4.2.1 Phân tích sản lượng qua các thị trường
a. Giới thiệu sơ lược về các thị trường
Hình 4.9: Bản đồ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê - Kông có diện tích 39.734km². Nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
Về nông nghiệp: đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước. Chính vì vậy, Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước.
Về công nghiệp: ngành công nghiệp phát triển rất thấp, chủ yếu là ngành chế biến lượng thực. Cần Thơ là trung tâm công nghiệp của cả vùng bao gồm các ngành nhiệt điện, chế biến lương thực, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt may và vật liệu xây dựng.
Về dịch vụ: khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy và du lịch. Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước. Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất.
Mặc dù, giao thông thủy là quan trọng tuy nhiên với việc hoàn thành cầu Mỹ Thuận và Cần Thơ, bên cạnh đó là xây dựng và mở rộng đường xá góp phần cho giao thông vận tải đường bộ ngày càng được đẩy mạnh và rút ngắn được thời gian thúc đẩy giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh thành.
b.Phân tích sản lượng qua các thị trường từ năm 2011 đến năm 2013
Qua bảng số liệu thống kê, dễ dàng nhận thấy được thị trường của Chi nhánh bao gồm ba thị trường chính là thị trường Vĩnh Long, Trà Vinh và các thị trường
khác ở một số tỉnh lân cận. Tuy nhiên, qua các năm thì có sự biến động giữa các thị trường với nhau. Cụ thể như sau:
Thị trường Vĩnh Long: năm 2011 số lượng là 223 xe chiếm 63,35% tỷ trọng nhưng giảm vào năm 2012 còn 207 xe nghĩa là đã giảm đi 16 xe tương đương giảm 7,17%, tuy nhiên tỷ trọng lại tăng lên 70,41% là do tổng số lượng xe tiêu thụ trong năm 2012 giảm mà tốc độ giảm của thị trường này không cao so với tổng. Sang đến năm 2013, số lượng xe tiếp tục giảm 18 xe tương ứng 8,7%, điều này đồng nghĩa số lượng năm 2013 là 189 xe, vì số lượng giảm nên tỷ trọng giảm theo còn 60,38%. Thị trường Vĩnh Long luôn chiếm tỷ trọng cao trong những năm qua là vì đây là một trong hai thị trường chính của Chi nhánh chịu trách nhiệm khai thác. Nguyên nhân số lượng giảm qua các năm là do tiêu thụ mạnh vào năm 2011, xe đặc thù có thời gian sử dụng rất lâu từ 20 – 25 năm, bên cạnh đó là phải cạnh tranh với đối thủ tại thị trường.
Thị trường Trà Vinh: là thị trường có số lượng xe tiêu thụ tăng qua mỗi năm. Năm 2011 số lượng xe tiêu thụ là 26 xe chiếm 7,39%, tuy nhiên vào năm 2012 thì có sự tăng nhẹ lên 2 xe nên tỷ trọng cũng tăng lên 9,52%. Và đến năm 2013 thì số lượng đã tăng mạnh lên 85 xe chiếm 27,16%, nghĩa là đã tăng 57 xe tương đương tăng 203,57%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong năm 2011 và 2012, Chi nhánh chưa khai thác thị trường Trà Vinh, khi khách hàng có nhu cầu đến mua thì Chi nhánh bán nhưng đến năm 2013, xác định tiềm năng thị trường Trà Vinh lớn và được phân công chịu trách nhiệm về thị trường này nên Chi nhánh đã chú trọng và tiến hành khai thác thị trường này và tách riêng với thị trường Vĩnh Long, chính vì vậy số lượng tiêu thụ tăng lên đáng kể.
Thị trường khác: bao gồm các tỉnh như: Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre. Số lượng tiêu thụ năm 2011 là 103 xe chiếm 29,26% tỷ trọng và giảm còn 59 xe vào năm 2012, do đó, tỷ trọng cũng giảm theo còn 20,07%, tức là đã giảm 44 xe tương ứng là 42,72%. Xu hướng này tiếp tục giảm trong năm 2013 khi số lượng là 39 xe chiếm 12,46%, nghĩa là giảm 20 xe tương đương giảm 33,9%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ở một số tỉnh thành đều có hệ thống Chi nhánh, do đó, nhằm đảm bảo việc thực hiện doanh số đạt được các chỉ tiêu đưa ra và hạn chế việc tranh giành khách hàng trong hệ thống nên Tổng Công ty đã phân thị trường cho các Chi nhánh khác nhau – vấn đề bảo hộ thị trường. Chính vì vậy, khi có khách hàng ở thị trường khác đến có nhu cầu mua xe thì Chi nhánh vẫn trả khách cho thị trường đó nhưng nếu khách yêu cầu thực hiện giao dịch với Chi nhánh thì Chi nhánh sẽ thực hiện, bên cạnh đó còn những khách cũ có nhu cầu tiếp tục giao dịch thì Chi nhánh sẽ tiếp tục thực hiện giao dịch với khách hàng. Do đó, số lượng tiêu thụ tại các tỉnh khác đã giảm.
Bảng 4.10: Sản lượng tiêu thụ theo từng thị trường từ năm 2011 - 2013 Đơn vị tính: chiếc xe Thị trường 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Thị trường Vĩnh Long 223 63,35 207 70,41 189 60,38 (16) (7,17) (18) (8,70) Thị trường Trà Vinh 26 7,39 28 9,52 85 27,16 2 7,69 57 203,57 Thị trường khác 103 29,26 59 20,07 39 12,46 (44) (42,72) (20) (33,90) Tổng 352 100,00 294 100,00 313 100,00 (58) (16,48) 19 6,46
(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Chi nhánh Vĩnh Long – Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải)
Hình 4.10: Đồ thị biểu diễn sản lượng xe tiêu thụ tại các thị trường từ năm 2011 - 2013
Thị trường Vĩnh Long 63,35% Thị trường Trà Vinh 7,39% Thị trường khác 29,26% 2011 Thị trường Vĩnh Long 70,41% Thị trường Trà Vinh 9,52% Thị trường khác 20,07% 2012 Thị trường Vĩnh Long 60,38% Thị trường Trà Vinh 27,16% Thị trường khác 12,46% 2013
c. Phân tích số lượng xe tiêu thụ qua các thị trường trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014
Bảng 4.11: Sản lượng tiêu thụ tại các thị trường trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014
Đơn vị tính: chiếc xe Thị trường
6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch
Số lượng Tỷ trọng (%) lượng Số Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%)
Thị trường Vĩnh Long 88 57,52 101 50,75 13 28,26
Thị trường Trà Vinh 39 25,49 69 34,67 30 65,22
Thị trường khác 26 16,99 29 14,57 3 6,52
Tổng 153 100,00 199 100,00 46 100,00
(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Chi nhánh Vĩnh Long – Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải)
Hình 4.11: Đồ thị biểu diễn số lượng xe tiêu thụ tại các thị trường trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014
Nhận xét:
Thị trường tiêu thụ của Chi nhánh vẫn tiếp tục được duy trì tại Vĩnh Long, Trà Vinh, và một số tỉnh lân cận. Tuy nhiên vẫn có sự biến động về số lượng xe tiêu thụ cũng như tỷ trọng giữa các các thị trường. Cụ thể như sau:
Thị trường Vĩnh Long: 6 tháng đầu năm 2013 số lượng xe tiêu thụ là 88 chiếc xe chiếm 57,52% và tăng lên 101 xe vào 6 tháng đầu năm 2014, tức là tăng 13 xe tương đương tăng 28,26%, tuy nhiên tỷ trọng xe tiêu thụ của thị trường này đã giảm chỉ còn 50,75% là do số lượng xe tiêu thụ tăng nhưng tốc độ tăng lại thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng lượng xe tiêu thụ.
Thị trường Vĩnh Long 57,52% Thị trường Trà Vinh 25,49% Thị trường khác 16,99% 6 tháng đầu năm 2013 Thị trường Vĩnh Long 50,75% Thị trường Trà Vinh 34,67% Thị trường khác 14,57% 6 tháng đầu năm 2014
Thị trường Trà Vinh: 6 tháng đầu năm 2014 số xe được bán ra là 69 xe chiếm 34,67%, trong khi đó vào cùng kỳ năm trước số lượng xe được tiêu thụ là 39 xe chiếm 25,49%, đồng nghĩa với việc lượng xe tiêu thụ đã tăng lên 30 xe tương đương tăng 65,22% - tốc độ tăng đáng kể đó chính là kết quả đạt được của Chi nhánh khi khai thác thị trường Trà Vinh.
Thị trường khác: cũng có sự tăng nhẹ về có lượng xe tiêu thụ. Vào 6 tháng đầu năm 2013 là 26 xe tương đương 16,99% và 6 tháng đầu năm 2014 là 29 xe được bán ra, nghĩa là đã tăng 3 xe tương ứng tăng 6,52%. Cũng giống như thị trường Vĩnh Long, thị trường khác có sự tăng trưởng về số lượng xe bán ra nhưng tỷ trọng lại giảm là vì tốc độ tăng của thị trường này thấp hơn so với tốc độ tăng chung của tất cả các thị trường.
Tóm lại, qua phân tích về thị trường từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, chúng ta có thể nhận thấy rằng tuy có sự thay đổi về số lượng và tỷ trọng qua các năm nhưng thị trường Vĩnh Long luôn là thị trường có số lượng xe tiêu thụ lớn nhất và luôn chiếm trên 50% trong các thị trường, bên cạnh đó, thị trường Trà Vinh cũng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Do đó, Chi nhánh cần triển khai nhiều kế hoạch để phát triển thêm thị trường tại các tỉnh này bền vững.
Như những điều đã nói phần trên, Chi nhánh được phân công đảm nhiệm hai thị trường chính là Vĩnh Long và Trà Vinh, vì vậy, đề tài sẽ tập trung vào hai thị trường này để phân tích.
4.2.2 Phân tích số lượng xe tiêu thụ ở thị trường Vĩnh Long
a. Giới thiệu về tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền Nam Việt Nam, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp Cần Thơ, phía tây bắc giáp Đồng Tháp và phía bắc giáp Tiền Giang.
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt gần 1.028.600 người (xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long), mật độ dân số đạt 687 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 159.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 869.400 người. Toàn tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 97%, Khmer chiếm khoảng 2,12% và người Hoa chiếm khoảng 0,48% và còn lại là những dân tộc khác như Tày, Thái, Chăm, Mường….
Nền kinh tế Vĩnh Long chủ yếu là nông nghiệp, tuy nhiên chịu nhiều biến động trong năm 2013, lúa gạo, nông sản mất giá, cây trồng, chăn nuôi bị nhiều dịch bệnh do khí hậu thời tiết, thị trường thu hẹp, các doanh nghiệp chỉ duy trì hoạt động. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2013 cả tỉnh vẫn duy trì sự tăng trưởng đạt 5,8%, các doanh nghiệp dần tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp, các ngành nghề dần hoạt động ổn định vào giai đoạn cuối năm.
Về giao thông: có quốc lộ 1A đi ngang qua và các quốc lộ khác như quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 57 và quốc lộ 80 các tuyến giao thông này khá thuận lợi nối liền tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng.
b. Phân tích số lượng xe tiêu thụ ở thị trường Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 1 thị xã và 6 huyện. Và xe của Chi nhánh được tiêu thụ ở hầu khắp các đơn vị của tỉnh Vĩnh Long.
Qua bảng số liệu và đồ thị, có thể thấy được lượng xe có sự biến động qua lại giữa các khu vực trong tỉnh. Trong tỉnh thì Tp. Vĩnh Long, huyện Tam Bình, huyện Vũng Liêm, huyện Long Hồ, huyện Bình Minh là những thị trường có số lượng xe được tiêu thụ chiếm tỷ trọng đáng kể từ 10% trở lên, trong đó:
Tp.Vĩnh Long chiếm tỷ trọng cao nhất qua cao nhất qua các năm. Năm 2011 số lượng xe bán ra là 93 xe chiếm 41,7% và giảm vào năm 2012 còn 80 xe chiếm 38,65%, nghĩa là đã giảm đi 13 xe, xu hướng giảm vẫn tiếp tục kéo dài đến năm 2013 khi xe được bán ra chỉ là 61 xe chiếm 32,28%. Tương tự như Tp.Vĩnh Long, huyện Tam Bình cũng có xu hướng giảm. Năm 2011, số lượng xe được tiêu thụ là 25 xe chiếm 11,21% nhưng đã giảm còn 16 xe nên tỷ trọng là 7,73% và đến năm 2013 lượng xe được bán ra là 15 xe chiếm 7,94%. Nguyên nhân là do số lượng các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu mua xe hạn chế, bên cạnh đó, xe có đặc trưng là giá trị lớn và thời gian sử dụng rất lâu, thêm vào đó là sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh.
Khác với những thị trường trên, thị trường của huyện Bình Minh có số lượng xe tiêu thụ tăng qua các năm từ 15 xe chiếm 6,73% năm 2011, tăng lên 17 xe chiếm 8,21% vào năm 2012 và tăng đáng kể lên 23 xe nên tỷ trọng tăng lên 12,17 vào năm 2013. Tương tự như thế, huyện Long Hồ cũng tăng từ năm 2011 lượng xe tiêu thụ là 25 xe chiếm 11,21%, sang đến năm 2012 số lượng xe được bán ra thị trường là 26 xe chiếm 12,56% và tiếp tục tăng vào năm 2013 thêm 11 xe , do đó tỷ trọng là 19,58%. Nguyên nhân tại vì huyện Bình Minh và
Long Hồ là những nơi tập trung khá nhiều các doanh nghiệp, công ty và Bình Minh hiện là thị xã nên nhu cầu đang tăng dần lên.
Riêng với huyện Vũng Liêm: số lượng xe thay đổi không ổn định như vào năm 2011 số lượng xe là 31 xe chiếm 13,9% và tăng thêm 7 xe nên tỷ trọng là 18,36%, tuy nhiên lại giảm 14 xe vào năm 2013 vì vậy tỷ trọng đã giảm còn 12,7%.
Đối với các huyện còn lại là Bình Tân, Mang Thít, Trà Ôn lượng xe tiêu thụ khá ít do đó tỷ trọng cũng khá thấp dưới 10%. Chi nhánh cần có những kế hoạch để khai thác thị trường tại các huyện này một cách hiệu quả hơn.
Vào 6 tháng đầu năm 2014, những thị trường như: Tp.Vĩnh Long, huyện Vũng Liêm, Bình Minh, Bình Tân và Long Hồ có số lượng xe tiêu thụ khá cao dao động trong khoảng từ 12 đến 25 xe, do đó tỷ trọng của những thị trường này cũng khá cao từ 11,88% đến 24,75%. Do sự lạc quan về tình hình kinh tế nên 6 tháng còn lại sẽ có sự tăng trưởng trở lại về số lượng xe tiêu thụ.
Bảng 4.12: Số lượng xe tiêu thụ tại thị trường Vĩnh Long từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: chiếc xe Thị trường Vĩnh Long 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) TP. Vĩnh Long 93 41,70 80 38,65 61 32,28 25 24,75 Huyện Bình Minh 15 6,73 17 8,21 23 12,17 13 12,87 Huyện Bình Tân 3 1,35 9 4,35 5 2,65 12 11,88 Huyện Long Hồ 25 11,21 26 12,56 37 19,58 12 11,88 Huyện Mang Thít 14 6,28 13 6,28 9 4,76 8 7,92 Huyện Tam Bình 25 11,21 16 7,73 15 7,94 8 7,92 Huyện Trà Ôn 17 7,62 8 3,86 15 7,94 6 5,94 Huyện Vũng Liêm 31 13,90 38 18,36 24 12,70 17 16,83 Tổng 223 100,00 207 100,00 189 100,00 101 100,00
(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Chi nhánh Vĩnh Long – Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải)
0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 40,00 45,00
TP. Vĩnh Long Huyện Bình Minh Huyện Bình Tân Huyện Long Hồ Huyện Mang Thít Huyện Tam Bình Huyện Trà Ôn Huyện Vũng Liêm
Hình 4.12: Đồ thị thể hiện số lượng xe tiêu thụ tại thị trường Vĩnh Long từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 2011 2012 2013
4.2.3 Phân tích số lượng xe tiêu thụ tại thị trường Trà Vinh
a. Giới thiệu tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long thuộc miền Nam Việt Nam. Là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long có phía đông giáp Biển
Đông, phía tây giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Sóc Trăng, phía bắc giáp tỉnh Bến Tre và có bờ biển dài 65 km nên giao thông đường thủy có điều kiện