chuyển nguy thành an
Thượng tuần tháng 10 năm 1981, căn bệnh viêm tuyến tiền liệt của nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn phát tác thường xuyên, đi tiểu rất khó khăn nên phải dùng nhiều loại kháng sinh liều cao để chữa trị. Nhưng do cứ dùng kháng sinh liều cao như vậy nên ông lại bị viêm dạ dày, thườngxuyên bị Tào Tháo đuổi, có hôm một ngày đi đến 15 bận. Tỷ lệ tử vong của căn bệnh này lên đến 70%.
Ngày 4 tháng 11 ông bắt buộc phải nhập viện. Sau đó ông lại mắc thêm rất nhiều căn bệnh khác. Cơ thể yếu ớt lại bị cảm cúm, sốt cao dài ngày nên càng làm cho thể chất yếu hơn. Cảm cúm, viêm phổi khiến cho tim đau từng đợt, sức khoẻ suy sụp. Viêm tuyến tiền liệt đã phát triển đến mức tuyến tiền liệt sưng to, nước tiểu đọng lại nhiều làm chức năng thận bị suy thoái...
Những căn bệnh nặng này giày vò ông đến mức uống thuốc cũng khó khăn.
Bệnh viện đã nhiều lần phải thông báo bệnh tình nguy kịch. Khi ấy các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quân uỷ trung ương và rất nhiều đồng chí cách mạng lão thành khác đều đến thăm vị nguyên soái đức cao vọng trọng này.
Mọi người vô cùng lo lắng, nhưng nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn thì không, ông vẫn ung dung như thường. Ông đã nói với người nhà và cấp dưới rằng: “Các bác sỹ của Trung Quốc luôn giỏi hơn bác sỹ nước ngoài. Các bác sỹ khám bệnh cho tôi đều là những bác sỹ hàng đầu của nước ta, chúng ta không tin tưởng họ thì tin tưởng ai? Mọi người không cần phải can thiệp vào phác đồ chữa trị của họ và cũng đừng đưa ra những yêu cầu khó khăn với bác sỹ, y tá”.
Ông dịu dàng nói với bác sỹ, y tá phục vụ: "Các đồng chí đừng lo, mỗi lần hội chẩn cần gì phải mời nhiều bác sỹ đến như vậy, người đông thì nhiều ý kiến, làm sao mà thống nhất được. Chữa thế nào thì chữa, không nên suy nghĩ quá nhiều, tôi đã 82 tuổi rồi, ngộ nhỡ không được thìđâu có phải là đoản mệnh".
Dưới sự cố gắng của lãnh đạo, bác sỹ và y tá bệnh viện cộng với sự phối hợp tích cực của bản thân nguyên soái Nhiếp nên sau hơn 4 tháng điều trị bệnh tình đã chuyển từ nguy hiểm sang yên ổn. Ngày 18 tháng 3 năm 1982 ông đã được ra viện về nhà.
Tuy sức khoẻ ngày càng yếu, đi lại, thao tác khó khăn nhưng nguyên soái Nhiếp vẫn quan tâm đến việc xây dựng quân đội, lưu tâm đến những người làm việc quanh mình. Một hôm, nguyên soái Nhiếp đi bộ trong sân, vô tình gặp một đồng chí chiến sỹ
cảnh vệ, ông liền nói chuyện với cậu. Khi ông biết được quê nhà cậu lính cảnh vệ này làm giàu từ việc trồng nấm thì ông nghĩ trồng nấm không mất nhiều vốn và thu được lời nhanh, trồng rất dễ. Tổ cảnh vệ ở đây nên học cách trồng nấm để sau này phục viên thì có việc mà làm, nhất nghệ tinh thì nhất thân vinh mà, đỡ phải lo lắng cho cuộc sống tương lai. Thế là ông nói với cậu lính ấy: "Lần sau cậu về nhà mang ít giống nấm đến nhé, mọi người nên học cách trồng nấm với nhau có được không?". Cậu lính ấy nghe vậy thì vô cùng cảm động trước tình cảm của nguyên soái Nhiếp. Cậu liền viết thư về nhà nói là muốn có mười mấy túi giống nấm và một ít mùn cưa để trồng nấm.
Các chàng trai trẻ vui vẻ trộn mùn cưa và trồng nấm nhưng khi bàn đến chỗ trồng nấm thì mọi người lại thấy nản vì chẳng có chỗ nào phù hợp để treo túi nấm. Nguyên soái biết được liền dành cho các cậu một gian nhà nhỏ để trồng nấm. Các chàng trai trẻ thích lắm liền nói: "Tuyệt vời quá, trong nhà nguyên soái cũng có một mảnh đất để trồng trọt!". Nhưng lần giống đầu tiên được trồng nhưng vài ngàysau chỉ có vài mầm cây nấm mọc lên, chúng phát triển rất chậm nên các chàng cảnh vệ càng thất vọng.
Nguyên soái Nhiếp lại an ủi họ rằng: "Lần đầu tiên trồng mà đã mọc được thành cây là có kết quả rồi. Đừng có nhụt chí, cần phải tiếp tục thử nghiệm". Nguyên soái Nhiếp đãgiao cho cán bộ văn phòng tìm mua những cuốn sách, tạp chí nói về cách gây trồng nấm. Ông còn tặng cho các chàng lính cảnh vệ chiếc bình tưới hoa của mình.
Những chàng lính cảnh vệ lại vui vẻ trồng đợt nấm tiếp theo. Nguyên soái thường xuyên hỏi han xem họ để nhiệt độ, tưới nước có phù hợp không. Mỗi lần như vậy thì các anh lính cảnh vệ đều thấy trào lên trong lòng tình cảm xúc động không thốt lên lời.
Hơn một tháng trôi qua, các chiến sỹ cảnh vệ đã trồng được những cây nấm vừa to vừa non mướt. Hôm hái nấm họ đã biếu nguyên soái những cây nấm ngon nhất và đồngthanh nói: "Thưa Thủ trưởng, Thủ trưởng phải ăn thử những cây nấm của chúng cháu trồng nhé!" Nguyên soái Nhiếp nghe xong nở nụ cười rất hiền từ.
Căn bệnh viêm tuyến tiền liệt ngày càng nặng, đến ngày 27 tháng 12 năm 1985 thì phải làm phẫu thuật bàngquang và đặt ống thoát nước tiểu.
Tim ngày càng yếu, máu lên tim không đủ, thường xuyên bị đau tim nên đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động bình thường của ông. Ngày 18 tháng 7 năm 1989 thì ông bị co thắt tim lần một. Ông đã chữa khỏi viêm ruột nhưng ruột lại rất nhạy cảm, yếu đến mức không thể tự kiềm chế nổi đại tiện. Thể chất yếu, hay cảm cúm nên dễ bị viêm phổi, lại còn rất nhiều các bệnh khác nữa...
Với tình trạng sức khoẻ như vậy, nguyên soái Nhiếp vẫn ngoan cường chiến đấu với bệnh tật. Ông sống rất lạc quan, không bao giờ để bệnh tật áp đảo tinh thần của mình. Một lần nguyên soái Nhiếp đã vui vẻ nói với mọi người: "Người mà 70 tuổi thì phải có ba-toong, người 80 tuổi thì phải có xe. Tôi đã hiểu hết được những điều ấy, người hơn 70 tuổi thì không thể rời khỏi chiếc ba-toong, trên 80 tuổi thì không thể rời khỏi chiếc xe lăn. Nhưng dù sao thì vẫn phải rèn luyện, hoạt động. Không rèn luyện
đâu có được?" Ông không thể chống ba-toong đi dạo nhưng vẫn kiên quyết ngồi xe lăn và đi dạo.
Sau này làm như vậy cũng khó nên đành phải nhờ người đẩy xe. Trước là một người đẩy sau thì phải cần đến hai người đẩy. Cuối cùng thì cũng không thể ngồi trên xe đẩy, ông phải nằm ở trên giường nhưng vẫn tập luyệnnhững bài thể dục, vận động chân tay đơn giản.
Trong thời gian này thì Bệnh viện cũng cử nhân viên xoa bóp cho ông. Hàng ngày họ xoa bóp, vận động chân tay cho ông. Nguyên soái Nhiếp luôn phối hợp với mọi người rất tốt, với ông đó cũng chính là sự rèn luyện tốt nhất.
Nguyên soái Nhiếp vật lộn ngoan cường với bệnh tật như vậy đấy. Cùng với sự tận tâm chữa trị của các bác sỹ, y tá nên ông đã kéo dài sự sống được thêm 10 năm.