Tôi chẳng có gì để nói cả

Một phần của tài liệu Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc (Trang 127 - 129)

Tôn Khởi Tăng không bao giờ quên được Dương Dũng. Khi nằm trong bệnh viện, Dương Dũng đã bảo không nên đến thăm nhiều, nhưng anh Tăng vẫn đến.

Một hôm Tôn Khởi Tăng đến thăm Dương Dũng và thấy ông không thể tự đi được, liền nói: "Cứ nằm không đi như vậy cả ngày thì làm sao người mạnh khoẻ được. Anh phải kiên trì đi lại nhiều vào".

Dương Dũng nói: "Bây giờ tôi không thể xuống dưới đất được vì chân phù to quá, không đi vừa đôi dép nào cả".

Tôn khởi Tăng cúi xuống nhìn thì thấy đúng là chân của tướng Dũng sưng to lắm. Tôn khởi Tăng nói: thế thì cắt giầy ra, dù sao thì cũng cần phải đi lại chút ít. Vào thời

gian ấy ngày nào ông cũng xem công văn, báo cáo, báo chí, luôn mồm hỏi hết việc này đến việc khác. Tôn khởi Tăng đã phải nói với Lâm Bân rằng, đừng để cho ông xem nữa, xem nữa có khi còn mất mạng chứ chẳng phải đùa.

Lâm Bân buồn bã lắc đầu...

Đến cuối năm thì ông bắt đầu đi ngoài ra máu, một ngày đi đến gần hai chục bận. Mấy hôm sau, người ông gầy chét ra, môi thì sưng rộp. Tôn khởi Tăng đã nói với Lâm Bân rằng thôi hãy để cho ông nói về những gì ông muốn nói. Mọi người đều khuyên ông nói nhưng ông không đồng ý với lý do, những gì tôi muốn nói thì đều đã nói từ lâu rồi, bây giờ tôi chẳng có gì để nói cả. Ai cũng muốn ông để lại cho đời gì đó nhưng ông vẫn vậy, không chịu nói gì về mình.

Ngay cả trong công việc hàng ngày ông cũng có suy nghĩ nhất quán là không thích ghi chép nhật ký, ông cho rằng, thắng lợi của cuộc chiến đấu là thắng lợi của tập thể, ai ai cũng góp phần, không nên nói riêng đến ai, càng không thể nói đó là công của Dương Dũng. Ông đã nói rằng, lịch sử của mỗi người cần phải viết bằng chính hành động của mình, còn sống không nên viết nhật ký tuyên dương bản thân mình, những chiến công của mình cần phải do người khác nhận xét, đánh giá khi đã qua đời.

Mỗi khi duyệt hồi ức chiến tranh hoặc lịch sử mà thấy có tên mình là ông gạch ngay, bản thân ông cũng không bao giờ viết những gì gọi là tự thuật về mình. Cả đời ông đã đánh rất nhiều trận đánh hay nhưng không bao giờ ông nói, ông càng không để cho người khác tuyên truyền mình. Nhiều người không hiểu nổi ông, bàn tán rất nhiều nhưng ông chẳng buồn giải thích và vẫn kiên trì nguyên tắc không viết hồi ký.

Quý Châu giải phóng chưa được bao lâu thì cố vấn của Liên Xô đến quay phim ở Quý Dương, tất nhiên là họ muốn quay Dương Dũng, Chủ tịch tỉnh Quý Châu nhưng Dương Dũng nói, đừng có quay tôi, quay lãnh đạo ít thôi, quay quần chúng nhân dân nhiều vào.

Cố vấn Liên Xô đã hỏi, anh là vị Chủ tịch đầu tiên sau khi Quý Châu được giải phóng, lại là một Tư lệnh nổi tiếng khắp nơi tại sao lại không nên quay cơ chứ.

Ông Dương Dũng đã nói, Quý Châu được giải phóng là nhờ vào máu và sự sống của các chiến sỹ, và được sự giúp đỡ của nhân dân toàn tỉnh đấy chứ, nếu quay thì nên quay họ mới phải.

Tháng 6 năm 1982, Uỷ ban Chính hiệp, Quân khu tỉnh Quý Châu quyết định xuất bản cuốn hồi ký "Nhớ về Quý Châu những năm giải phóng". Họ báo cáo và đề nghị ông viết bản thảo. Ông thấy đề nghị rất thú vị nên đồng ý nhưng quyết không đồng ý viết về mình. Dương Dũng nói, giải phóng Tây Nam là kết quả của quyết định đúng đắn của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Mao Trạch Đông và chỉ huy thông minh của Lưu Đặng Hạ, đó là sự phấn đấu anh dũng của toàn thể cán bộ chiến sỹ, và sự giúp đỡ tận tình của quần chúng nhân dân. Mình Dương Dũng tôi thì làm được cái gì, chỉ có làm chút việc nhỏ thôi cũng phải làm chứ, có đáng viết đâu?

Sau nhiều lần bạn bè chiến đấu giải thích, đó không phải là tuyên truyền cá nhân, mà là tuyên truyền cho sự lãnh đạo của Đảng, tuyên truyền công lao to lớn của quần chúng nhân dân trong lịch sử đấu tranh vĩ đại, và cũng là những tài liệu quý báu

để xây dựng tinh thần chủ nghĩa xã hội văn minh. Chỉ có vậy thì Dương Dũng mới đồng ý. Ông ốm đau nhưng vẫn viết xong cuốn sách này, đó là cuốn sách cuối cùng trong cuộc đời của ông.

Một phần của tài liệu Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc (Trang 127 - 129)