Tôi chết rồi mong rằng đồng chíĐặng Tiểu Bình sẽ chủ trì lễ truy điệu của tôi Nếu không được thì tôi sẽ quyết không vào Bát bảo sơn

Một phần của tài liệu Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc (Trang 83 - 86)

tôi. Nếu không được thì tôi sẽ quyết không vào Bát bảo sơn

Nguyên soái Lưu Bá Thừa và Đặng Tiểu Bình đã gắn bó hợp tác với nhau mấy chục năm liền, tình cảm rất sâu nặng, thậm chí có thể nói là sự hợp tác ăn ý nhất. Hai người luôn tôn trọng, tin cậy, ủng hộ lẫn nhau, họ đoàn kết cùng nhau bàn kế sách

lớn. Đặng Tiểu Bình thường nói với tham mưu, Tư lệnh Lưu tuổi tác lớn, sức khoẻ yếu nhất định phải chú ý đến sức khoẻ của anh ấy! Có nhiều việc thì cứ tìm tôi và tham mưu. Anh ấy là nhà chỉ huy quân sự của chúng ta, chuyện lớn thì mới nhờ anh ấy quyết định. Lưu Bá Thừa thường nói, Chính uỷ Đặng Tiểu Bình là một Chính uỷ tuyệt vời của chúng ta, văn võ toàn tài, chúng ta cần phải tôn trọng cho ông ấy, phải nghe lời Chính uỷ. Cấp dưới của các đồng chí Lưu, Đặng thường nói: hai đồng chíĐặng, Lưu liên kết với nhau sẽ vững như bàn thạch. Ngọn núi vững chắc ấy giống như là núi Hymalaya. Quan hệ giữa hai người là một mối quan hệ gắn bó như keo sơn.

Tháng 10 năm 1945, đêm trước chiến dịch Bình Hán, Tư lệnh quân khu Lưu Bá Thừa cùng Chính uỷ Đặng Tiểu Bình bàn bạc với nhau phương án tác chiến tại thôn Xích An, huyện Thiệp. Khi ấy con trai lớn của Lưu Bá Thừa tên là Lưu Thái Hành mới được 7 tuổi. Con trai thứ hai của Đặng Tiểu Bình mới được 2 tuổi nhưng chưa được đặt tên, do cháu rất béo nên mọi người đều gọi là "Béo". Một buổi hoàng hôn, hai gia đình Đặng - Lưu cùng ngồi nói chuyện phiếm ở trong sân nhà, thấy Béo đang chơi đùa thì Trác Lâm nói với Đặng Tiểu Bình: "Con chúng ta được 2 tuổi rồi, gọi mãi là Béo đâu có được hả anh! Chúng taphải đặt tên cho con thôi!"

Đặng Tiểu Bình nghĩ một lát rồi nói: "Béo cũng sinh ra tại Thái Hành, hay chúng ta đặt tên là Đặng Thái Hành!" "Không được, không được đặt là Đặng Thái Hành!". Trác Lâm không đồng ý quay lại nói với Lưu Bá Thừa, "Tư lệnh, con anh đã đặt mất tên con của chúng tôi rồi, bây giờ anh phải đặt tên cho cháu Béo nhà tôi!"

Lưu Bá Thừa cười nói: "Đó là việc của Chính uỷ, không liên quan gì đến Tư lệnh!". Đặng Tiểu Bình ung dung nói: "Ai chẳng biết hai nhà Lưu - Đặng chúng ta không thể tách khỏi nhau! Anh phải đặt tên cho con tôi đi!".

Thấy Chính uỷ đề nghị như vậy nên Lưu Bá Thừa cười tít mắt nói: "Được thôi!". Lưa Bá Thừa vừa gọi cháu Béo đến trước mặt xoa đầu nó vừa bảo vợ mang giấy đến viết. Viết xong ông nói: "Tôi vừa viết bốn chữ Phác Thực Phương Chính, đứa trẻ này sinh ra đúng là giản dị, công chính thực sự, nên đặt tên là Phác Phương có được không?"

Đặng Tiểu Bình và vợ đều không ngờ rằng Lưu Bá Thừa lại đặt tên cho con mình có ý nghĩa hay như vậy, nên đều đồng thanh nói: "Hay! Hay lắm, cứ gọi cháu Béo là Phác Phương!" Trác Lâm kéo tay con mình đến trước mặt Lưu Bá Thừa nói: "Con cám ơn bác nhanh lên". Lưu Thái Hành đứng chơi bên cạnh thấy vậy liền chạy đến và kéo đầu em Béo cúi xuống để tỏ lòng cảm ơn cha mình khiến cho mọi người ở trong sân đều cười vang. Từ ấy con của Đặng Tiểu Bình có tên là Đặng Phác Phương. Hạ tuần tháng 2 năm 1946, Lưu Bá Thừa, Đặng Tiểu Bình nhận được điện báo đột xuất của Chủ tịch Mao Trạch Đông, Trung ương Đảng Cộng sản thông báo, rằng Tổ bangười gồm Mã Khởi Nhĩ, Trương Trị Trung, Chu Ân Lai sẽ đến Tân Hương thị sát hình hình sau khi đình chiến, yêu cầu hai Tư lệnh phải báo cáo gấp và gửi Bản thoả thuận cho tổ này. Lưu Bá Thừa xem xong điện báo liền nói: "Bàn với tướng quân bại cần gì phải chuẩn bị. Tôi không thèm để ý đến chúng, lo nhất là trong thời gian ngắn có thể dự thảo xong Thoả thuận hay không".

Tham mưu trưởng Lý Đạt nói: "Tôi đã giao cho Lương Quân dự thảo gấp rồi". Một lát sau các đồng chí lãnh đạo ăn xong cơm tối thì đến phòng tác chiến. Tư lệnh Lưu Bá Thừa thấy Lương Quân đang viết liền hỏi: "Thế nào rồi đồng chí? Sáng ngày mai có xong được không?".

Lương Quân đáp: "E rằng như vậy hơi gấp!".

Chính uỷ Đặng Tiểu Bình đứng bên trầm ngâm suy nghĩ rồi nói: "Thời gian gấp quá rồi, để tôi làm cho!".

Nói rồi ông liền ngồi xuống nói với tham mưu: "Cho tôi thêm mấy tờ giấy!".

Đặng Tiểu Bình cầm giấy đưa cho tham mưu xong thì lấy bút máy ra viết. Ông đốt một điếu thuốc và sau đó viết rất nhanh. Ông vừa viết vừa đọc cho Lưu Bá Thừa nghe. Lưu Bá Thừa vừa xoa xoa đôi mắt đỏ trũng vừa gật đầu, nhiều lúc còn thêm vào vài câu khi có những vấn đề quan trọng. Hơn 3 giờ sau thì Đặng Tiểu Bình đã hoàn thành bản thoả thuận. Sau đó mất khoảng hơn chục phút nữa đọc lại từ đầu đến cuối, sửa lại những từ chưa hay và cuối cùng thì đưa bản dự thảo cho Lưu Bá Thừa: "Anh Lưu, anh xem có ý kiến gì không nhé?".

Lưu Bá Thừa gật đầu cười nói: "Hay! Viết hay lắm. Như vậy là tôi yên tâm rồi. Lương Quân, cậu nhanh chóng chép lại cho rõ ràng nhé".

Những cán bộ tham mưu đứng yên từ nãy đến giờ nghe thấy Tư lệnh nói vậy thì vội vàng châm thuốc, vừa rót nước cho Chính uỷ Đặng Tiểu Bình vừa nói thầm thì với nhau: "Chính uỷ Đặng Tiểu Bình quản lý bao nhiêu là việc lớn vậy mà viết vẫn rõ ràng lắm, và viết nhanh đến kinh người, thật là người giỏi giang!".

Hai người, một là Chính uỷ, một là Tư lệnh đều là những dũng tướng giỏi chiến đấu và lập được nhiều chiến công lớn lao. Nhưng họ đều có cái tật là đánh xong trận rồi luôn thích tranh tài cao thấp, không ai chịu phục ai, thường xuyên tranh cãi nhau đến độ đỏ mặt tía tai. Có lần còn phải nhờ những đồng chí trong đơn vị làm trọng tài phân xử xem ai đúng, ai sai.

Các đồng chí trong đơn vị thường nói rất khâm phục:

Chính uỷ Đặng trẻ tuổi hơn Tư lệnh Lưu Bá Thừa đến mười mấy tuổi, ông luôn kính trọng Tư lệnh như anh trai. Tư lệnh Lưu cũng tôn trọng Chính uỷ Đặng, mỗi lần Chính uỷ Đặng ra trận thì dù là trời nóng như thiêu hay trời rét như cắt thì Tư lệnh Lưu thường tiễn Chính uỷ Đặng lên đường và dặn dò những người đi cùng Chính uỷ phải chăm lo cho cuộc sống và an toàn sức khoẻ của Chính ủy. Chia tay nhau rồi thì ông cũng đứng nhìn theo bóng của Chính uỷ đi khuất mới thôi.

Người nói thì vô tình nhưng người nghe thì cố tình. Các đồng chí trong đơn vị nói vậy như là để nói cho hai vị tướng nghe.

Ân tình sâu nặng, tri kỷ của hai người luôn gắn bó keo sơn đến tận những năm cuối đời

Lưu Bá Thừa đã nói với Hoa Quốc Phong khi đến thăm mình rằng: "Tôi và đồng chí Đặng Tiểu Bình đã cùng làm việc với nhau hơn 50 năm rồi. Tôi rất hiểu ông ấy. Sau này tôi chết đi thì mong muốn được đồng chí Đặng Tiểu Bình chủ trì lễ truy điệu.

Nếu không được thì tôi sẽ không vào Bát Bảo Sơn, để cho con tôi ném thi thể ra đồng hoang là được rồi".

Khi nguyên soái Lưu Bá Thừa qua đời thì Đặng Tiểu Bình đã dẫn cả gia đình tham dự Lễ truy điệu. Đích thân ông viết và đọc điếu văn. Trong bài điếu văn có nói: "Bá Thừa mắc bệnh đã lâu nhưng cuối cùng thì cũng không thể chữa khỏi. Tôi đã làm việc với ông trong bao nhiêu năm trời nên hiểu ông vô cùng. Ông ấy ra đi đã để lại cho tôi nỗi đau da diết".

Chương V: Nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn

Một phần của tài liệu Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc (Trang 83 - 86)