HOẠT ĐỘNG CHỐNG KHỦNG BỐ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (Trang 96 - 99)

2.4.1. Cơ sở phỏp lý

Giống như hoạt động GGHB, hoạt động chống khủng bố quốc tế của HĐBA là hoạt động khụng hề được ghi nhận một cỏch rừ ràng trong HCLHQ. Sở dĩ HCLHQ khụng hề ghi nhận là do HC được xõy dựng vào năm 1945 - thời điểm chiến tranh thế giới lần thứ hai vừa kết thỳc - mối đe dọa chủ yếu lỳc bấy giờ là chiến tranh, xung đột giữa cỏc quốc gia, khủng bố chưa phỏt triển thành mối đe dọa với hũa bỡnh và an ninh quốc tế. Tuy nhiờn, cựng với sự biến đổi của đời sống quốc tế, khủng bố cũng ngày một phỏt triển. Ngày nay, do sự liờn kết giữa cỏc tổ chức khủng bố cựng với việc cỏc nhúm khủng bố đang rỏo riết chuẩn bị những phương thức khủng bố mới (như khủng bố bằng vũ khớ hủy diệt, khủng bố qua mạng…), mục tiờu của khủng bố thỡ chủ yếu nhằm vào cơ sở hạ tầng dõn sinh hay thường dõn vụ tội nờn thương vong và hậu quả mà khủng bố gõy ra cú thể sỏnh ngang với cỏc cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang. Ảnh hưởng của khủng bố đến tõm lý xó hội và dõn chỳng vượt xa tổn thất mà bản thõn nú gõy ra cho người bị hại. Khủng bố đó trở thành vấn đề an ninh phi truyền thống, là vấn đề mang tớnh toàn cầu ảnh hưởng nghiờm trọng đến hũa bỡnh và an ninh quốc tế. Là cơ quan đại diện cho LHQ chịu trỏch nhiệm chớnh trong duy trỡ hũa bỡnh và an ninh quốc tế, cựng với cỏc cơ quan khỏc, HĐBA cú trỏch nhiệm đối mặt giải quyết nguy cơ đe dọa hũa bỡnh và an ninh quốc tế do khủng bố gõy ra. Do đú, cơ sở phỏp lý

đầu tiờn cho hoạt động chống khủng bố quốc tế của HĐBA chớnh là quy định của HCLHQ (Đ24). Điều khoản này xỏc định HĐBA là cơ quan đại diện cho LHQ chịu trỏch nhiệm chớnh trong duy trỡ hũa bỡnh và an ninh quốc tế.

Ngoài quy định của HC, trong hoạt động chống khủng bố quốc tế của mỡnh, HĐBA phải dựa vào hệ thống 13 cụng ước đa phương về chống khủng bố được thụng qua trong khuụn khổ LHQ và cỏc tổ chức chuyờn mụn của nú. Cỏc cụng ước được thụng qua trong khuụn khổ ĐHĐ bao gồm: Cụng ước năm 1973 về ngăn ngừa và trừng trị cỏc hành vi phạm tội chống lại những người được hưởng sự bảo hộ quốc tế; Cụng ước năm 1979 về chống bắt cúc con tin; Cụng ước năm 1998 về trừng trị những hành động khủng bố bằng bom; Cụng ước năm 2000 về trừng trị những hành vi tài trợ cho cỏc hoạt động khủng bố; Cụng ước năm 2005 về trừng trị những hành động khủng bố hạt nhõn. Cỏc tổ chức chuyờn mụn của LHQ như Tổ chức hàng khụng dõn dụng quốc tế, Tổ chức hàng hải quốc tế và Tổ chức năng lượng nguyờn tử quốc tế cũng đó thụng qua được cỏc cụng ước: Cụng ước Tokyo năm 1963, Cụng ước La Haye năm 1970 và Cụng ước Montrean năm 1971 về chống khủng bố đối với hàng khụng dõn dụng quốc tế; Cụng ước năm 1991 về đỏnh dấu chất nổ dẻo; Cụng ước năm 1988 và hai Nghị định thư liờn quan về ngăn ngừa hành vi bất hợp phỏp chống lại an toàn hàng hải; Cụng ước năm 1988 về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhõn. Hệ thống 13 Cụng ước này đó quy định rừ nghĩa vụ của cỏc bờn ký kết như ngăn ngừa cỏc hoạt động khủng bố, bắt giữ, truy cứu trỏch nhiệm hay dẫn độ kẻ phạm tội cho quốc gia liờn quan để truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự, trợ giỳp về tố tụng hỡnh sự và cung cấp thụng tin liờn quan đến khủng bố cho cỏc nước thành viờn khỏc hoặc cỏc thiết chế quốc tế được thành lập nờn trong khuụn khổ cỏc Cụng ước này. Nếu cỏc quốc gia thành viờn Cụng ước khụng làm trũn những nhiệm vụ đú, để cho hũa bỡnh và an ninh quốc tế bị đe dọa, thỡ HĐBA sẽ phải tiến hành cỏc hoạt động cần thiết để bảo vệ hũa bỡnh và an ninh quốc tế.

Bờn cạnh hệ thống 13 cụng ước quốc tế về chống khủng bố nờu trờn, cỏc nghị quyết về chống khủng bố của ĐHĐ cũng là một phần quan trọng tạo

nờn cơ sở phỏp lý cho hoạt động chống khủng bố của HĐBA. Năm 1972, vấn về chống khủng bố, đặc biệt là khủng bố quốc tế, lần đầu tiờn được đưa vào Chương trỡnh nghị sự của ĐHĐ khúa 27. Kể từ đú, hầu như hàng năm đề mục chống khủng bố đều được ĐHĐ xem xột, thảo luận. Trờn cơ sở những thảo luận này, ngày 9/12/1994 ĐHĐ khúa 49 đó thụng qua Tuyờn bố về cỏc biện phỏp loại trừ khủng bố quốc tế. Một số nghị quyết chớnh khỏc bao gồm: Nghị quyết năm 1969 về phũng chống tội phạm trờn mỏy bay dõn dụng; Nghị quyết năm 1977 về phũng chống tội phạm tấn cụng vào cỏc nguyờn thủ quốc gia; Nghị quyết năm 1983 về phũng chống tội bắt cúc con tin; Nghị quyết năm 1992 về phũng chống cướp biển; Nghị quyết năm 1998 nhằm ngăn ngừa chế tạo chất nổ dẻo; Nghị quyết năm 1998 về cỏc biện phỏp loại bỏ chủ nghĩa khủng bố quốc tế… Những nghị quyết nờu trờn đó lờn ỏn mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hỡnh thức, kờu gọi cỏc quốc gia thành viờn LHQ ỏp dụng cỏc biện phỏp cần thiết và tớch cực hợp tỏc với nhau để ngăn ngừa, loại bỏ chủ nghĩa khủng bố. Xột về mặt luật phỏp quốc tế, những Nghị quyết và Tuyờn bố này của ĐHĐ khụng phải là những văn bản phỏp lý quốc tế cú hiệu lực bắt buộc cỏc quốc gia thực hiện. Tuy nhiờn, trờn thực tế, những nghị quyết do ĐHĐ ban hành trong lĩnh vực chống khủng bố cú vai trũ hết sức quan trọng và cú khả năng ảnh hưởng lớn đến cỏc thành viờn LHQ. Bởi lẽ, nội dung nghị quyết phản ỏnh nguyện vọng của đại đa số quốc gia thành viờn LHQ, nú tạo nờn một dư luận quốc tế hết sức mạnh mẽ buộc cỏc quốc gia phải cõn nhắc khi quyết định hành động hay khụng hành động để đối phú với chủ nghĩa khủng bố. Trong cơ chế của LHQ, ĐHĐ là cơ quan hoạch định chớnh sỏch, cỏc cơ quan khỏc trong LHQ cú nghĩa vụ phải triển khai thực hiện chớnh sỏch ấy trờn thực tế. Do vậy, trong quỏ trỡnh thực hiện cỏc hành động chống khủng bố cụ thể, HĐBA phải dựa vào những nghị quyết, tuyờn bố mà ĐHĐ đó ban hành trong lĩnh vực này. Những nghị quyết, tuyờn bố của ĐHĐ vỡ thế đó trở thành cơ sở phỏp lý giỳp HĐBA thực thi hoạt động chống khủng bố quốc tế trờn thực tế.

Cuối cựng, chớnh bản thõn HĐBA cũng đó ban hành một số nghị quyết trong lĩnh vực chống khủng bố. Những nghị quyết này đó tạo nền tảng phỏp lý

vững chắc cho hoạt động chống khủng bố của HĐBA. Đú là cỏc Nghị quyết 49, 51, 52 trong cỏc năm 1995, 1997 và 2001 về cỏc biện phỏp chống khủng bố; Nghị quyết 1373, 1267 và 1455… ban hành sau vụ khủng bố tàn khốc ngày 11/9/2001 xảy ra tại Mỹ, trong đú đề ra khung phỏp lý và cỏc biện phỏp cần thực hiện để ngăn ngừa và trừng phạt tội phạm khủng bố quốc tế. Điều quan trọng là, tại cỏc nghị quyết ban hành sau ngày 11/9/2001, HĐBA đó chớnh thức tuyờn bố coi khủng bố quốc tế là nguy cơ đe dọa hũa bỡnh và an ninh quốc tế - lĩnh vực mà HĐBA cú trỏch nhiệm bảo vệ - tạo cơ sở phỏp lý cho HĐBA trực tiếp tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố quốc tế.

Cú thể thấy, hệ thống phỏp lý làm cơ sở cho hoạt động chống khủng bố của cả cộng đồng quốc tế núi chung và HĐBA núi riờng đó được hỡnh thành khỏ đầy đủ và ngày càng được bổ sung, hoàn thiện hơn. Tuy nhiờn, một Cụng ước toàn diện về chống khủng bố quốc tế trong đú cú định nghĩa phỏp lý về khủng bố quốc tế vẫn chưa ra đời. Do vậy, trong lĩnh vực chống khủng bố quốc tế, những kẻ hở về mặt phỏp lý vẫn tồn tại. Điều này gõy khú khăn khụng nhỏ cho HĐBA trong quỏ trỡnh triển khai cỏc hoạt động chống khủng bố quốc tế cụ thể, trong việc ngăn chặn hiện tượng lợi dụng kẻ hở này để xõm hại hũa bỡnh và an ninh quốc tế.

Một phần của tài liệu Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (Trang 96 - 99)