Dù bệnh tật đầy mình nhưng đôi mắt nguyên soái Nhiếp vẫn theo dõi chặt "cửa" nhà mình

Một phần của tài liệu Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc (Trang 93 - 96)

"cửa" nhà mình

Đảo Trân Bảo đầu năm 1969. Trong khi "Cuộc đại cách mạng văn hoá" đang ở thời điểm nóng nhất thì biên phòng Liên Xô đã xâm nhập đảo Trân Bảo, lãnh thổ của Trung Quốc. Việc này đã làm đau lòng nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn.

Đảo Trân Bảo chỉ là một hòn đảo nhỏ của Trung Quốc có diện tích là 1,74km2 , nằm ở huyện Hổ Lâm, tỉnh Hắc Long Giang. Đảo này có rất nhiều giống cá tự nhiên. Bao nhiêu năm nay bộ đội biên phòng Trung Quốc luôn tuần tra đảo này. Từ năm 1969 thì quân đội Liên Xô bắt đầu xâm lược đảo, đã hơn 8 lần tiến hành khiêu chiến. Ông rất tức giận, lãnh thổ thần thánh của Trung Quốc thì ai dám xâm phạm?

Oai phong của đất nước ở đâu? Oaiphong của quân đội ở đâu? Bất kể thế nào thì chúng ta cũng cần phải giữ chặt "cửa" nhà mình.

Tình hình trong nước thì rối bời, biên giới thì bị quân Liên Xô nhòm ngó nên ông đã nhận được điện thoại của Văn phòng Thủ tướng thông báo, Chủ tịch Mao TrạchĐông, Thủ tướng Chu Ân Lai đề nghị ông suy nghĩ về cách tự vệ, phản kích ở đảo Trân Bảo.

Ông rất vui mừng vì thấy được sự tín nhiệm của Trung ương Đảng và Chủ tịch Mao Trạch Đông dành cho mình, đồng thời đây cũng là cơ hội để góp sức giữ vững lãnh thổ của đất nước.

Ngày hôm ấy, ông đến Trung Nam Hải với một tinh thần tràn đầy khí thế. Sau đó thì nguyên soái Trần Nghị, Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiến cũng lần lượt đến. Trung ương Đảng đã mời 4 vị nguyên soái lão thành đến và thành lập "Tổ nghiên cứu tình hình quốc tế". Tổ này do nguyên soái Trần Nghị làm tổ trưởng, với nhiệm vụ là nghiên cứu tình hình quốc tế, chiến lược quốc phòng ở trong nước để báo cáo Trung ương Đảng. Nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn và những người bạn bị chụp mũ là "dòng nước ngược tháng 2" tuy đã phải chịu nhiều ấm ức, oan uổng, nhưng vẫn hết sức quan tâm đến việc quốc gia đại sự, tình hình quốc tế, đặc biệt là vấn đề quân Liên Xô xâm lược đảo Trân Bảo. Tuần nào họ cũng họp ở Trung Nam Hải để bàn bạc, đề xuất ý kiến, sau đó tập hợp lại báo cáo lên Trung ương Đảng. Với vấn đề đảo Trân Bảo thì nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn và các nguyên soái khác đã nghiên cứu và trình lên đồng chí Chủ tịch Mao Trạch Đông báo cáo "Nhìn cây Trân Bảo trong rừng thế giới". Báo cáo này đã đưa ra cách giải quyết, tác chiến cụ thể với vấn đề đảo Trân Bảo. Với sự tham mưu của các nguyên soái thì quân đội Trung Quốc đã phá tan được những đợt tiến công của biên phòng Liên Xô, đã giữ vững được mảnh đất của Tổ quốc.

Sau này nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn, Trần Nghị, Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiến lại đi sâu vào nghiên cứu tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại, đề xuất với Trung ương Đảng việc làm ấm quan hệ Trung - Mỹ, mở ra một cục diện mới về ngoại giao.

Đề nghị này đã được Chủ tịch Mao Trạch Đông hết sức quan tâm và Trung ương Đảng chấp thuận.

Do vậy, Giáo sư Kisinger đã nhiều lần bí mật đến thăm Trung Quốc. Sau này sang thăm ông ấy đã lấy danh nghĩa công khai là Trợ lý an ninh của Tổng thống. Tổng thống Mỹ đã đặt chân đến phòng đọc sách của Chủ tịch Mao Trạch Đông ở Trung Nam Hải, và đã cùng với Chu Ân Lai ký "Thông cáo chung Thượng Hải" nổi tiếng.

Năm 1978, nguyên soái Nhiếp đã gần 80 tuổi. Sáng ngày 4 tháng 8, nguyên soái Nhiếp vui vẻ bước vào Đại lễ đường nhân dân. Ngày hôm ấy ông thay mặt cho các tướng lĩnh trong quân uỷ Trung ương có bài phát biểu quantrọng trong hội nghị công tác dân quân toàn quốc. Dân quân là một lực lượng vũ trang quan trọng của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Dân quân cần phải chấp hành những nhiệm vụ quân sự, và cơ cấu tổ chức được sắp xếp giống như tổ chức quân sự, cũng có tiểu đội,

đại đội... Nhưng đây không phải là lực lượng mặc quân phục quân đội, không ăn lương nhà nước. Trong 10 năm tình hình trong nước rối loạn thì lực lượng dân quân của Trung Quốc đã bị "bè lũ bốn tên" Lâm Bưu can thiệp, phá hoại tan tành. Nguyên soái Nhiếp khó có thể quên rằng, trong mấy năm, bọn "bè lũ bốn tên" Lâm Bưu chỉ vì muốn đoạt quyền, loạn quân chống Đảng đã có ý đồ đen tối xây dựng lực lượng dân quân đối đầu với quân giải phóng bằng những tổ chức như "lực lượng vũ trang thứ hai", "phát triển dân quân toàn diện", "Bộ chỉ huy dân quân"... Chúng đã làm tan rã cơ chế đoàn kết giữa ba lực lượng vũ trang kết hợp. Bè lũ bốn tên đã chỉ huy cho dân quân dùng gậy đánh, bắt những quần chúng cách mạng đến quảng trường tham dự phong trào cách mạng quần chúng ủng hộ Đặng Tiểu Bình, chống lại bè lũ bốn tên. Tất nhiên là phần lớn dân quân đã kiểm soát được ý đồ của bè lũ bốn tên và họ cũng đã đấu tranh và ngăn chặn với những dân quân "được cải tạo", cùng với nhân dân cả nước đưa bè lũ bốn tên lên khán đài xét xử của lịch sử. Lịch sử cho thấy, không thể coi nhẹ lực lượngvũ trang dân quân này. Sau khi Trung ương đập tan bè lũ bốn tên hội nghị công tác dân quân toàn quốc cũng được tổ chức, nguyên soái Nhiếp vô cùng vui mừng được tham gia, trao đổi, trò chuyện cùng mọi người.

Trong đại lễ đường trang nghiêm vang lên giọng nói sang sảng của nguyên soái Nhiếp: "Lực lượng dân quân của chúng ta do vị lãnh tụ vĩ đại, Chủ tịch Mao Trạch Đông thành lập, được nuôi dưỡng bởi tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Lực lượng này đã phát triển lớn mạnh trong cuộc đấu tranh với kẻ thù trong và ngoài nước, cuộc đấu tranh với đường lối chủ nghĩa cơ hội tả, hữu khuynh trong Đảng. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã lãnh đạo nhân dân chúng ta tiến hành cuộc cách mạng trường kỳ, trong chiến tranh, ông luôn chú trọng đến địa vị và tác dụng quan trọng của quần chúng nhân dân. Một đốm lửa nhỏ sẽ tạo nên được đống lửa lớn. Những kỳ tích trong lịch sử chiến tranh của đất nước Trung Quốc với thế lực thù địch nước ngoài có được cũng chính là dựa vào nhân dân, dựa vào chiến tranh nhân dân".

Trong cuộc chiến tranh tương lai thì dân quân còn có tác dụng gì nữa? Nguyên soái lại nói tiếp: "Trong cuộc chiến tranh chống xâm lược trong tương lai, đối tượng đấu tranh chủ yếu của chúng ta là chủ nghĩa đế quốc. Đó là kẻthù trực tiếp nhất, nguy hiểm nhất và quan trọng nhất. Chúng ta cần phải chiến thắng kẻ thù có trang bị vũ khí, khoa học hiện đại nhất, biện pháp cơ bản vẫn là phải dựa vào cuộc chiến tranh nhân dân".

Nói đến quan hệ giữa quân đội và dân quân thì nguyên soái đã nói: "Trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược trong tương lai thì địa vị chiến lược của dân quân không bao giờ bị giảm mà luôn được nâng cao hơn. Tác dụng của dân quân không phải là nhỏ mà là rất lớn. Chiến tranh dân quân trong điều kiện hiện đại thì càng cần phải dựa vào dân quân nhiều hơn. Tách rời khỏi dân quân thì quân đội sẽ trở thành "Vị tướng cụt tay", trở thành nước không có nguồn và mất đi nền tảng cơ sở của chiến tranh nhân dân. Chú trọng xây dựng dân quân, đó là vấn đề chính quyết định sự tồn vong của một dân tộc".

Một phần của tài liệu Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w