Chết rồi cũngkhông được gặp sao?

Một phần của tài liệu Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc (Trang 100 - 101)

Đến sáng ngày hôm sau thì Điểm Điểm cảm thấy cuộc sống bỗng nhiên thay đổi hoàn toàn. Đây là lần đầu tiên cô thấy nhẹ nhõm sau 6 năm trời.

"Bố ơi, bây giờ vào bệnh viện để chữa chân cho bố. Rồi sẽ có ngày bố đứng lên đi lại như ngày xưa!". Ăn sáng xong, Điểm Điểm đã rất tự tin nói với bố mình như vậy vì cô biết việc bố quan tâm nhất hiện nay chính là sức khoẻ của mình.

Một hôm, La Thuỵ Khanh chỉ một phòng bệnh ở phía đằng kia hành lang nơi cũng có tấm bình phong và lính gác, hỏi: "Đằng kia nhốt ai ở trong đấy đấy?"

Con nghe nói là Bành Đức Hoài!

La Thuỵ Khanh nghe xong trầm ngâm một lát rồi nói: "Ở lâu như vậy mà không biết, hoá ra là Bành Đức Hoài!"

Điểm Điểm chỉ phòng bệnh của Bành Đức Hoài, hỏi:

Bố ơi tại sao phải đóng cửa, mà cửa sổ cửa phòng đều dán giấy báo thế hả bố?! "Tổ chuyên án thì cái gì chẳng làm, không phải buồng của bố hồi xưa cũng vậy sao. Mãi đến hôm thả bố mới xé ra đấy thôi".

Vài hôm sau, ông đi tập ở hành lang, bỗng thấy buồn quá liền lẩm bẩm: "Tại sao đồng chí Bành Đức Hoài mãi không được thả ra nhỉ? Không hiểu đồng chí ấy chống đồng chí Mao đến mức độ nào nhỉ?"

Thực ra trong lòng ông luông nghĩ tướng quân Bành Đức Hoài là một người kiên cường, luôn trung thành với đồng chí Mao Trạch Đông, thế thì tại sao ông ấy lại rơi vào cảnh ngộ này?

Sau hôm đó ông luôn để ý đến buồng bệnh của Bành Đức Hoài. Hôm nào đi tập ở hành lanh mà thấy lính gác mang hộp cơm còn đầy nguyên ra thì ông biết ngay là Bành Đức Hoài bỏ không ăn cơm.

Tối mấy ngày sau, Điểm Điểm đọc báo cho bố nghe nhưng ông cứ nghe tai này rồi lại lọt sang tai kia vì ông thấy hộp cơm anh lính bê ra vừa nãy vẫn còn nguyên, rồi lại nghe thấy tiếng đập phá trong buồng của Bành Đức Hoài. La Thuỵ Khanh chỉ buồng bệnh Bành Đức Hoài hỏi:

Không hiểu nguyên soái Bành bị bệnh gì hở con?

"Con nghe nói là bị ung thư, mà hình như là giai đoạn cuối". Điểm Điểm đáp. La Thuỵ Khanh lắc lắc đầu: "Thảo nào ông ấy không ăn cơm".

Dừng một lát ông lại nói rất đau lòng: "Con có biết không, nguyên soái Bành không có con cái, không biết có ai vào thăm ông ấy không, họ có cho phép ai vào thăm không!"

Điểm Điểm có chút hoài nghi, không hiểu bố nói "họ" là ai nhỉ?

Tiếp đó cô trả lời: "Hình như không có ai vào thăm bố ạ, có lẽ là không cho vào thăm hay sao đấy!"

Nghe con nói vậy, nét mặt của ông tối sầm lại vì đaukhổ.

Phải lát sau ông mới nói bật ra với vẻ tức giận: "Bây giờ đã là lúc nào rồi, tại sao vấn đề của nguyên soái Bành vẫn chưa được làm rõ? Chẳng lẽ để chết rồi cũng không cho gặp sao?"

La Thuỵ Khanh im lặng, ông cúi đầu, xua tay ra hiệu Điểm Điểm không đọc báo nữa, ông đang nghĩ đến nguyên soái Bành Đức Hoài... và không cầm được tiếng thở dài ai oán...

Đầu năm 1974, La Thuỵ Khanh được xuất viện và cả nhà được đoàn tụ. Nhưng tháng 11 năm ấy do bị ung thư không được chữa trị nên nguyên soái Bành Đức Hoài đã ra đi mãi mãi ở gian buồng bệnh số 14 cùng dãy hành lang với buồng bệnh của La Thuỵ Khanh.

Biết được tin này trái tim của ông rỉ máu vì đau đớn. Một vị tướng giỏi gần ông như vậy nhưng sao mà cách xa quá, ông đã cô đơn tạm biệt cõi đời này trong buồng bệnh.

Một phần của tài liệu Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w