0
Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

Trở về Bắc Kinh, bị nhốt vào nhà giam

Một phần của tài liệu GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG CỦA 9 VỊ NGUYÊN SOÁI TRUNG QUỐC (Trang 39 -44 )

Ngày 27, Bành Đức Hoài vừa về đến Bắc Kinh thì liền bị đưa đến một doanh trại bộ đội ở Năm cây tùng phía Tây ngoại ô, cách xa trung tâm thành phố.

Bành Đức Hoài bước vào buồng ở và phát hiện ra mình đã hoàn toàn mất hết tự do, ngay cửa chính ra vào có một chiến sỹ giải phóng quân ôm súng đứng gác, không cho phép ông tuỳ tiện đi ra khỏi phòng. Đội chiến đấu Hồngvệ binh liên tục đến “nói chuyện” với ông, thần thái của họ ngạo mạn, vô lễ, lời nói thô lỗ, hành vi hung hăng, nóichẳng được vài câu là đã mắng chửi hàng tràng.

Tết Nguyên đán năm 1967, Bành Đức Hoài lặng lẽ viết lại cảm nhận của mình trong ngày này: "Hôm nay là Tết nguyên đán năm 1967, cuộc sống của mình đã ở vào một hoàn cảnh khác, bị tổ chức quần chúng cách mạng tóm về Bắc Kinh đợi xét xử.

Đã 7 ngày trôi qua rồi mà vẫn chưa tuyên bố tội danh, đây là tình huống lần đầu tiên mình gặp phải trong cuộc đời 69 năm của mình".

Ông viết xong nhật ký, liền lập tức xé một tờ giấy trong sổ ghi chép viết cho Chủ tịch Mao một bức thư:

"Chủ tịch!

Đồng chí đã ra lệnh cho tôi phải đi xây dựng tuyến ba, ngoài việc đảm nhận chức vụ Phó chủ nhiệm thứ ba thì vẫn chưa đảm nhận bất cứ công việc nào, làm phụ sự kỳ vọng của Chủ tịch. Tối ngày 22 tháng 12 tại Thành Đô đã bị Hồng vệ binh Học viện Hàng không Bắc Kinh bắt, ngày 23 chuyển cho Hồng vệ binh "Đông phương hồng" của Học viện địa chất Bắc Kinh và ngày 27 bị giải về Bắc Kinh. Tôi bị nhốt ở bộ đội cảnh vệ Trung ương, đồng thời cũng bị Hồng vệ binh giam giữ. Cuối cùng tôi xin gửi lời chào trân trọng tới đồng chí! Chúc đồng chí vạn thọ vô cương!

Ngày 1 tháng 1 năm 1967 Bành Đức Hoài"

Sau khi viết xong bức thư này, Bành Đức Hoài đã đưa cho lính gác cửa và nhờ họ chuyển lên trên. Thư được "Trạm giam giữ" chuyển đi, sau nhiều lần kiểm tra cuối cùng đã đưa đến tay của Thủ tướng Chu. Thủ tướng đã đọc bức thư này trong Hội nghị Trung ương.

Bành Đức Hoài ở trong nhà giam ngóng trông sự trả lời của Mao Trạch Đông, cứ chờ đợi như vậy đến 8 năm liền,và trả lời ông là những cuộc đấu tố ngày một tàn khốc hơn, cho đến tận khi cuộc sống của ông kết thúc.

Năm ấy Bành Đức Hoài đã gần 70 tuổi mà liên tục bị đưa ra đấu tố, bức cung và chửi rủa bừa bãi, điều kiện sống vô cùng tồi tệ, phòng ở vừa tối tăm vừa ẩm ướt, mùa đông thì lạnh không có quần áo thay giặt. Căn bệnh viêm da thần kinh ông mắc từ hồi chiến tranh Triều Tiên nay lại tái phát, đôi chân mưng mủ và lan đến tận ngực bụng, toàn thân đau nhức, ngay cả khom lưng hoặc nằm xuống cũng rất khó khăn, lúc ấy ông mới đặt vấn đề chữa trị với nhân viên giam giữ.

Trong trạm giam giữ có giam một số đối tượng nhưng những đối tượng này đều được phép nhận quà cáp, quần áo, thực phẩm người nhà gửi vào, chỉ duy nhất có Bành Đức Hoài là không có gì. Nhân viên giam giữ thấy Bành Đức Hoài vẫn mặc bộ quần áo lót đã mặc từ khi ở Thành Đô đến giờ đây đã dính đầy máu mủ, tất đã thủng lỗ chỗ, quần bông thì rách lộ đầy bông trông thật đáng thương. Họ đã hỏi ông xem có cần thông báo cho người nhà mang quần áo đến thay không, ông suy đi tính lại vẫn sợ làm liên luỵ đến các cháu nhưng lúc ấy đành phải viết cho cô cháu gái Bành Mai Khôi bức thư thông báo "đã bị bắt về Bắc Kinh", "Đến Bắc Kinh được hai tháng, Hồng vệ binh vẫn truy hỏi về tình hình Hội nghị Lư Sơn, việc này có gì để nói đâu, bác vẫn như vậy, luôn phục tùng quyết định của Trung ương, luôn tình nguyện chịu sự thẩm tra của quần chúng cách mạng. Bệnh viêm da năm nay đã chuyển sang lở loét, đau và ngứa vô cùng, cán bộ phụ trách đã cử bác sỹ đến điều trị và cũng có hiệu quả sơ sơ. Bác bị bắt gấp ở Thành Đô nên không kịp mang theo đồ dùng, chỉ mặc mỗi bộ quần áo bông đen nay đã rách hết rồi, mùa xuân ấm lên nên không thể thay giặt được, cháu

mang đến cho bác hai chiếc quần đùi, bộ quân phục áo đen quần lam, tất, giầy vải và ít tiền nhé".

Bành Mai Khôi luôn lo lắng cho số phận của bác mình nên khi nhận được thư của nhân viên giám sát và bảo vệ thì vừa xúc động vừa buồn, vội vàng chuẩn bị ít quần áo và hoa quả. Nhưng do không được phép vào thăm nên cô đành phải nhờ nhân viên giám sát chuyển hộ.

Đầu tháng 3, Bành Đức Hoài và một số đối tượng bị giám sát đã chuyển đến một nơi gần khu vực Năm cây tùng, đó là chỗ bộ đội khu Vệ Mâu, La Đạo Trang ở. Đến đó, Bành Đức Hoài và những người ấy bị coi là "can án" nên được theo dõi rất nghiêm ngặt, nhất cử nhất động đều bị ghi vào hồ sơ. Bành Đức Hoài phát hiện ra sự thay đổi này nên lẩm bẩm: "Mình biết đây không phải là doanh trại mà là nhà giam", "Mình đang bị ngồi tù ở đây". Thời tiết đã dần ấm lên, nhưng ông vẫn mặc bộ quần áo bông cũ nát, nhiều khi còn xin lính gác ít kim chỉ để tự khâu vá và than vãn: "Năm nay nữa là mình bị cách chức 8 năm rồi, 8 năm này mình đã sống thật lãng phí!". "Cuộc đại cách mạng văn hoá" phát triển ngày càng mạnh nên các cuộc đấu tố Bành Đức Hoài ngày càng ghê gớm. Từ khi Diêu Văn Nguyên đăng bài bình "Hải Thụy bãi quan" đến nay, thì các báo chí đã nhiều lần không chỉ đích danh nhưng ám chỉ ông phản Đảng, phản chủ nghĩa xã hội, cần phải lật lại vụ án... chụp cho ông chiếc mũ "kẻ phái hữu có khuynh hướng phản chủ nghĩa xã hội". Hạ tuần tháng 5, Thích Bản Vũ đã công khai nói đến tên Bành Đức Hoài trong bài viết đọc "diễn thuyết của Mao Trạch Đôngtại buổi toạ đàm văn nghệ Diên An", trong bài có viết "một phần tử phản cách mạng đóng vai chủ nghĩa xã hội, đó là một tên chủ nghĩa tư bản lớn nhất trong Đảng chúng ta, những kẻ như Bành Đức Hoài, những phần tử phái hữu có khuynh hướng chủ nghĩa cơ hội đã bãi quan ở Hội nghị Lư Sơn đang tìm cách giật dây người khác để cùng hoạt động phản cách mạng".

Đọc được bài văn này trong nhà giam ông còn thấy cả tên của Bành Chân, Lục Định Nhất, Chu Dương, Lâm Mạc Hán, Tề Yến Nham, Hạ Hàm, Điền Hán... ông đã gạch bút đỏ ở dưới chân những cái tên này. Đọc tiếp thì thấy có những lời chửi bới, ông tức giận ném tờ báo sang một bên và nằm xuống hát bài Quốc tế ca: “Bầu nhiệt huyết đã chảy sôi sục muốn đấu tranh vì chân lý...".

9. Giang Thanh nói: "Bành Đức Hoài bị đấu tố"

Tháng 1 năm 1967, những hành động điên cuồng cướp Đảng và quyền lãnh đạo các cấp của Chính phủ phe tạo phản bắt đầu dấy lên ở Thượng Hải, sau đó lan rộng ra cả nước. "Đại cách mạng văn hoá" đã từng bước bước vào giai đoạn mới của cái gọi là đoạt quyền trên phạm vi cả nước nên những chủ nhân của nó đã bày ra rối loạn xã hội và những tai hoạ vô cùng nghiêm trọng. "Chỉ ra, đấu tố, đấu tranh" đã bước vào thời điểm hung hãn nhất. Giang Thanh khi ấy đã ngắm trúng Bành Đức Hoài.

Bà ta đã nhiều lần rêu rao với tổ chức tạo phản "phái tả" rằng: "Bành Đức Hoài đang được vỗ béo mầm ở trong khu doanh trại mà chưa bị đưa ra đấu tố lần nào!", "Cần phải đấu tố cho hắn có kết cục thật thảm hại. Thích Bản Vũ đã hiểu được ý này của Giang Thanh, liền ra lệnh cho tên cầm đầu phe tạo phản của Học viện Hàng

không Bắc Kinh, Hàn Ái Tinh rằng: "Bành Đức Hoài là tên tư bản lớn nhất trong quân đội", "Cần phải lôi Bành Đức Hoài ra đấu tố!". Đúng là dã man, tàn bạo, những trận đấu tố ghê tởm và đáng thương đã lần lượt giáng xuống đầu Bành Đức Hoài. Sáng ngày 19 tháng 7, một chiếc xe Jeep đưa Bành ĐứcHoài đến phòng học của Học viện Hàng không Bắc Kinh và hơn 60 hồng vệ binh đã tiến hành đấu tố, tấn công ông lần thứ nhất.

Khi ấy, những cán bộ gương mẫu nhất của Học viện Hàng không Bắc Kinh đã đứng ra phê phán Bành Đức Hoài trong cuộc chiến tranh chống Nhật đã định "lập một vương quốc độc lập" tại Hoa Bắc, "quay lưng lại với Chủ tịch Maođể tự ra lệnh cuộc chiến bách đoàn, làm lộ lực lượng quân sự của quân ta, lôi kéo bọn Nhật dã man đến và gây tổn thất to lớn cho nước nhà..."

Lúc ấy Bành Đức Hoài đã ngắt lời người nói và bình tĩnh kể về cuộc chiến tranh bách đoàn cho hồng vệ binh nghe, hơn trăm nghìn quân nhân đã chiến đấu anh dũng thế nào tại Hoa Bắc để ngăn chặn sự xâm lược của quân Nhật, họ đã thể hiện được tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Trung Hoa, giáng một đòn mạnh vào khí thế hung hăng của quân Nhật, cổ vũ nhân dân toàn quốc có được niềm tin chiến đấu để giành thắng lợi, đề cao được danh tiếng của bát lộ quân Đảng cộng sản, và đây cũng là lần rèn luyện đối với bộ đội, dân binh vũ trang và quần chúng nhân dân. Rất nhiều hồng vệ binh lần đầu tiên được nghe kể về cuộc chiến đấu này nên cảm thấy vô cùng thích thú và quên đi nhiệm vụ "đấu tố".

Trung ương đã gửi điện báo thông báo: “Bành Đức Hoài mồm mép giảo hoạt, đã huênh hoang khoe mình anh hùng như thế nào, đã giết chết và làm bị thương bao nhiêu quân địch như là kể một câu chuyện cổ tích".

Tên cầm đầu phe tạo phản tìm cách xoay chuyển cục diện, lập tức chuyển ngay chủ đề, yêu cầu Bành Đức Hoài phải khai rõ về "Hành vi phạm tội chống Đảng, chống Chủ tịch Mao tại Hội nghị Lư Sơn!". Hắn còn nhảy qua bàn chỉ thẳng vào mặt Bành Đức Hoài hét lớn: "Mày có chống Chủtịch Mao không?". Và sau đó đấm luôn vào mặt Bành Đức Hoài, hắn đánh mạnh đến nỗi Bành Đức Hoài bị lùi mấy bước rồi ngã ra sàn nhà.

Những tên hồng vệ binh xung quanh liền quây lại chân đá, tay đấm túi bụi lên người Bành Đức Hoài.

Tình trạng này kéo dài nhiều lần, lần sau mạnh hơn lần trước khiến cho cả cuộc đấu tố rối loạn cả lên.

Bành Đức Hoài đã bị dựng dậy mấy lần và cũng bị đánh ngã lên sàn nhà mấy lần. Một tên cao to còn đi giầy da xông đến đạp một cái vào bên ngực trái của Bành Đức Hoài khiến ông xỉu đi ngay lập tức. Mãi đến 6 giờ chiều ông mới được áp tải quay về phòng giam, và còn bị ép phải viết "Thư nhận tội".

Bành Đức Hoài phải chịu những trận đánh đập dã man, bị thương rất nặng, đến ngày thứ hai thì ông không thể dậy ra khỏi giường và được đưa đến Bệnh viện 267. Qua kiểm tra chụp X quang cho thấy: xương sườn số 5 bên phải bị gẫy, xương

sườn số 10 bên phải bị rạn; bên ngực trái có dấu hiệu bị tụ máu; phía dưới ngực phải bị tổn thương nặng nề.

Bắt đầu từ ngày 26 tháng 7, Bành Đức Hoài bệnh nặng liệt giường nhưng vẫn bị giải lần lượt đến hơn 10 nơi "đấu tố" của các Tổ chức tạo phản, từ Học viện Hàng không Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Tổng bộ các quân giải phóng, Uỷ ban Khoa học Quốc phòng, các đơn vị trực thuộc tam quân, đến các trường, đơn vị văn thể ở Bắc Kinh. Trong đó có hơn 6 lần đấu tố với sự tham gia của hơn 10 ngàn ngườivà 7 lần bị đưa đi bêu phố.

Bành Đức Hoài không cam chịu nhục nhã bao nhiêu lần bị đưa lên bục đấu tố là bấy nhiêu lần ông đều ngẩng cao đầu, ưỡn thẳng ngực, kiêu ngạo nhìn khinh bỉ "những kẻ tạo phản". Càng như vậy thì những tên đầu trâu mặt ngựa lại càng hung tợn hơn, chúng đánh ông huỳnh huỵch, chúng trút giận lên người ông khiến ông bao phen ngất lịm. Chiều ngày 11 tháng 8 năm 1967, Phổ An Tú bị một đám hồng vệ binh áp giải ra đấu tố. Bỗng nhiên, bà nhìn thấy trên một chiếc xe có đám người cũng đang áp tải một người, đó chính là Bành Đức Hoài.

Thời gian ấy thì Bành Đức Hoài cũng đã xa bà hơn 2 năm, đã bị đày đoạ giống như một tên tù. Hai vợ chồng ông đã bị mấy tên lính to lớn trói giật khuỷu tay. Mắt hai người gặp nhau mà không thể nói với nhau một lời. Hơn 10 năm sau, bà An Tú nhớ lại tình cảnh ấy mà vẫn không kìm nổi tức giận, cái nhìn ngắn ngủi ấy chính là sự gặp gỡ cuối cùng của hai vợ chồng họ.

Bà An Tú vốn là một người dịu dàng, nho nhã, đã bao nhiêu lần bị "phe tạo phản" của trường đưa ra tra hỏi, chúng ép bà phải nói "về hành vi phạm tội của tên Bành Đức Hoài". Thế nhưng, cho dù những tên của "phe tạo phản" đó hung dữ đến cỡ nào, đe doạ ra sao thì bà vẫnluôn im lặng. Và cứ sau mỗi lần im lặng là hàng loạt những trận đánh đập tàn bạo ập xuống đôi vai nhỏ bé của bà, bọn thanh niên trai tráng cứ túm tóc, đập đầu bà vào tường. "Phe tạo phản" còn hung bạo đưa ra thông điệp cuối cùng với bà: "Mày mà không khai ra, bọn tao sẽ đập chết cái đầu chó của mày!".

Khoảng 7 giờ sáng ngày 3 tháng 8, bà An Tú cúi đầu đi vào Di Hoà viên ở ngoại ô phía Tây, thành phố Bắc Kinh. Khoảng 2 giờ sau, có người phát hiện bà An Tú nằm bất tỉnh bên cạnh hồ Côn Minh trong Di Hoà viên, trông bà không còn gì là đau khổ, bà đã mất đi mọi cảm giác, trong túi bà chứa đầy thuốc ngủ chưa kịp uống hết. Bà đã được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện số ba thuộc Học viện Y học Bắc Kinh và được cứu sống. Bác sỹ nhìn thấy huy hiệu của trường trên áo bà mới biết được cơ quan bà làm việc. Bà lại bị "phe tạo phản" của trường lôi vềgiám sát rất nghiêm ngặt cùng với hàng loạt những cuộc tra hỏi gắt gao, buộc bà phải sống cuộc đời của một kẻ tù. Tối ngày 15 tháng 8, Đài phát thanh nhân dân trung ương đã chính thức đưa tóm tắt về "Nghị quyết của đại hội đại biểu toàn quốc khoá 8 lần 8 của Đảng Cộng sản Trung Quốc về sai lầm của tổ chức phản Đảng do Bành Đức Hoài cầm đầu". Ngày hôm sau "Nhật báo Nhân dân" còn đăng tóm tắt Nghị quyết này và xã luận "Bành Đức Hoài và những trách nhiệm không thể trốn tránh sau hậu trường". Tiếp đó, tạp chí "Hồng Kỳ" còn đăng bài phát biểu "Từ sự thất bại của Bành Đức Hoài đến sự phá sản

của Jiluxiaofu của Trung Quốc", báo "Quân giải phóng" đăng bài liên quan đến vụ việc này và đã nhanh chóng khơi dậy làn sóng đấutố Bành Đức Hoài đến đỉnh điểm. Bành Đức Hoài một lần nữa lại bị "đấu tố" một cách bạo tàn và khốc liệt hơn. Những trận "đấu tố" tàn khốc kéo dài mãi đến tận cuối năm 1967 mới kết thúc.

Một phần của tài liệu GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG CỦA 9 VỊ NGUYÊN SOÁI TRUNG QUỐC (Trang 39 -44 )

×