Phân tích số lượng xe tiêu thụ tại thị trường Trà Vinh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ xe của chi nhánh vĩnh long, công ty cổ phần ôtô trường hải (Trang 78 - 81)

a. Giới thiệu tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long thuộc miền Nam Việt Nam. Là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long có phía đông giáp Biển

Đông, phía tây giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Sóc Trăng, phía bắc giáp tỉnh Bến Tre và có bờ biển dài 65 km nên giao thông đường thủy có điều kiện phát triển.

Năm 2011, tỉnh Trà Vinh có số dân là 1.012.600 người, mật độ dân số là 433 người/km2, trong đó có hơn 87% người dân sống ở khu vực nông thôn. Trên địa bàn Trà Vinh có 3 dân tộc là Kinh, Khmer và Hoa.

Nền kinh tế chủ yếu tập trung vào các ngành nghề: nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, lúa, hoa màu. Năm 2013 sản lượng thủy sản tăng tuy nhiên lại mất giá, bên cạnh đó chăn nuôi gặp khó khăn vì dịch bệnh. Nền công nghiệp phát triển chậm.

Về giao thông đường bộ: toàn tỉnh có 03 quốc lộ chính là 53, 54 và 60 hiện nay đã được nâng cấp lên cấp 3 đồng bằng nối Trà Vinh với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là tuyến đường bộ duy nhất từ Trà Vinh với các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

b. Phân tích số lượng xe tiêu thụ tải thị trường Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố và 7 huyện. Tương tự như Vĩnh Long thì xe của Chi nhánh cũng được phân phối đến hầu hết các đến các đơn vị của tỉnh Trà Vinh. Thông qua đồ thị và bảng số liệu chúng ta có thể khái quát lên rằng, Tp. Trà Vinh, huyện Cầu Ngang và huyện Trà Cú là những thị trường có số lượng xe tiêu thụ đáng kể. Cụ thể như sau:

 Tp.Trà Vinh: năm 2011 tiêu thụ được 7 xe chiếm 26,92% và tăng lên 12 xe nên tỷ trọng đã tăng lên 42,86%, xu hướng tăng được tiếp tục duy trì đến năm 2013 là 26 xe nghĩa là đã tăng 14 xe – mức độ tăng đáng kể của thị trường này, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm còn 30,59% là do tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng số lượng xe. Tương tự như vậy, có huyện Cầu Ngang có số lượng xe tiêu thụ là 3 xe vào năm 2011 với tỷ trọng 11,54% và 3 xe cũng là số lượng xe được tiêu thụ vào năm 2012 nhưng tỷ trọng giảm còn 10,71%, tuy nhiên sang đến năm 2013 thì số lượng xe được bán ra tại thị trường này đã tăng thêm 12 xe do đó tỷ trọng đã tăng lên 17,65%. Cũng hòa vào xu hướng tăng này

có thị trường ở huyện Trà Cú vào năm 2011 có 4 xe được tiêu thụ chiếm 15,38%, tuy nhiên vào năm 2012 thì số lượng giảm chỉ còn 1 xe chiếm 3,57% và đã tăng đột biến lên 17 xe vào năm 2013 nên tỷ trọng đã tăng lên 20%.

 Ngoài ra, các huyện còn lại như: Càng Long, Cầu Kè, Châu Thành, Tiểu Cần và Duyên Hải có lượng xe tiêu thụ tương đối ít hơn so với các thị trường đã đề cập phía trên và thậm vào năm 2011 số lượng xe bán ra tại thị trường Duyên Hải là 0 xe và vào năm 2012 số lượng tiêu thụ tại thị trường Châu Thành cũng là 0 xe. Nguyên nhân là do thị trường tại Trà Vinh chưa được chú trọng phát triển vào những năm 2011 và 2012, chỉ đến năm 2013 mới được Chi nhánh chú trọng phát triển. Vì vậy, Chi nhánh cần xem xét và triển khai kế hoạch thật hợp lý để phát triển thị trường ở các huyện này nhằm nâng cao số lượng xe bán ra.

 Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ có vẻ khả quan hơn trong 6 tháng đầu năm 2014 khi mà số lượng xe tiêu thụ đã tăng và dao động từ khoảng 3 xe tại thị trường Tiểu Cần và 17 xe tại thị trường Duyên Hải. Xu hướng này có thể sẽ được duy trì đến 6 tháng còn lại của năm 2014 vì tình hình kinh tế đã trở nên khả quan hơn.

Nhìn chung, qua những phân tích về thị trường chúng ta có thể nhận thấy rằng thị trường Vĩnh Long có số lượng xe được tiêu thụ cao hơn so với thị trường Trà Vinh vì đây là nơi Chi nhánh tọa lạc và là thị trường truyền thống của Chi nhánh, bên cạnh đó, thị trường Trà Vinh chỉ mới được chú trọng phát triển vào năm 2013 nên số lượng xe bán ra thị trường từ những năm trước đó là 2011 và 2012 luôn thấp và chỉ có dấu hiệu tốt trở lại vào năm 2013 đó chính là kết quả đạt được khi thị trường Trà Vinh được Chi nhánh đưa vào khai thác. Và tại hai thị trường này, số lượng tiêu thụ đứng đầu là tại hai thành phố Vĩnh Long, Trà Vinh và một số huyện. Tuy nhiên Chi nhánh cũng cần có những kế hoạch khai thác hợp lý các thị trường khác ở một số huyện trong tỉnh. Ngoài hai thị trường chính này, Chi nhánh cũng cần chú trọng phát triển những thị trường khác tại một số tỉnh như: Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang trong điều kiện cho phép để có thể nâng cao lượng xe tiêu thụ cho Chi nhánh.

Bảng 4.13: Sản lượng xe tiêu thụ tại thị trường Trà Vinh từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: chiếc xe Thị trường Trà Vinh 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) TP.Trà Vinh 7 26,92 12 42,86 26 30,59 15 21,74 Huyện Càng Long 4 15,38 3 10,71 5 5,88 8 11,59 Huyện Cầu Kè 1 3,85 5 17,86 4 4,71 6 8,70

Huyện Cầu Ngang 3 11,54 3 10,71 15 17,65 10 14,49

Huyện Châu Thành 3 11,54 0 0,00 7 8,24 5 7,25

Huyện Tiểu Cần 4 15,38 2 7,14 6 7,06 3 4,35

Huyện Trà Cú 4 15,38 1 3,57 17 20,00 17 24,64

Huyện Duyên Hải 0 0,00 2 7,14 5 5,88 5 7,25

Tổng 26 100,00 28 100,00 85 100,00 69 100,00

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Chi nhánh Vĩnh Long – Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải)

0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 40,00 45,00 TP.Trà Vinh Huyện Càng Long

Huyện Cầu Kè Huyện Cầu

Ngang

Huyện Châu Thành

Huyện Tiểu Cần Huyện Trà Cú Huyện Duyên Hải

Hình 4.13: Đồ thị thể hiện số lượng xe tiêu thụ tại thị trường Trà Vinh từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 2011 2012 2013

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ xe của chi nhánh vĩnh long, công ty cổ phần ôtô trường hải (Trang 78 - 81)