PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ xe của chi nhánh vĩnh long, công ty cổ phần ôtô trường hải (Trang 30)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

• Số liệu được sử dụng là số liệu thứ cấp được thu thập vào giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 từ các bảng báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh do Chi nhánh cung cấp.

• Tham khảo tài liệu qua các sách, trang web, bài báo có liên quan đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.

• Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp còn được thu thập bằng hình thức trực tiếp hỏi các anh chị trong Chi nhánh về sự kiện, tình hình hoạt động nhằm đề xuất các giải pháp mang tính thực tế và phù hợp với Chi nhánh.

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo các phương pháp thống kê mô tả, so sánh.

2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tập hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin được thu thập. Thống kê

mô tả sử dụng các phương pháp lập bảng, biểu đồ và các phương pháp số nhằm tóm tắt dữ liệu nêu bật những thông tin cần tìm hiểu.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh (Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, 2014)

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc), nhằm xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Phương pháp này đơn giản nhưng phát huy được tính chính xác, khoa học và được sử dụng nhiều trong phân tích hoạt động kinh tế.

Sử dụng phương pháp này cần nắm vững 3 bước sau:

 Lựa chọn các tiêu chuẩn: kỳ được chọn làm cơ sở để so sánh gọi là kỳ gốc. Các kỳ gốc có thể là:

• Số liệu năm trước, kỳ trước: dùng để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu.

• Số liệu dự kiến (kế hoạch): nhằm đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

• Số liệu chỉ tiêu trung bình ngành: nhằm khẳng định vị thế của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp.

 Điều kiện so sánh:

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được so sánh phải đảm bảo tính thống nhất về thời gian và không gian.

• Về thời gian: các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian (cụ thể như năm, quý, tháng…) và phải đồng nhất cả ba mặt: phản ánh nội dung kinh tế, phương pháp tính toán, đơn vị đo lường.

• Về không gian: các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh.

 Cách thức so sánh:

-So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch, kết quả này phản ánh quy mô, khối lượng của các chỉ tiêu kinh tế.

Mức chênh lệch = Số kỳ thực hiện - Số kỳ kế hoạch

-So sánh tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch, là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện bằng %, kết quả này phản ánh tốc độ phát triển, tỷ trọng trong cơ cấu tổng thể của các chỉ tiêu kinh tế.

Mức chênh lệch = (Số thực tế - Số kế hoạch)/ Số kế hoạch

2.2.3. Dự báo sản lượng tiêu thụ

a. Khái niệm:

“Dự báo” hàm ý là dự đoán điều gì đó cho tương lai. Được hiểu là việc ước lượng một sự kiện hoặc một điều kiện nào đó trong tương lai vốn nằm ngoài khả năng kiểm soát của tổ chức nhằm cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định.

Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập. Khi tiến hành dự báo ta căn cứ vào việc thu thập xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học.

b.Vai trò của dự báo:

-Dự báo ngày càng được sử dụng phổ biến ở hầu hết các bộ phận của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích tình huống kinh doanh, lập kế hoạch ngân sách, vốn đầu tư…

-Dự báo cung cấp thông tin cần thiết, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích chính sách, và trong nhiều nghiên cứu kinh tế ứng dụng.

-Dự báo có ý nghĩa sống còn đối với sự thành công của doanh nghiệp, vì nền kinh tế thay đổi liên tục mà các quyết định phải được thực hiện ngay, do đó, các doanh nghiệp cần phải có những dự đoán về tình hình xảy ra để có chiến lược phù hợp và không để vụt mất cơ hội.

c.Phân loại dự báo: dựa vào các chỉ tiêu như: kết quả dự báo, phạm vi dự báo và phương pháp dự báo.

-Kết quả dự báo: gồm có dự báo điểm và dự báo khoảng. -Phạm vi dự báo: dự báo vi mô và vĩ mô.

-Phương pháp dự báo: dự báo định tính và định lượng.

• Dự báo định tính: thường được sử dụng khi dữ liệu lịch sử không sẵn có hay có nhưng không đầy đủ, hoặc không đáng tin cậy, hoặc đối tượng dự báo bị ảnh hưởng bởi những nhân tố không thể lượng hóa.

• Dự báo định lượng: dựa vào các mô hình toán và giả định rằng dữ liệu quá khứ cũng như các yếu tố liên quan khác có thể kết hợp để đưa ra các dự đoán đáng tin cậy cho tương lai.

d. Quy trình thực hiện dự báo định lượng: gồm 9 bước:

 Bước 1: Xác định mục tiêu dự báo

 Bước 2: Xác định biến số cần dự báo

 Bước 3: Thời gian dự báo

 Bước 4: Thu thập và phân tích dữ liệu

 Bước 5: Lựa chọn mô hình dự báo

 Bước 6: Đánh giá mô hình dự báo

 Bước 7: Chuẩn bị dự báo

 Bước 8: Trình bày kết quả dự báo

 Bước 9: Theo dõi kết quả dự báo

e. Chất lượng dữ liệu: phải thỏa mãn 4 yếu tố sau:

 Dữ liệu phải đáng tin cậy và chính xác

 Dữ liệu phải phù hợp

 Dữ liệu phải nhất quán

 Dữ liệu phải kịp thời

f. Mô hình dự báo:

Theo qui ước: H0:p1= 0 H1:p20

Kiểm định với mức ý nghĩa = 10%. Mô hình hồi qui tuyến tính có dạng như sau:

Y= AX + B

Trong đó: Y: số lượng xe ô tô tiêu thụ trong tương lai x: thời gian   2 2         x x n y x xy n a 2 2 2 ) (        x x n x xy y x b

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ TRƯỜNG HẢI

3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ TRƯỜNG HẢI HẢI

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải.

Logo của công ty:

Website: www.truonghaiauto.com.vn

Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải tiền thân là công ty TNHH Ôtô Trường Hải, được thành lập vào ngày 29/04/1997 theo quyết định số 003433/GPTLDN-N02 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Trụ sở chính đặt tại số 19, đường 2A, Khu Công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnhĐồng Nai, với tổng vốn ban đầu là 800 triệu đồng. Đến nay, sau gần 17 năm hình thành và phát triển, ngoài văn phòng quản trị tại số 80 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Quận Phú Nhuận – TP.HCM, Công ty còn có văn phòng đại diện tại Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ và khu phức hợp sản xuất & lắp ráp ô tô Chu Lai – Trường Hải. Vốn điều lệ là 2.500 tỷ đồng.

Các giai đoạn phát triển của Công ty: -1997 – 1998:

+Mua lại trung tâm trưng bày, bảo trì xe ôtô của Công ty An Hưng. +Làm đại lý bán hàng cho các hãng: Daewoo, Mercedes… và nhập khẩu, tân trang xe ôtô cũ.

+ Mở văn phòng đại diện đầu tiên tại số 13 Phạm Đình Hổ, P.2, Q.6, TP.HCM.

+26/11/1998, công ty được phép xuất nhập khẩu trực tiếp.

-1999: Thành lập chi nhánh tại số 2A Ngô Gia Tự - Gia Lâm (nay là Long Biên) - Hà Nội để tiến hành mở rộng thị trường ra khu vực phía Bắc.

-2001:

+ Thành lập nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô Tracimexco – Trường Hải, đặt tại số 5A đường 17A KCN Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai (nay là công ty An Thành Phát).

+ Công ty chuyển đổi từ kinh doanh bán xe cũ sang kinh doanh sản xuất và lắp ráp xe Kia tải nhẹ và trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đầu tư xây dựng lắp ráp ôtô với công suất 5.000 xe/năm.

+ Tháng 09/2001, sản phẩm đầu tiên của dòng xe tải nhẹ được xuất xưởng mang tên Trường Hải và được thị trường chấp nhận.

-2002: Thành lập chi nhánh Miền Trung tại Đà Nẵng và đầu tư xây dựng, mở các showroom, đại lý phân phối trên khắp các vùng miền cả nước.

-2003:

+ Xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô Chu Lai – Trường Hải tại khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

+ Ngày 06/10/2003, công ty quyết định thành lập Công ty TNHH An Hưng tại Thôn 3, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tình Quảng Nam..

-2004:

+Thành lập Công ty vận tải biển Chu Lai – Trường Hải.

+ Đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô Chu Lai – Trường Hải chuyên sản xuất và lắp ráp các dòng xe tải, xe bus.

-06/04/2007:

+Chuyển đổi mô hình từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần. +Xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp xe du lịch Kia tại Chu Lai. +Thành lập Công ty vận tải – giao nhận – phân phối chuyên vận chuyển ôtô từ nhà máy tới các showroom, đại lý trên toàn quốc.

-2008:

+Thành lập Công ty đầu tư và phát triển hạ tầng khu công nghiệp – đô thị tại Chu Lai – Trường Hải.

+ Tiến hành xây dựng và đưa vào sử dụng các showroom: An Sương, Bình Triệu, Phan Thiết, Đức Trọng, Tiền Giang, xưởng dịch vụ Hoằng Hóa – Thanh Hóa.

-2009: Trong năm này, Công ty tiến hành thành lập nhiều nhà máy, khu công nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty cũng xây dựng và đưa vào hoạt động các showroom: Xe du lịch Biên Hòa, Foton + Huyndai Biên Hòa, Cần Thơ.

-2010:

+ Xây dựng và đưa vào sử dụng các showroom: Lái Thiêu, Vĩnh Long, TM Giải Phóng.

-2011:

+ Chính thức xuất xưởng các sản phẩm xe tải Thaco Huyndai do chính Thaco Việt Nam sản xuất và giới thiệu dòng xe bus thương hiệu Việt Nam. + Khánh thành showroom Kia Giải Phóng – Hà Nội. Đây là showroom theo tiêu chuẩn Kia Motors toàn cầu đầu tiên tại khu vực Bắc bộ. Đồng thời, Công ty cũng xây dựng các showroom: Phú Nhuận, Bình Tân, Hà Nam…

-2012:

+ Tiếp tục xây dựng và đưa vào sử dụng các showroom: Huyndai Đà Nẵng, Quảng Bình, Kia Hải Phòng…

+ 22/06/2011, công ty làm lễ khởi công xây dựng nhà máy và sản xuất tạo động cơ (Hyundai) Chu Lai – Trường Hải.

+ Thaco quyết định chuyển đổi tên gọi Khu Liên hợp sản xuất và lắp ráp ôtô Chu Lai – Trường Hải thành Khu Phức hợp ô tô Chu Lai - Trường Hải.

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất – lắp ráp – phân phối, cung ứng dịch vụ bảo trì sửa chữa và phụ tùng ôtô; hoạt động kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp – đầu tư – kinh doanh địa ốc.

3.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh:

-Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững với vị trí hàng đầu trong khu vực, mang lại hiệu quả tối đa cho nhà đầu tư và niềm tự hào về sản phẩm thương hiệu Việt.

- Sứ mệnh:

• Tạo ra những sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người sử dụng để trở thành thương hiệu Việt Nam được biết đến trong khu vực AFTA và thế giới.

• Phát triển bền vững mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông và đối tác đồng thời tạo môi trường thuận lợi nhất để nhân viên phát triển về cá nhân cũng như nghề nghiệp đáp ứng đúng nhu cầu thời đại.

• Tạo ra nguồn nhân lực và vật lực góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nền công nghiệp cơ khí ô tô Việt Nam.

3.2 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH VĨNH LONG – CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƯỜNG HẢI Ô TÔ TRƯỜNG HẢI

3.2.1 Giới thiệu chung

-Tên Công ty: Chi nhánh Vĩnh Long – Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải. -Tên giao dịch: Chi nhánh Vĩnh Long – Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải.

-Địa chỉ chi nhánh: Tổ 02, Ấp Tân Vĩnh Thuận, Xã Tân Ngãi, Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.

-Mã số thuế: 3600252847 – 012 -Điện thoại: 0703 910 811 -Fax: 0703 910 815

-Email: vinhlong@thaco.com.vn -Website: www.truonghaiauto.com.vn

3.2.2 Lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm kinh doanh tại Chi nhánh nhánh

3.2.2.1 Lĩnh vực kinh doanh

Chi nhánh Vĩnh Long – Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải kinh doanh những ngành nghề sau:

- Bán buôn ôtô và xe có động cơ khác. (Bán buôn ôtô con loại 12 chỗ ngồi trở xuống).

- Bán lẻ ôtô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống).

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. - Bảo dưỡng, sửa chữa ôtô và xe có động cơ khác.

3.2.2.2 Các sản phẩm kinh doanh tại Chi nhánh

Hình 3.1: Các sản phẩm kinh doanh tại Chi nhánh

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán của CN Vĩnh Long – Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải) Bán hàng và cung cấp dịch vụ Bán xe Bán phụtùng Dịch vụsửa chữa Xe thương mại Xe du lịch Phụ tùng xe thương mại Phụ tùng xe du lịch Phụ tùng xebus

Hình 3.2: Các mặt hàng xe kinh doanh tại Chi nhánh.

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của CN Vĩnh Long – Công ty CP Ôtô Trường Hải)

ZDA MA Dòng xe du lịch THACO A KI PICANTO FORTE K3 SORENTO NEW

CARENS SPORTAGE RIO MAZDA 2 MAZDA 3 MAZDA 6 BT50 CX5 CX9

Dòng xe thương mại THACO TB THACO HB Xe Tải -Ben Xe Bus THACO TOWER THACO AUMARK THACO OLLIN THACO AUMAN THACO KIA THACO HYUNDAI

Hình 3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Chi nhánh Vĩnh Long – Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải

3.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Ban Quản lý điều hành: Ban quản lý điều hành của Công ty gồm có 1

Giám đốc, 1 phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng kinh doanh đều là những người có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Giám đốc là người đứng đầu Công ty thực hiện quyền quản lý, điều hành chi nhánh. Phó Giám đốc là người được ủy quyền của Giám đốc, có nhiệm vụ hỗ trợ cho Giám đốc trong việc quản lý trực tiếp các phòng, ban. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm điều hành bộ phận kế toán – tài chính của Công ty, Trưởng phòng kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý, giám sát bộ phận bán hàng.

Các bộ phận:

Bộ phận kinh doanh: trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động bán hàng, chủ yếu là các loại xe, lập kế hoạch kinh doanh, đi thị trường và liên hệ với khách hàng nhằm đạt mục tiêu về doanh số…

Phòng kinh doanh bao gồm bộ phận tư vấn bán hàng có nhiệm vụ tìm kiếm, thiết lập hệ thống khách hàng. Bộ phận này chịu trách nhiệm cung cấp và tư vấn cho khách hàng về các chủng loại xe và giá xe. Ngoài ra, các tư vấn bán hàng còn là người tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng trong việc mua xe trả góp, đăng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ xe của chi nhánh vĩnh long, công ty cổ phần ôtô trường hải (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)