Tháng 8 năm 1975, sau buổi chiêu đãi ngày 1/8, La Thụy Khanh được bổ nhiệm làm cố vấn của Quân uỷ trung ương. Thời gian trước, tức là từ lúc ông được "giải phóng" từ nhà tù ra, ông đã đi chữa chân ở Phúc Kiến.
Ông thích đến Phúc Kiến là vì ở đấy ông được bạn bè chiến đấu quan tâm nhiều hơn.
Khi vừa ra khỏi nhà tù, đôi chân tàn tật của La Thuỵ Khanh rất đỗi đáng thương. Trương Ái Bình mách: Phúc Kiến là nơi có nhiều bí quyết chữa xương tốt, khoa học kỹ thuật cũng phát triển. Được sự đồng ý của đồng chí Đặng Tiểu Bình, vợ chồng La Thuỵ Khanh đã đến Phúc Kiến. Họ mời một bác sỹ tên Lâm đến chữa chân. Bác sỹ Lâm là một chuyên gia chuyên chữa xương gia truyền, xương bệnh kiểu gì ông cũng có cách chữa. Sau khi gặp bác sỹ Lâm, La Thuỵ Khanh rất vui vì ông tin tưởng rằng rồi cũng đến ngày mình đứng được lên.
Cuối năm 1974, vì được đồng chí Đặng Tiểu Bình đồng ý nên "bè lũ bốn tên" dù không công khai ngăn cản nhưng cũng tìm mọi cách gây khó khăn.
Biết rõ ràng La Thuỵ Khanh rất yếu, bản thân không thể tự vệ sinh cá nhân được, vậy mà họ không cho phép có người chăm sóc, không cho phép mang theo hai đứa con. Bà Trị Bình, vợ La Thuỵ Khanh, nói không còn cách nào khác, đành phải như vậy thôi, có được cơ hội đi chữa bệnh ở Phúc Kiến đâu có dễ. Bà âm thầm chấp nhận tất cả. Khi ấy, tuy La Thuỵ Khanh đã được tự do, nhưng "bè lũ bốn tên" luôn tìm mọi cách ly gián với bao nhiêu lời ra tiếng vào cay độc. Họ nói La Thuỵ Khanh là một bệnh nhân được tha nhưng bị quản chế, không được gọi là thủ trưởng, đồng chí hay là khách quý. Ngoài ra họ còn cửngười đi giám sát ông khiến cho vợ chồng La Thuỵ Khanh luôn ở trong tình trạng căng thẳng cao độ.
Nhưng Bì Định Quân, Tư lệnh quân khu Phúc Châu, Lý Chí Dân, Chính uỷ và Liêu Chí Cao, Bí thư tỉnh uỷ đã không nghe theo lời gọi của cấp trên, họ mặc kệ những gì mà bè lũ bốn tên nói. Họ đã dành cho ông điều kiện điều dưỡng, chữa trị tốt lành, nồng hậu nhất. Tư lệnh quân khu Phúc Châu Bì Định Quân đã mời La Thuỵ Khanh ăn cơm để ông yên tâm tĩnh dưỡng, đồng thời còn mời bác sỹ nổi tiếng nhất Phúc Kiến khám bệnh cho ông, luôn thu xếp, chăm sóc chu đáo cho cuộc sống của ông. La Thuỵ
Khanh vô cùng cảm động trước tất cả những hành động, tình cảmnày, ông cảm thấy thân thể và trái tim mình đã thực sự được giải phóng.
La Thuỵ Khanh ở trong một ngôi nhà rất lớn. Trong vườn nhà còn có cây hoa gạo và hoa ngọc lan soi mình, toả bóng xanh mơn mởn ôm lấy cái ao nhỏ. La Thuỵ Khanh rất yêu hoa, ông đã ôm hy vọng chữa khỏi chân trong môi trường trong lành ấy.
Ông tỏ ra rất phối hợp với việc chữa trị của bác sỹ Lâm. Có lúc mừng quá ông còn nói với bác sỹ Lâm rằng, chân tôi có đứng lên được hay không hoàn toàn nhờ vào bác sỹ. Đây là lần đầu tiên kể từ khi ra tù có một bác sỹ chữa trị cho tôi ân cần như vậy.
Khi mới bắt tay chữa trị cho La Thụy Khanh, bác sỹ Lâm không có được niềm tin lớn lao như vậy vì chân củaLa Thuỵ Khanh bị thương quá nặng, nhưng vì thấy ông chăm chỉ tuân thủ theo những lời khuyên và căn dặn của mình nên bác sỹ Lâm cũng thấy mình tràn đầy niềm tin. Hàng ngày, La Thuỵ Khanh chăm chỉ trị liệu, uống thuốc và luyện tập cũng đúng giờ. Làm việc đêm trong thời gian dài nên ông không có thói quen dậy sớm, nhưng trong khoảng thời gian này thì ông lại là người dậy sớm nhất trong nhà. Sáng sớm mỗi ngày ông đều lê đôi nạng lọc cọc tập luyện. Ông đi nhiều đến nỗi cỏ bên đường cũng không thể mọc lên được.
Người nhà đều nghĩ, nếu lần chữa trị ở Phúc Kiến này không có hiệu quả thì không hiểu ông sẽ sốc như thế nào. Nhưng chân của ông đã tốt hơn trước nhiều, tuy chuyển biến chậm nhưng lòng bà Trị Bình cũng thấy ấm hơn. Một buổi sáng sau cơn mưa, bà và con gái đang mỗi người một bên giúp ông tập đi thì ông dừng lại. Ông nói hôm nay ông cần phải tự đi thử xem sao. Ông đứng đó và đưa nạng cho vợ và con. Hai mẹ con chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, họ định đỡ ông thì ông cười vui vẻ nói, tôi đã đứng được rồi. Điểm Điểm rất nhanh, chạy đi lấy máy ảnh và chụp ngay một kiểu.
Khi biết được chuyện ấy, bác sỹ Lâm đã giơ ngón tay cái với nguyên soái La Thuỵ Khanh.
Còn La Thuỵ Khanh nói với vị bác sỹ Phúc Kiến đã hết lòng chữa trị cho ông rằng, hồi phục cũng khá lắm nhưng tôi vẫn phải xem là bí quyết gia truyền của anh còn làm được những gì nữa.
Vì đôi chân tàn tật ngày càng tiến bộ nên ông cũng thấy vui lên rất nhiều, không có việc gì làm nên ông cảm thấy như mình đã trở thành tỷ phú thời gian. Lúc bấy giờ ông vẫn chưa nghĩ là mình sẽ làm thơ. Trong đời mình ông đã viết văn, viết sách nhưng chưa làm thơ bao giờ.
Khi đó, La Thuỵ Khanh ngoài đọc báo, nghe đài thì cũng rất hay viết thư, ông viết thư cho Lý Văn Nhất, Phó chủ nhiệm Chính trị Tổng cục tham mưu. Những lá thư này chất chứa những trăn trở, suy nghĩ của ông đối với tương lai của Đảng và Nhà nước. Phó Chủ nhiệm Lý đã đưa thư này cho Ngụy Truyền Thống đọc, Nguỵ và La là bạn thân thiết. Khi còn ở Diên An, họ là hàng xóm của nhau. Nguỵ Truyền Thống đã gửi thư cho ông và sau đó ông cũng làm thơ để gửi cho mọi người. Từ đó ông làm rất nhiều thơ.