Anh La, sức khỏe của anh là quan trọng, đừng cố gắng quá

Một phần của tài liệu Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc (Trang 105 - 109)

Ngày 9 tháng 9 năm 1976, Chủ tịch Mao Trạch Đông vĩ đại qua đời, La Thuỵ Khanh đã bất chấp tất cả quay về Bắc Kinh. Khi chào thi hài của Chủ tịch, La Thuỵ Khanh kiên quyết bắt con trai phải đỡ mình, ông phải đứng bên cạnh Chủ tịch bằng chính đôi chân của mình. Ông đứng đó rất lâu và khóc không thành lời.

Ngày 18 tháng 9, tuy không có ai thông báo, nhưng là cố vấn của quân uỷ trung ương, La Thuỵ Khanh kiên quyết đề nghị được tham dự lễ truy điệu Chủ tịch Mao Trạch Đông tại quảng trường Thiên An Môn. Cuối cùng thì đề nghị của ông cũng được thông qua. Họ đã bố trí cho 3 người: La Thuỵ Khanh, Đàm Chính và Trần Tái Đạo 1 xe ô tô.

Ba vị cố vấn quân uỷ đã nhận được sự đãi ngộ như vậy ư? Trần Tái Đạo tức giận nói: Một mình La Thuỵ Khanh đã một xe rồi, ông ấy, xe lăn lại còn ghế nữa chứ. Ba chúng ta làm sao mà ngồi một xe được?

Đàm Chính cũng nói khó: nếu không có xe thì tôi sẽ không đi.

La Thuỵ Khanh lập tức nói: không đi sao được? Không có xe thì tôi cũng phải bò bằng được đến Thiên An Môn! Tranh đấu một hồi thì họ cũng bố trí thêm cho 1 chiếc xe ô tô nữa.

Ngày hôm ấy La Thuỵ Khanh và con trai La Vũ đến quảng trường Thiên An Môn. Xuống xe xong hai bố con đi qua công viên Trung Sơn, đến cửa công viên thì gặp bà Vương Định Quốc. Sau này bà Vương Định Quốc đã viết rằng: "La Thuỵ Khanh đặt xe lăn dừng ở phía góc Tây Bắc của quảng trường, ông được con trai đỡ đi từng bước từng bước. Tôi thấy ông ấy đứng ở chỗ nắng nhất liền khuyên ông đứng vào chỗ mát. La Thuỵ Khanh đã tức giận nói, ngay cả chỗ này cũng không cho tôi đến à! Lại còn bắt phải ngồi ở đâu? Người ta không cho tôi dự lễ truy điệu, tôi đã nói rằng nếu không cho xe thì tôi cũng tự đi được, tôi phải bò bằngđược đến quảng trường dự lễ truy điệu, của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Tôi phải đấu tranh thì mới đến đây đượcđấy!..."

Đồng chí Đặng Tiểu Bình sau khi đọc được đoạn văn này của bà Vương Định Quốc thì đau lòng đến độ rơi nước mắt.

Từ lúc ấy, Đặng Tiểu Bình luôn để ý đến những ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nhất trong lĩnh vực chữa trị xương ở trong và ngoài nước. Ông thầm nói với mình, bất luận thế nào cũng phải chữa bằng được chân của đồng chí La Thuỵ Khanh. Tháng 7 năm 1977, Đại hội toàn quốc lần thứ ba khoá 11 của Đảng đã thông qua quyết định khôi phục lại chức vụ cho đồng chí Đặng Tiểu Bình. Ngày 12 tháng 8, đại hộitoàn quốc lần thứ nhất khoá 12 đã cử đồng chí La Thuỵ Khanh làm Thư ký Quân uỷ trung ương.

Là trợ thủ của đồng chí Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch quân uỷ trung ương, đồng chí La Thuỵ Khanh đã nói: "Tôi 72 tuổi sẽ làm việc như 27 tuổi". Hàng ngày ông đã phải làm việc mười mấy giờ trước đống giấy tờ chất cao như núi, ông luôn ngồi lỳ một chỗ liền 5,6 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, sức khoẻcủa ông vẫn chưa hồi phục hoàn toàn nên khó có thể thích ứng nổi với tiến độ làm việc quá căng thẳng như vậy. Không bao lâu sau, được sự quan tâm và giúp đỡ của đồng chí Đặng Tiểu Bình, La Thuỵ Khanh đã được đưa đến buồng bệnh toà nhà phía Nam của Bệnh viện giải phóngquân.

Đồng chí Đặng Tiểu Bình nhanh chóng cho La Thuỵ Khanh nhập viện là vì: Em trai của nguyên soái Diệp Kiếm Anh bị tai nạn xe ở Quảng Châu và đã được bác sỹ khoa xương của Bệnh viện quân giải phóng cứu sống. Khi ấy, Diệp Đạo Anh bị thương rất nặng, bệnh viện đã cử bác sỹ đến Quảng Châu khám bệnh. Các bác sỹ không thống nhất cách mổ, có bác sỹ nói cố định bằng đóng đinh, có người lại nói là cần phải thay đốt xương nhân tạo.

Các bác sỹ khoa xương đã phải chụp và đọc phim X quang, đọc bệnh án rất nhiều lần để tìm hiểu. Để chuẩn đoán hợp lý và chính xác hơn, bác sỹ đã đưa phim đến bệnh viện đại học nhân dân cùng hội chẩn.

Qua nghiên cứu cho thấy Diệp Đạo Anh khá béo, nếu dùng đinh đóng cố định thì hiệu quả không tốt, cuối cùng các bác sỹ đã tiến hành thay khớp xương. Thay khớp xương là việc vô cùng khó khăn và tỷ lệ thành công rất thấp, lại cần phải có kinh nghiệm nhưng cuộc phẫu thuật vẫn được tiến hành. Sau 7 tiếng phẫu thuật thì bác sỹ cũng thở phào nhẹ nhõm. Cuộc phẫu thuật đã thành công tốt đẹp, thuận lợi. Sau phẫu thuật không lâu thì Diệp Đạo Anh đã có thể đi lại. Không lâu sau, Diệp Đạo Anh đã đi làm lại bình thường, tiếp tục cống hiến cho cách mạng Trung Quốc. Cuộc phẫu thuật khớp xương cho Diệp Đạo Anh thành công đã cổ vũ các chuyên gia, bác sỹ khoa xương ở trong nước rất nhiều.

Các bác sỹ cho rằng, thay khớp xương nhân tạo mới bắt đầu ở Trung Quốc, nhưng với trang thiết bị và kỹ thuật hiện nay thì không chỉ có thể làm mà còn có thể làm rất tốt. Diệp Đạo Anh đã trở thành "minh chứng" sống động cho trình độ chữa trị xương ở trong nước. Gặp ai ông cũng nói bác sỹ khoa xương không chỉ phục vụ rất tốt mà kỹ thuật cũng rất cao siêu, đúng là tuyệt vời.

Những lời khen ngợi của Diệp Đạo Anh đã gây sự chú ý của đồng chí lãnh đạo trong Quân uỷ trung ương. Vị lãnh đạo này không phải ai khác, đó chính là Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Quân uỷ Trung ương. Ngày đêm ông ăn ngủ không ngon vì đại tướng La Thuỵ Khanh, Thư ký trưởng của ôngđang đau khổ bởi cái chân tàn tật.

Được sự đồng ý của Đặng Tiểu Bình nên La Thuỵ Khanh được nhập viện rất nhanh.

Ngoài cái chân tàn tật thì ông còn bị bệnh tim. Đôi khi chỉ đi có vài bước thôi mà đã đau đến vã mồ hôi và thở dốc. Các bác sỹ đã hội chẩn và thống nhất ông phải nằm viện dài ngày để chữa chân, tốt nhất là phải thay đốt xương nhân tạo.

Muốn như vậy thì cần phải có thời gian, là Thư ký trưởng của Quân uỷ Trung ương thì La Thuỵ Khanh lấy đâu ra nhiều thời gian để chữa bệnh? Do chân bị thương nên ông không thể đứng dậy để nhận điện thoại được, chứ đừng nói gì đến việc tự lo liệu vệ sinh cá nhân cho mình. Đồng chí Đặng Tiểu Bình tận mắt nhìn thấy những điều ấy, trong lòng ông vô cùng đau xót. Lúc nào ông cũng nhắc nhở La Thuỵ Khanh: "Anh La, sức khoẻ là quan trọng nhất, đừng có làm việc quá sức!". Còn La Thuỵ Khanh thì chỉ mỉm cười và ông vẫn sống, vẫn làm việc như xưa. Vào nằm viện được mấy ngày La Thuỵ Khanh đã đòi ra viện.

Bác sỹ và y tá đều khuyên giải ông hết lời: "Thủ trưởng, sức khoẻ của Thủ trưởng không tốt. Theo đề nghị của Bệnh viện thì Thủ trưởng vẫn phải nằm viện để khôi phục lại sức khoẻ nên làm sao có thể ra viện được?" Nhưng La Thuỵ Khanh không nghe theo lời khuyên của bác sỹ, y tá.Lúc ấy, ông không nghĩ đến sức khoẻ của mình mà là núi công việc đang chờ ông giải quyết.

Trải qua "cuộc đại cách mạng văn hoá", tính cách của La Thuỵ Khanh có những thay đổi rõ rệt, nhưng sự hiếu thắng giành thành tích cao vẫn chảy mạnh mẽ trong dòng máu của ông.

Khi ấy ông không hài lòng ngồi ở văn phòng đọc công văn, mà còn muốn đích thân đi xuống cơ sở để xem xét cụ thể. Dường như ông đã quên lời dặn của bác sỹ, quên rằng mình đang là một bệnh nhân nặng.

Mùa xuân năm 1978, trong hội nghị mở rộng Quân uỷ Trung ương, La Thuỵ Khanh yêu cầu cán bộ cao cấp, nếu điều kiện sức khoẻ cho phép, cần phải đi sâu vào cơ sở thì sẽ giải quyết tốt được vấn đề. Muốn người khác làm tốt thì trước hết bản thân mình cần phải làm tốt đã. Xuất viện chưa được vài hôm thì La Thuỵ Khanh đã chống đôi nạng đến kiểm tra huấn luyện quân sự của một đơn vị bộ đội ở Bắc Kinh và Thiên Tân. Đôi chân bị thương đã khiến cho ông đi lại vô cùng khó khăn, vì vậy ông luôn mơ ước đến ngày nào đó mình có thể đi lại như người bình thường.

Sau khi đi thăm đơn vị bộ đội quay về thì quyết tâm chữa chân của ông càng lớn hơn nhiều.

Ông đã nói với các đồng chí ở báo Quân giải phóng rằng, tôi không tin là với nền y học hiện đại phát triển như ngày nay lại không thể chữa khỏi chân cho tôi. Các chuyên gia khoa xương đã cho tôi biết, chỉ cần làm phẫu thuật nốikhớp xương nhân tạo là được. Điều tôi lo lắng nhất là thời gian của mình không còn nhiều nữa mà nền khoa học này thì chỉ mới bắt đầu phát triển thôi.

Đồng chí Đặng Tiểu Bình thấy ông đau đớn sau khi đi thăm đơn vị bộ đội về thì liền nhắc nhở ông: "Anh La, tôi tìm hiểu và được biết, trong nước ta có một số chuyên gia rất giỏi về xương, mà những đồng chí trong tổ chăm sóc choanh đều là những chuyên gia hàng đầu đấy. Bây giờ anh phải tranh thủ thời gian đến viện chữa chân thôi".

Đồng chí Đặng Tiểu Bình nói như vậy vì ông biết những bác sỹ này đã chữa khỏi chân cho đồng chí Diệp Đạo Anh. Hoá ra, đồng chí Diệp Đạo Anh sau khi rời Quảng Châu đến Bắc Kinh chữa chân đều báo cáo về tình hình chữa bệnh lên Văn phòng quân uỷ Trung ương và đồng chí Đặng Tiểu Bình đã nhiều lần được nhìn thấy tên của các bác sỹ chữa bệnh. Ông cho rằng các bác sỹ này cũng sẽ làm phẫu thuật được cho La Thuỵ Khanh. Do đó, Đặng Tiểu Bình lại yêu cầu kíp bác sỹ đó mổ cho La Thuỵ Khanh.

Nhưng trong thời gian này lại xẩy ra một việc. Khi La Thuỵ Khanh mới làm Thư ký trưởng của Quân uỷ Trung ương, có đồng chí xuất phát từ sự quan tâm đã mời hai chuyên gia của Đức đến xem cái chân bị thương của La Thuỵ Khanh. Hai chuyên gia đã nhận lời lắp cho La Thuỵ Khanh một chiếc chân giả thật tốt, vừa nhẹ vừa tiện

sử dụng. La Thuỵ Khanh rất thích và ông đã hỏi họ rất nhiều về tình hình phẫu thuật chân ở nước ngoài. Họ đã nói cho ông biết rằng, trong hai cuộc chiến tranh thế giới, nước Đức có rất nhiều lính bị thương nên tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm chữa chân tay; hơn nữa hiện nay điều kiện mổ ở Đức tốt hơn rất nhiều so với ở Trung Quốc. Nếu họ phẫu thuật lắp xương nhân tạo thì chức năng chân trái của ông sẽ được cải thiện nhiều. Những lời nói của hai chuyên gia Đức đã đem lại niềm hy vọng cho cái chân tàn tật của ông.

Một phần của tài liệu Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w