Hãy tiếp tục chữa trị theo phương án của anh

Một phần của tài liệu Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc (Trang 54 - 56)

Một buổi tối Trần Nghị y hẹn đến bệnh viện của Viện trưởng Ngô. Xe dừng lại, Trần Nghị bước từng bước vững vàng đến bên cửa và chào Viện trưởng Ngô Hằng Hưng bằng tiếng Pháp: "Xin chào buổi tối, Viện trưởng Ngô!".

Tiếp đến ông còn nói bằng giọng Tứ Xuyên: "Phiền anh quá, lại bắt anh chữa bệnh cả đêm. Trần Nghị tôi vô cùng cảm ơn anh!".

Viện trưởng Ngô đã phải bật cười vì những lời nói bình dị của ông Trần Nghị.

Viện trưởng Ngô tiếp đón ông Nghị như là một người bạn thân thiết của mình, lúc thì nói chuyện bằng tiếng Pháp, lúc thì bằng tiếng Tứ Xuyên và bước vào phòng trị xạ.

Mỗi tuần trị xạ 6 lần, Viện trưởng Ngô đã căn cứ vào bệnh tình của ông Trần Nghị để cho liều lượng thuốc, thời gian trị xạ khác nhau. Ông làm việc rất chăm chỉ, ông chỉ đưa ông Nghị vào trị xạ khi đã kiểm tra hoàn chỉnh máy. Đây là bí quyết giúp ông cứu được rất nhiều bệnh nhân ung thư. Thấy tinh thần của ông Trần Nghị rất tốt nên Viện trưởng Ngô rất mừng, hai người đã nói chuyện về gia đình rất thân thiết.

Viện trưởng Ngô kể về phong cảnh tuyệt đẹp ở Mauritius. Ông Trần Nghị cười nói:"Mọi người đều nói quê hương là nơi đẹp nhất, tôi chưa đi đến đó nên cũng

không thể nói gì nhiều hơn!" Viện trưởng Ngô nói chuyện gẫu với ông Nghị là để cho ông thư giãn tinh thần, khỏi căng thẳng để còn trị xạ.

Tiếp đến, Viện trưởng Ngô còn tâm sự về những người thân ở nước ngoài, về nỗi nhớ mong và lo lắng của mình đối với những người thân ở nước ngoài còn một tay thì đặt đầu ông Trần Nghị vào đúng vị trí của máy chiếu xạ. Ông Trần Nghị đang nằm bỗng nhiên ngẩng đầu lên ngạc nhiên hỏi: "Ơ này! Đã lan đến đây rồi à?"

Viện trưởng Ngô cũng đoán là lúc này ông Trần Nghị chắc đã biết rõ bệnh tình của mình nên nói thẳng: "Bệnh ung thư cũng chữa được mà..."

Ông Trần Nghị không nói gì thêm, nằm thẳng người và chỉ nói một câu: "Anh tiếp tục làm việc đi!"

Sau đó, ông ấn ấn tay Viện trưởng Ngô nói nhẹ: "Cám ơn!" và cắn môi im lặng rất lâu.

Trong phòng im lặng đến lạ kỳ. Viện trưởng Ngô cắn chặt môi, cố gắng kìm nén không để cho nước mắt trào ra, ông lo lắng Trần Nghị sẽ không chịu đựng nổi sự thực tàn khốc ấy và tinh thần sẽ sụp đổ... Ông không dám nhìn thẳng vào đôi mắt của Trần Nghị và cũng không dám nghĩgì thêm.

Này, anh bạn nước ngoài của tôi!", Trần Nghị đột nhiên nói với giọng rất bình thường, tự nhiên và thân thiết với Viện trưởng Ngô: "Tại sao lại không nói nữa? Tôi hỏi anh một câu, anh có chịu nói thật hay không?

"Lãnh đạo hỏi tôi tại sao tôi lại không nói thật cơ chứ?" Viện trưởng Ngô trả lời luôn. Nhưng vừa nói xong thì ông thấy hối hận, ông sợ Trần Nghị sẽ hỏi về tình hình bệnh, như vậy thì có nên nói thật hay không?

Anh đừng có gọi tôi là lãnh đạo, cứ gọi tôi là Trần Nghị hay anh Trần hoặc là ông Trần là được rồi! Anh nói cho tôi biết là tại sao anh lại về làm việc ở Trung Quốc?

Ông Hưng thấy nhẹ cả người, lập tức trả lời ngay: "Anh Trần, anh hiểu chúng tôi mà, những người Hoa Kiều chúng tôi rất yêu Tổ quốc, yêu quê hương..."

"Đúng vậy, các Hoa kiều rất yêu đất nước". Trần Nghị xúc động nhắc lại và ngẩng đầu hỏi: "Vậy tôi hỏi anh thêm câu nữa có được không?' Viện trưởng Ngô gật đầu.

"Bây giờ anh có muốn rời khỏi Trung Quốc không?" Trần Nghị hỏi thẳng.

Viện trưởng Ngô đã nói một câu thật lòng: "Lúc bị chửi mắng tôi cũng muốn đi lắm, muốn đi thực sự!"

Nói rồi ông không cầm được nước mắt. Những hình ảnh lục soát nhà, bị đấu tố trong mấy năm trước lần lượt hiện lên trong mắt ông. Ông đã coi Trần Nghị là một người bạn thân thiết nhất của mình.

"Viện trưởng Ngô, anh phải chịu ấm ức nhiều quá, chúng tôi thật lòng xin lỗi anh!". Trần Nghị nắm lấy đôi tay lạnh giá run run của Viện trưởng Ngô nói lời xin lỗi chân thành.

Viện trưởng Ngô vội vã lắc đầu vì người khiến ông phải chịu cái cảnh cơ cực đâu phải là người đang xin lỗi ông. "Nhưng Viện trưởng Ngô, anh cần phải có lòng tin". Trần Nghị lắc lắc đôi bàn tay của Viện trưởng Ngô. Ông nói với giọng nói tự tin, kiên định: "Chính sách của Đảng chúng ta sẽ không như hiện nay nữa đâu! không phải là

muốn gạt bỏ những phần tử trí thức, không phải là muốn gạt bỏ những người Hoa kiều... Tất cả đều không phải!" Ông dừng lại một lát rồi bình tĩnh nói tiếp: "Anh bạn thân mến, Tổ quốc đang thiếu những chuyên gia như anh, thực sự là thiếu quá nhiều! Anh có thể ở lại. Tôi đại diện cho những người bệnh cần anh chữa trị phải cúi lạy anh một lần mới phải đạo!

Anh hãy tin câu nói của Trần Nghị tôi, chính sách phần tử trí thức của Đảng sẽ không có ai có thể thay đổi được! Những sự huỷ hoại các phần tử trí thức rốt cuộc cũng phải chịu sự trừng phạt của lịch sử. Rồi sẽ có một ngày anh được áp dụng biện pháp chữa trị của mình một cách rộng rãi để những người đang bị căn bệnh ung thư đe doạ đến tính mạng được sống thọ hơn, hạnh phúc hơn!".

Viện trưởng Ngô Hằng Hưng mặt đầy nước mắt gật gật đầu.

Ông nhận ra rằng Trần Nghị nằm trên giường không phải là người bệnh mà là một bác sỹ giỏi giang nhất trên thế gian này!

Từ đó về sau, ngoài chủ nhật ra thì tối nào Trần Nghị cũng đến trị xạ ở Bệnh viện Nhật Đàn.

Tình cảm giữa ông và Viện trưởng Ngô ngày càng thân thiết hơn.

Trần Nghị nói: "Về chữa bệnh thì cậu là người trong nghề, tôi là người ngoài nghề. Cậu cần làm thế nào để tiêu diệt tế bào ung thư trên cơ thể tôi thì tuỳ cậu, tất cả đều nghe theo sự chỉ huy của cậu".

Viện trưởng Ngô nói: "Anh là một nguyên soái nên rất thạo chiến lược, lĩnh vực mà tôi không am hiểu. Nhưng biện pháp chữa trị hiện nay của tôi dùng cho anh là trị xạ để tiêu diệt tế bào ung thư theo kiểu đánh trận. Trước hết là tiêu diệt tế bào ung thư ở xung quanh, thu hẹp phạm vi của tế bào ung thư, sau đó mới xoá bỏ tận gốc số tế bào ung thư còn lại. Anh thấy cách này có được không?"

Vài hôm sau, Viện trưởng Ngô lại hỏi Trần Nghị: "Mấy hôm nay trị xạ anh thấy thế nào, có phải là cảm thấy khó chịu đúng không?" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trần Nghị nói thẳng: "Tất nhiên phải có phản ứng rồi, cũng có lúc cảm thấy khó chịu. Nhưng vẫn chịu được, đã là gì so với những lần tôi đi đánh du kích và bị thương cơ chứ!"

Chưa nói hết ý, ông liền bổ sung tiếp: "Tháng 8 năm 1934, đánh nhau với bọn phản động Quốc dân Đảng tôi bị bắn gẫy chân, mà hồi đó Bệnh viện hồng quân làm gì có điều kiện như ngày nay, phải đợi hơn một tháng sau mới mổ để gắp xương vụn ra. Sau đó thì bắt đầu cuộc trường trinhcủa hồng quân, tôi không thể đi đường dài được nên được giữ lại quân khu Tô Châu, vừa chống nạng vừa đánh nhau, vết thương thường bị viêm, không có kháng sinh, vết thương bị mưng mủ nên tự mình phải điều trị. Toàn là tự nặn mủ ra rồi bôi dầu gió vào là xong. Dầu gió này bị muỗi cắn thì bôi vào còn có tác dụng chứ chẳng có tác dụng chữa vết thương. Do đó vết thương rất lâu lành miệng. Anh thấy đấy, lê chiếc chân bị thương thường xuyên bị mưng mủ đánh du kích với giặc mới khó chịu chứ! Bây giờ có chút phản ứng trị xạ đã là gì, còn chịu được, cứ làm theo phương án chữa trị của anh nhé!".

Một phần của tài liệu Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc (Trang 54 - 56)