tốc độ tăng của xe tải nhẹ không cao so với tốc độ tăng của những dòng xe khác, chỉ tăng 11 xe tương ứng là 13,1%.

Xe tải nhẹ 62,09 Xe tải trung 18,95 Xe tải nặng 2,61 Xe ben 15,03 Xe buýt 1,31 6 tháng đầu năm 2014 Xe tải nhẹ 76,36 Xe tải trung 9,09 Xe tải nặng 2,73 Xe ben 10,00 Xe buýt 1,82 6 tháng đầu năm 2013

 Xe tải trung cũng có chiều hướng tăng như xe tải nhẹ và trong 6 tháng đầu năm 2013 là 10 chiếc xe chiếm 9,09% tăng lên 29 xe nên chiếm tỷ trọng là 18,95%, nghĩa là đã tăng lên 19 xe tương đương 190% - tốc độ tăng rất mạnh. Là do Tổng cục đường bộ Việt Nam ban hành chỉ thị số 1095/CT-TCĐBVN vào ngày 21/03/2014 về việc đồng loạt triển khai công tác kiểm tra tải trọng xe trên các quốc lộ trọng điểm hay còn được gọi là “chính sách cấm tải”. Vì vậy, buộc người tiêu dùng phải sử dụng xe có trọng tải đúng quy định để vận chuyển hàng hóa để không vi phạm chỉ thị này, do đó, khách hàng sẽ có hai phương án lựa chọn: một là chọn những xe có tải trọng trung để có thể dễ dàng vận chuyển hoặc là họ phải trang bị thêm các xe có tải trọng nhẹ để có thể đủ tải trọng vận chuyển đáp ứng nhu cầu của họ. Chính vì vậy, trong 6 tháng đầu năm 2014 đã có sự chuyển hướng tiêu thụ xe tải từ tải nhẹ sang tải trung và xu hướng này sẽ còn phát triển trong tương lai.

 Xe tải nặng cũng tăng vào 6 tháng đầu năm 2014 là 4 xe chiếm 2,61%, trong khi cùng kỳ năm trước là 3 xe chiếm 2,73%, nghĩa là đã tăng 1 xe tương đương tăng 33,33%. Trường hợp xe tải nặng cũng giống như xe tải nhẹ mặc dù số lượng tăng nhưng tỷ trọng giảm là do tốc độ tăng không cao.

 Xe ben là dòng xe có số lượng tăng khá đáng kể từ 11 chiếc xe (chiếm 10%) trong 6 tháng đầu năm 2013 lên 23 xe vào năm 2014 nên tỷ trọng đã tăng lên 15,03%, điều này đồng nghĩa là đã tăng 12 xe tương đương tăng 109,09%. Là do các công trình công được khởi động trở lại, nên nhu cầu xe ben vận chuyển vật liệu xây dựng tăng lên.

 Xe bus không hòa chung xu hướng với các dòng xe khác. Qua 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 số lượng tiêu thụ vẫn là 2 chiếc xe, do đó, tỷ trọng của dòng xe này thường thấp chỉ khoảng 1 – 2% là vì đặc thù của dòng xe như đã đề cập ở phần trên.

Tóm lại, có thể khái quát được tình hình tiêu thụ các dòng xe trong xe

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ xe của chi nhánh vĩnh long, công ty cổ phần ôtô trường hải (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)