Sáng ngày 11 tháng 9 năm 1965, Bành Chân, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản và Kiều Minh Phổ, Thứ trưởng Bộ Tổ chức Trung ương đã thay mặt cho Trung ương nói chuyện với Bành Đức Hoài tại Đại lễ đường Nhân dân về việc Trung ương quyết định cử ông về tuyến ba phụ trách Phó Tổng chỉ huy của tuyến ba.
Bành Đức Hoài chưa chuẩn bị tư tưởng về chuyện ấy, ông im lặng trong giây lát và nói: "Tôi là đảng viên Đảng Cộng sản, cần phải tuân theo sự phân công của tổ chức, nhưng tôi là người đã mắc sai lầm, nói sẽ không có ai nghe, nói sai mọi người sẽ
hoài nghi, mà nói đúng mọi người cũng nghi ngờ, tốt nhất là cho tôi đi rèn luyện ở nông thôn làm công tác điều tra".
Cuộc nói chuyện đã diễn ra trong hai tiếng, Bành Đức Hoài vẫn chưa chịu nhận đi làm nhiệm vụ ở tuyến ba, sau đó Bành Chân đã phải báo cáo với Trung ương về ý kiến của Bành Đức Hoài.
Ngày 21 tháng 9, Bành Đức Hoài lại viết một bức thư ngắn gửi cho Mao Trạch Đông đề nghị duyệt cho ông về nông thôn.
Mao Trạch Đông nhận được thư của Bành Đức Hoài liền quyết định sẽ nói chuyện với ông vào ngày 23 tháng 9, và Mao Trạch Đông cũng mời Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai (nhưng lúc đó còn phải tham gia hoạt động đối ngoại nên không thể tham dự được), Đặng Tiểu Bình, Bành Chân tham gia. Khi Bành Đức Hoài bước vào cửa Di Niên đường ở trong Trung Nam Hải thì đã thấy Mao Trạch Đông đứng đó chờ đợi. Bành Đức Hoài vui buồn lẫn lộn, tiến lên bắt chặt tay Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông chăm chú nhìnkhuôn mặt đen, gầy, đầy nếp nhăn và mái tóc điểm bạc của Bành Đức Hoài nói: "Mấy năm không gặp nhau rồi, anh già đi nhiều quá". Bành Đức Hoài nở nụ cười gượng gạo: "Không có việc nên cũng không lên điện tam bảo!". Mao Trạch Đông nói: "Anh đúng là người gan góc, mấy năm rồi cũng không viết thư, lúc viết thì viết liền mấy lá". Tiếp đến hai người dắt tay nhau đi vào Di Niên đường. Bành Đức Hoài đã kiềm chế được tình cảm của mình, ông bình tĩnh giải thích với Mao Trạch Đông về nguyên nhân không muốn đi tuyến ba mà muốn xuống nông thôn. Mao Trạch Đông nói: "Bây giờ đang cần phải xây dựng tuyến ba lớn mạnh, chuẩn bị chiến tranh, hậu phương chiến lược cũng rất quan trọng, anh đi đến khu vực Tây Nam là phù hợp nhất, sau này còn phải dẫn quân ra trận, khôi phục danh dự nữa chứ". Nói đến vấn đề hội nghị Lư Sơn, Mao Trạch Đông nói: "Hội nghị Lư Sơn đã trôi qua rồi, đó là chuyện của quá khứ, bây giờ xem ra đúng là chân lý đã đứng về phía anh". Bành Đức Hoài nghe thấy thế thì liền nhen nhóm tia hy vọng trong lòng. Nhưng ông vẫn chưa bằng lòng lắm về việc đi nhận nhiệm vụ ở tuyến ba, ông nói: "Với công nghiệp tôi là người ngoài ngành, chẳng biết tý gì, làm chính trị cũng không tốt lắm, tôi nghĩ tốt nhất vẫn là đến những vùng nông thôn làm nông nghiệp". Trong khi nói chuyện, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân cũng lên tiếng thuyết phục Bành Đức Hoài, hy vọng ông sẽ chấp nhận cuộc thử thách ở tuyến ba.
Cuối cùng, Mao Trạch Đông phải nói chắc như đinh đóng cột: "Đồng chí Bành Đức Hoài phải đi Tây Nam, đó là quyết định của Đảng, nếu có ai phản đối thì đề nghị người đó đến nói với tôi. Trước kia tôi phản đối đồng chí Bành Đức Hoài cũng là tích cực, nay ủng hộ đồng chí cũng là xuất phát từ tấm lòng chân thành".
Tiếp đó, Mao Trạch Đông liền nhắc đến chuyện cũ:
Với suy nghĩ của đồng chí Bành Đức Hoài, ta cũng cần phải một chia thành hai, bản thân tôi cũng như vậy". "Khi xây dựng tuyến đường ba, cán bộ quân đoàn ba đã phản đối đi qua Cán Giang. Bành đã nói một lời dứt khoát, cần phải qua Cán Giang, và thế là đã qua Cán Giang. Trong 3 lần bao vây, tiễu trừ, đập nát Tưởng Giới Thạch, chúng tôi đã phối hợp với nhau rất nhịp nhàng. "Sự biến Phú Điền" của bọn phản cách
mạng đã mạo danh viết ba bức thư giả khiêu khích, ly gián gửi cho ba người Chu Đức, Bành Đức Hoài và Hoàng Công Lượng. Bành Lập đã cử người đưa thư đến, Tiền uỷ Quân đoàn ba còn triệu tập họp, thông báo phản đối sự biến Phú Điền. Trong cuộc đấu tranh phản đối Trương Quốc Thọ cũng rất kiên định. Những thành tích của cuộc chiến tranh giải phóng đã được khẳng định tại chiến trường Tây Bắc, một đội quân nhỏ bé đã đánh bại quân độihùng mạnh của Hồ Tông Nam của Quốc Dân đảng, tôi luôn ghi nhớ sự việc này và trong tuyển tập của tôi còn giữ nguyên tên của đồng chí, tại sao một con người đã mắc sai lầm lại nhất định phải phủ nhận tất cả nhỉ?...
Buổi nói chuyện tập thể này đã diễn ra trong 5 tiếng rưỡi đồng hồ, cuối cùng thì Bành Đức Hoài đã chấp nhận quyết định điều đi Tây Nam của Trung ương.
Ngày 6 tháng 10, đồng chí Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình đã một lần nữa mời đồng chí Bành Đức Hoài đến Hoài Nhân đường, Trung Nam Hải gặp gỡ nhằm chuẩn bị trước cho chuyến đi công tác Tây Nam của ông. Đồng chí Đặng đã nói: "Về nghiệp vụ thì chúng ta ai ai cũng là người ngoài ngành, về chính trị thì chúng ta đều làm theo chỉ thị của đồng chí Chủ tịch, cần phải tin tưởng lẫn nhau".
Bành Đức Hoài chuẩn bị rời Bắc Kinh đi nhận nhiệm vụ ở phương xa với sự ủng hộ nhiệt tình của Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Bành Chân, cùngvới tấm lòng lo lắng và sự an ủi "có thể chân lý đã đứng về phía anh". Năm ấy ông đã 67 tuổi, vẫn được tiếp tục cống hiến cho Đảng, cho nhân dân, đó là mong muốn duy nhất của ông.
Ngày 28 tháng 11 năm 1965, Bành Đức Hoài mặc chiếc áo khoác của quân đội cũ đã nhuộm đen và rời Bắc Kinh trên chuyến tàu hoả số 35 trong tiếng còi tàu hú dài. Ngày 30 cùng tháng ông đã đến Thành Đô, kết thúc 2.250 ngàyđêm bị giam cầm tại hoa viên nhà họ Ngô.
Ông cứ cho rằng có thể bỏ mặc tất cả để tập trung vào công việc, nhưng thực ra chờ đợi đón tiếp ông vẫn là những công việc, môi trường sống với những con người có khuôn mặt lạnh lẽo, hằn học. Do ông ở trong tình trạng bị phong bế, nên không biết chút gì về nội tình công tác "phân công".
Trước khi Bành Đức Hoài đến Thành Đô, Cục Tây Nam của Trung ương Đảng Cộng sản đã quyết định một nguyên tắc: Bành Đức Hoài không được tiếp xúc với những thông tin, tình hình có liên quan đến sản xuất công nghiệp quân sự; không được tham gia bất cứ hội nghị nào liên quan đến việc xây dựng công trình quân sự, không được tham quan các xưởng sản xuất công nghiệp quân sự. Khi đi công tác, Bành Đức Hoài cần phải có một đồng chí Cục trưởng khác đi cùng để dễ bề "tìm hiểu" tình hình hoạt động của ông. Điều này đã hoàn toàn trái ngược với hứa hẹn của Trung ương.
Sau khi nghe giới thiệu về tình hình xong, Phó Chủ nhiệm thứ nhất, thứ hai của Kiến uỷ tuyến ba đã đề nghị Bành Đức Hoài phụ trách công tác hậu cần về than và khí đốt thiên nhiên. Đương nhiên, sự phân công này đã tỏ ra rất coi thường và thiếu tin tưởng đối với ông.
Sau khi Bành Đức Hoài được bố trí ổn thoả, ông tiện tay lật đọc những tờ báo bị xếp hàng chồng mà không ai sờ tới,khi nhìn thấy bài phát biểu của Diêu Văn Nguyên vào ngày 10 tháng 11 trên "Văn Hối báo" của Thượng Hải và "Nhân dân Nhật báo" ngày 30 tháng 11 (đấy đúng là ngày ông đến Thành Đô) liền tức giận mắng: "Nói vớ vẩn!" và ném tờ báo lên bàn.
Vào ngày 12 tháng 12, sau khi tham dự Hội nghị công tác chính trị Kiến uỷ tuyến ba Trùng Khánh, ông đi Nội Giang,Tự Công, Uy Viễn tìm hiểu tình hình sản xuất khí đốt thiên nhiên và than.
Hội nghị kiến uỷ tuyến ba vừa kết thúc, Bành Đức Hoài liền đi công tác lần thứ hai, ông tham gia vào xây dựng cơ sở sắt Hoa Cương Phán Kỹ. Trên đường đi đã kiểm tra luôn cả công trình đường sắt Côn Minh đã được sửa xong, mở vào Thạch Miên huyện Thạch Miên và khu vực Tây Xương... Ông còn đặc biệt đi thăm bến phà An Thuận, nơi mà hồng quân trường chinh đã qua lại rất nhiều và huyện Hội Lý, nơi ông đã từng dẫn hồng quân đánh qua...
Ngày 19 tháng 4 năm 1966, Bành Đức Hoài lại đi ra ngoài lần thứ ba để thị sát mỏ than Xuyên Nam.
Ngày 25 tháng 5, Bành Đức Hoài đi thị sát lần thứ tư, kế hoạch là thị sát các cơ sở mỏ than từ Trùng Khánh, Tôn Nghị đến Quý Châu. Ngày đầu tiên ông vừa đến huyện Đại Túc thì nhận được thông báo khẩn cấp của kiến uỷ tuyến ba yêu cầu ông về ngay Thành Đô.
Ông đành huỷ chuyến đi thị sát và quay về Thành Đô thì được nghe truyền đạt quy định của hội nghị do đồng chí Chủ tịch Mao Trạch Đông chủ trì, Bộ Chính trị Trung ương đã thông qua "Thông tri Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc" tại Hội nghị mở rộng ngày 16 tháng 5 (thông tri này được gọi tắt là "Thông tri 16-5").
Hội nghị lần này đã quyết định Tổ Đại cách mạng văn hoá Trung ương do Trần Bá Đạt làm Tổ trưởng, Giang Thanh làm Tổ phó. Tổ này đã khép Bành Chân, Lục Định Nhất, La Thuỵ Khanh, Dương Thượng Côn vào tội "phản Đảng" và cách chức họ.
Cơ quan kiến uỷ tuyến ba sau khi truyền đạt "Thông tri 16-5" xong liền triệu tập một số buổi nói chuyện và Bành Đức Hoài lập tức bị biến thành đối tượng bị phê bình. Một số đồng chí đã cùng Bành Đức Hoài đi công tác cũng được "động viên" ra mặt vạch trần ông như "âm mưu thâm độc", "mua chuộc lòng người", "đút lót", "giả vờ khổ sở, giản dị", "tấn công Mao Chủ tịch" và "tấn công lá cờ đỏ quốc kỳ"...
Đã bao lần Bành Đức Hoài nhẫn nhịn nói rõ tình hình và kiểm điểm nhưng vẫn bị dìm lên dìm xuống, không thể ngóc đầu lên nổi.
Tiếp đến, họ còn yêu cầu Bành Đức Hoài phải nói rõ những vấn đề "tiểu tập đoàn chống Đảng" và "phản bội tổ quốc".
Bành Đức Hoài đã trả lời: "Sự thực này đã rất rõ ràng, Hội nghị Lư Sơn đã từng thảo luận đến vấn đề tốc độ xây dựng, Chủ tịch thì cần nhanh hơn nữa, ý kiến của tôi là chậm một chút thì tốt hơn, đều là xây dựng chủ nghĩa xã hội, không đề cập gì đến cuộc đấu tranh hay đường lối gì cả", "Tôi đã nói từ 3 đến 5 năm làm gấp đôi thì quá
khó khăn, dục tốc bất đạt", "làm gì có vấn đề tổ chức "tiểu tập đoàn" chống Đảng và phản bội tổ quốc, có chém đầu tôi cũng không có, mà việc này có thể điều tra ra. Tôi cũng đã từng nói với Chủ tịch Mao, hai vấn đề này". Bành Đức Hoài sau khi đọc được báo cáo vắn tắt "Phê bình Bành Đức Hoài" của kiến ủy tuyến ba đã viết rất thẳng thắn trong sổ ghi chép như sau: "Báo cáo vắn tắt này sẽ được tuyên truyền trong cuộc họp các cấp, như vậy là đã làm tắc mất con đường điều tra của tôi rồi".
Tháng 12 năm 1966, theo sự gợi ý của Giang Thanh, Thích Bản Vũ, đội chiến đấu "Đông phương hồng" của Học viện địa chất Bắc Kinh đã đến Thành Đô "nắm chặt Bành Đức Hoài", họ đã hỏi Bành Đức Hoài rất nhiều vấn đề như: "Đồng chí có thái độ gì với Hội nghị Lư Sơn? Có suy nghĩ gì về Hồng vệ binh? Có suy nghĩ gì về Đại cách mạng văn hoá?"... Và Bành Đức Hoài đã trả lời lần lượt từng câu một. Những hồng vệ binh trẻ tuổi qua buổi nói chuyện trực tiếp với Bành Đức Hoài đều rất có cảm tình với ông, họ nói: "Đồng chí là người thẳng thắn, dễ chịu". Những hồng vệ binh trẻ tuổi cho rằng "ông già (Bành Đức Hoài) đúng", họ không biết được là có nên "nắm ông" hay không, liền cử người quay về Bắc Kinh xin chỉ thị. Thích Bản Vũ sau khi nghe xong báo cáo đã tỏ ra không hài lòng với đội trưởng đội chiến đấu "Đông phương hồng", nói: "Lập trường của các cậu có vấn đề, đã bị Bành Đức Hoài lừa dối", phê bình và yêu cầu phải lập tức trở lại Thành Đô để "nắm" Bành Đức Hoài.
Thích Bản Vũ vẫn chưa yên tâm về đội chiến đấu "Đông phương hồng" nên đã âm thầm cử một tổ chức tạo phản khác của Bắc Kinh, đó là đội chiến đấu "Hồng kỳ" của Học viện Hàng không Bắc Kinh với chỉ thị "phải đưa được Bành Đức Hoài về Bắc Kinh".
Đội chiến đấu "Đông phương hồng" Học viện Địa chất và đội chiến đấu "Hồng Kỳ" của Học viện Hàng không đã hoàn thành nhiệm vụ, chiến đấu thắng lợi sau một loạt trận tranh cãi ở Thành Đô.
Tối ngày 25 tháng 12, Bành Đức Hoài vô cùng mệt mỏi, người đầy bụi bẩn sau 3 ngày bị Hồng vệ binh dày vò đã lên trên tuyến tàu hỏa số 34 trong sự hỗn loạn, tiếng người nói ầm ĩ và một đám hồng vệ binh xô đẩy. Ông rời xa Thành Đô lạnh lẽo đi về Bắc Kinh, một nơi còn lạnh giá hơn nhiều.