Lịch sử rất công bằng và cuối cùng cũng có sự phán quyết

Một phần của tài liệu Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc (Trang 60 - 64)

Khi Trần Nghị ở Bắc Đới Hà thì Lâm Bưu cũng đang ở đó. Chỉ có điều là Trần Nghị đang nghỉ điều dưỡng còn Lâm Bưu thì đang lên âm mưu cướp chính quyền. Vì vậy,cả hai bên không có qua lại gì với nhau. Trần Nghị cũng không hề biết gì đối với tội ác tày trời của Lâm Bưu. Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Văn phòng Quân uỷ Trung ương thông báo ông phải đến họp tại phòng họp số 3 vào sáng ngày 21.

Ngày hôm đó, Trần Nghị đến phòng họp số 3 từ rất sớm. Khi ông đến, thấy có nhiều Nguyên soái lão thành cũng đã đến rồi, ông thắc mắc không hiểu có chuyện gì xẩy ra. Ngày hôm đó, Hoàng Vĩnh Thắng có dáng vẻ rất bất thường, tỏ ra đặc biệt khách sáo. Ông ta đứng tận ở cửa phòng họp để đón các nguyên soái rất cẩn thận. Và nói là sau này mình cần phải làm việc dưới sự lãnh đạo của các nguyên soái. Ông Trần Nghị thấy Tổng tham mưu trưởng, một trong "Tứ đại kim cương" của bọn phản động ngoan cố Lâm Bưu hôm nay hình như đã biến thành một con người khác, không biết là trong hồ lô của ông ta bán những loại thuốc gì?.

Trong cuộc họp, Hoàng Vĩnh Thắng đã truyền đạt công văn chủ yếu liên quan đến sự kiện "13.9" về việc Lâm Bưu chạy trốn bị ngã chết tại Undurkhan trong lãnh thổ Mông Cổ. Nghe truyền đạt công văn xong, vẻ mặt của Trần Nghị rất nghiêm túc. Về đến nhà, thư ký thấy ông có vẻ căng thẳng, nghĩ là đã xẩy ra chuyện gì bèn đến hỏi luôn: "Hôm nay đã thông báo chuyện gì vậy anh?" Trần Nghị theo quy định vẫn giữ bí mật với thư ký, chỉ nói với thư ký về những việc liên quan đến quốc phòng và việc các nguyên soái cao tuổi đều đến thăm. Nhưng ông không dằn được lòng mìnhnói: “Cái thằng cha Hoàng Vĩnh Thắng trước kia chẳng buồn để ý đến các nguyên soái già hôm nay sao mà tôn trọng thế, luôn mồm nói các anh, các đồng chí nguyên soái!".

Sau đó vài hôm liền, Trần Nghị dù người mang trọng bệnh nhưng vẫn tham dự buổi trò chuyện của các đồng chí lão thành cách mạng triệu tập ở Trung ương.

Tại phòng họp của Đại lễ đường nhân dân, Vương Chấn là người đầu tiên đã phát biểu và Trần Nghị đã cắt ngang lời phát biểu của Vương Chấn, nói: "Anh Vương, để tôi nói cho, cứ coi như đó là ý kiến của hai chúng ta!".

Trần Nghị đã lấy tập đề cương viết từ hồi nằm viện đọc hơn hai tiếng đồng hồ với giọng sang sảng và đầy tức giận. Ngày hôm sau, Thủ tướng Chu Ân Lai đề nghị là thu âm bài phát biểu của mọi người và Trần Nghị rất tán thành:

"Tôi nghĩ rằng thu âm như vậy sẽ lưu trữ được để lập thành hồ sơ, sau này có thể tham khảo để viết lịch sử quân sự và lịch sử của Đảng... Nói mồm chẳng có chứng cứ gì, ghi âm để làm chứng cứ cũng tốt". Trần Nghị hình như đã quên bẵng mình là một người bị bệnh ung thư nên đã làm một bài phát biểu dài tận 30.000 chữ và đọc hết trọn một buổi sáng. Khi đọc xong bài phát biểu thì máu đỏ tươi trào ra đằng mũi, và ông đã nằm xuống sau lần chiến đấu hết sức mình này, từ đó ông không rời khỏi chiếc giường bệnh. Ngày 29 tháng 9, thư ký Đỗ Dịch đến bệnh viện thăm Trần Nghị, vừa bước vào phòng, anh phát hiện thấy Trần Nghị đang ngồi sửa bản thảo. Thấy thư ký đến, ông đặt bút xuống và nói: "Có một việc rất tuyệt mật, theo quy định thì không được tuyên truyền gì. Nhưng nay thì Trung ương đã quyết định cho thông báo rộng rãi, chỉ vài ngày nữa là cậu biết ngay là việc gì. Hôm nay tôi nói sơ qua với cậu trướcnhé, tôi cũng muốn cậu giúp tôi một việc".

Em biết giữ bí mật, anh cần em làm cái gì?

"Ngày 13 tháng 9, Lâm Bưu đáp máy bay chạy trốn và đã bị rơi máy bay chết ở Undurkhan, Mông Cổ. Hôm chúng tôi họp ở phòng họp số ba là thông báo về tin tức này. "Mấy hôm nay Trung ương triệu tập các đồng chí lão thành cách mạng để nói

chuyện và cùng vạch trần âm mưu của Lâm Bưu. Tôi cũng đã phát biểu ở cuộc họp này, đã vạch trần một số vấn đề về lịch sử đối với Lâm Bưu. Ban Thư ký của cuộc họp đã ghi tốc ký hai lần tôi phát biểu tại cuộc họp và họ đã chuyển cho tôi để hiệu đính. Tại cuộc họp thì nói mồm vậy thôi, cứ thao thao bất tuyệt ấy mà viết thành văn thì nhiềuthật đấy. Cậu xem, một tập dầy cộp, sửa rất mất thời gian. Tôi bây giờ cũng cạn sức rồi, cậu giúp tôi chỉnh lý nhé?".

"Được chứ ạ, sửa lỗi văn bản thì không có vấn đề gì, nhưng một số vấn đề liên quan đến lịch sử thì em không hiểu lắm nên sửa cũng khó".

Ông Trần Nghị suy nghĩ một lát rồi nói: "Ừ nhỉ, những gì tôi nói ở cuộc họp đều là những vấn đề liên quan đến lịch sử. Với vấn đề này đòi hỏi phải chính xác, không được sai sót, có việc cậu không hiểu được nên cũng khó sửa. Bây giờ tôi đang dưỡng bệnh, cũng chẳng có việc gì, chỉ có mỗi thời gian, hay là để tôi cố gắng sửa dần dần vậy".

Ngày 30 tháng 9, ông Trần Nghị xin phép bệnh viện cho mình về nhà mừng Quốc khánh.

Buổi sáng ngày hôm đó, đi bộ trong sân số nhà 20 ngõ Vĩnh Khang, ông đã nói với thư ký: "Tối qua tôi đã suy nghĩ rất kỹ rồi, để tôi sửa xong tập văn bản ấy thì chuyển lên Trung ương, như vậy cần rất nhiều thời gian, mà Trung ương và Chủ tịch Mao Trạch Đông đều muốn sớm nhận được tài liệu này. Vì vậy, tôi nghĩ hay là mình cứ báo cáo ngắn gọn trước đã. Chiều nay cậu đến giúp tôi một tay nhé".

Chiều ngày 30, Trần Nghị và thư ký cùng làm việc miệt mài với nhau.

Trần Nghị nói: "Chúng ta làm như thế này nhé, tôi đọc còn cậu chép lại. Sau đó chúng ta sẽ sửa từng đoạn một,đòi hỏi câu chữ phải đúng, chuẩn xác. Cậu xem có được không?" Thư ký gật đầu đồng ý.

Thế là Trần Nghị bắt đầu nói đoạn đầu tiên, ông nói rất hưng phấn: "Lâm Bưu chính là một kẻ đào ngũ". Sau đó chậm rãi nói về quá khứ:

"Năm 1927 cuộc khởi nghĩa Nam Xương bị thất bại, anh Chu đã dẫn hơn 2.000 người chuyển đến Đại Dư, Giang Tây để sắp xếp lại biên chế và chuẩn bị tiếp tục chiến đấu. Khi ấy có một số người đã dao động và bi quan, trong đó có một số sỹ quan quân đội tốt nghiệp khoá thứ tư Trường quân sự Hoàng Phố, có cả Lâm Bưu đang tìm cách chạy trốn. Khi ấy Lâm Bưu đang là Liên trưởng Liên 7 đoàn 73, tôi là Chính trị viên Quân đoàn số 73 (Đại biểu Đảng). Lâm Bưu đã đưa một số sỹ quan tốt nghiệp trường Quân sự Hoàng Phố đến tìm tôi. Hắn ta đã nói: “Hiện nay bộ đội không ổn rồi, không được đụng vào, đụng vào là sụp đổ, thôi thì mặc quần áo dân thường rồi đi đến Thượng Hải hoặc những vùng khác cũng được. “Những kẻ kia cũng lên tiếng phụ hoạ với hắn ta. Chúng còn khuyên tôi bỏ đi. Lâm Bưu đã nói với tôi là: “Anh cũng là một phần tử trí thức, không hề đánh giặc bao giờ, cũng chưa làm xây dựng lực lượng, hãy đi cùng chúng tôi vậy. Tôi đã nói rõ với bọn họ là tôi không đi. Trong tay tôi có súng thì tôi sẽ giết đượckẻ địch, tôi mà rời đội ngũ thì địch sẽ giết chúng ta. Tôi còn nói với họ, các anh muốn đi thì đi, nhưng phải để súng lại, chúng tôi còn phải làm cách mạng. Đội ngũ còn thì chúng tôi còn. Quân nhân cách mạng cần phải có khí

chất của cách mạng, cần phải đứng vững trong khó khăn, phải vượt qua được thử thách, cần phải hy sinh cá nhân. Cách mạng Trung Quốc chắc chắn có hy vọng, chạy trốn cầm theo súng thật nhục nhã! Tôi đã khuyên ngăn được mấy liên đoàn trưởng, nhưng muốn làm dao động được Lâm Bưu thì còn xa lắm. Ngày bộ đội rời Đại Dư đi hôm đó, hắn ta cùng một số phần tử dao động đã chạy về hướng Mai Quan, nhưng trên đường đi hắn phát hiện bộ đội vũ trang đã chốt chặt ở cửa quan. Họ không chỉ lục soát với những người khả nghi mà còn xét hỏi, cướp và đánh người, có khi còn giết người. Lâm Bưu sợ quá, thấy là đã đi vào ngõ cụt nên vội quay về ngay. Lúc ấy tôi đã phê bình, nhưng vẫn chào đón hắn ta quay lại, vẫn để hắn làm liên đoàn trưởng. Khi hắn làm liên đoàn trưởng, hắn thường xuyên tỏ ra bực tức, than thở thời gian làm liên đoàn trưởng quá lâu, không được đề bạt. Sau đó không lâu có người đề nghị cất nhắc hắn ta làm đoàn trưởng, tôi biết Lâm Bưu là một kẻ xấu nên đã không đồng ý. Sau này vì chiến tranh xảy ra quá khốc liệt, hồng quân bị thương và chết rất nhiều, bộ đội phải mở rộng lực lượng lên đã cất nhắc Lâm Bưu làm Doanh trưởng, sau này Vương Nhĩ Trác, đoàn trưởng đoàn 28 hy sinh nên mới đề bạt Lâm Bưu vào đoàn trưởng". Nói xong, Trần Nghị hỏi thư ký có ghi được không? Đỗ Dịch trả lời đã ghi lại được đầy đủ.

Trần Nghị lại nói, đoạn này cứ để đấy đã, lát nữa sẽ sửa câu chữ sau và chuyển sang đoạn thứ hai. Trần Nghị lại hắng giọng nói tiếp: "Khi đánh nhau Lâm Bưu rất nhát gan, không dám tiến công. Đó là vào tháng 1 năm 1928, Lâm Bưu đã là đoàn trưởng đoàn 28. Quân địch tiến vào huyện Đại Dư, Lâm Bưu đã cho tiểu đoàn 28 rútlui. Uỷ viên Mao Trạch Đông (lúc đó gọi đồng chí Mao Trạch Đông là Uỷ viên Mao) thấy vậy liền trách Lâm Bưu tại sao không chống cự, yêu cầu Lâm Bưu phải về tiểu đoàn 28 và chặn quân địch lại. Sắc mặt Lâm Bưu rất khó chịu và nhấn mạnh là bộ đội đã rút lui. Uỷ viên Mao vẫn kiên quyết nói, đã lỡ rút quân rồi thì cũng vẫn phải đi về giữ đất. Tôi cũng nói với Lâm Bưu, cần phải giữ vững quân chủ lực. Lâm Bưu vẫn không động đậy. Lúc ấy tôi đã giữ lấy một liên đoàn trưởng và ra lệnh cho anh ta dẫn bộ đội ra chống lại quân địch để yểm hộ cho quân đội rút êm. Tôi nói, Uỷ viên Mao vẫn ở đây, tại sao các anh lại sợ chết như vậy. May mắn là liên đoàn trưởng đã dẫn bộ đội xông lên đánh nhau, như vậy mới chặn được đợt tấn công của quân địch". Tiếp đó, ông Trần Nghị còn kể thêm vài mẩu chuyện nữa: Lúc còn làm liên trưởng Lâm Bưu đã lấy 120 đồng bạc tiền ăn của liên đội đưa cho nhân viên cần vụ (em họ của hắn ta). Sau này, tên cần vụ ấy đã lấy số tiền này rồi bỏ trốn và tiền ăn của liên đội cũng chẳng còn, đoàn trưởng yêu cầu phải xử lý Lâm Bưu nhưng tôi đã nói giúp cho hắn ta. Sau này bộ đội chúng ta đã bắt được tên cần vụ này, Lâm Bưu đã không xử lý hắn còn cho hắn ôm vỏ đạn, thân nhau như hình với bóng. Còn nữa, đại biểu đảng đoàn số 28 Hà Đình Dĩnh trong khi chiến đấu đã bị thương, tôi đề nghị Lâm Bưu phải chăm sóc anh Hà chu đáo. Sau chuyến hành quân khẩn trương của quân đội tôi không thể nào tìm thấy Hà Đình Dĩnh, tôi hỏi Lâm Bưu đại biểu Đảng Hà đã đi đâu thì Lâm Bưu làm như chưa có việc gì xẩy ra bình thản nói, bị lạc rồi. Điều đó cho thấy hắn ta chẳng có tí tình cảm giai cấp nào cả.

Ông Trần Nghị đã nói khoảng hơn 10 đoạn như vậy, hai người cứ một người nói rồi một người ghi, ghi không kịp thì đọc lại và sửa, từng từ một, từ chiều đến tận tối đêm thì mới xong một bước.

Một ngày làm việc nhanh chóng trôi qua, Vương Chấn, Kiều Quan Hoa không hẹn mà gặp đều đến thăm ông. Trần Nghị đã cùng họ nói chuyện một lát về tình hình sức khoẻ rồi mời họ ở lại ăn cơm tối cùng ông và thư ký Đỗ Dịch. Mọi người vừa ăn vừa nói kết cục của Lâm Bưu thật đáng, lịch sử bao giờ cũng công bằng và rồi cũng có sự phán quyết đúng đắn.

Ông Trần nói thôi kệ cho qua, rồi cầm chai Mao Đài rót đầy chén rượu trước mặt Vương Chấn và Kiều Quan Hoa. Thư ký Đỗ vội đỡ lấy chai rượu để rót và nói với Trần Nghị: Bác sỹ không cho phép anh uống rượu, hay là để em cạn chén giúp anh! Thế là anh Đỗ cầm lấy cốc rượu của Trần Nghị đổ vào cốc của mình, chỉ để lại chút ít cho ông.

Một phần của tài liệu Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w