Cơ cấu khách phân theo quốc tịch

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và một số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác THU hút KHÁCH NHẬT đến KHU NGHỈ DƯỠNG EVASON ANA MANDARA NHA TRANG (Trang 69)

Bảng 2-1:

Bảng thống kê phòng đêm bán được phân theo quốc tịch của khách lưu trú

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 2010/2009

Số đêm Số đêm Số đêm

Quốc gia Room night % Room night % Room night %

Úc 2056 10 2431 12 375 2

Đức 4981 24 4115 20 -866 -4

Nhật 2351 11 2325 11 -26 0

Pháp 1152 6 914 4 -238 -1

Anh 2093 10 1911 9 -182 -1

Tây Ban Nha 673 3 770 4 97 0

Nordic ( Bắc Âu và

Bắc Đại Tây Dương) 960 5 867 4 -93 -1

Ý 231 1 238 1 7 0

Mỹ 1134 5 1296 6 162 1

Đông Âu 210 1 293 1 83 0

Nga 2012 10 1813 9 -199 -1

Ấn Độ 18 0 41 0 23 0

Nam Triều Tiên 87 0 220 1 133 1

Trung Quốc 112 1 203 1 91 0 Hồng Công 53 0 108 1 55 0 Đài Loan 1 0 21 0 20 0 Singapore 81 0 94 0 13 0 Thái Lan 37 0 89 0 52 0 Việt Nam 1555 8 2019 10 464 2 Khác 888 4 1236 6 348 2 Tổng cộng 20685 100 21004 100 319 0

* Nhận xét:

Thị trường chính của khu nghỉ dưỡng là Đức, Úc và Nhật, theo đó chiếm tỉ

trọng lớn nhất trong cơ cấu của khách sạn năm 2009 là khách Đức. Tổng số phòng

đêm bán được cho khách Đức là 4981 đêm, chiếm tỷ trọng 24%, gia tăng vào thời điểm cuối năm, đặc biệt là giai đoạn đầu tháng 11 đến giữa tháng 1. Theo sau đó là

khách đến từ Nhật với tổng số phòng đêm là 2351 đêm, chiếm 11% do có nhiều

dự án đầu tư của Nhật đang hoạt động tại miền Trung, cụ thể là Đà Nẵng, họ có xu hướng muốn trải nghiệm kỳ nghỉ tại các vùng duyên hải cũng như khảo sát đầu tư

bất động sản. Mặt khác, tài nguyên du lịch miền Trung lớn và văn hóa cũng tương đồng so với Nhật. Các yếu tố đó đã thu hút người Nhật đến với Khánh Hòa và đến

với khu nghỉ. Thứ ba là nguồn khách từ Úc với 2056 đêm chiếm 10% tổng số

phòng, lượng khách Nga, Anh trong giai đoạn này cũng xấp xỉ đạt tỷ trọng 10% và khách Việt chiếm 8%. Các nước thuộc châu Á còn lại và các thị trường khác có tỷ

trọng thấp như Hồng Công, Trung Quốc, Đài Loan, Nam Triều Tiên, Xingapo, Thái Lan... chủ yếu là khách tự tìm đến và có một số nhỏ do các công ty lữ hành đưa đến

không có sự ổn định.

Sang năm 2010, dưới tác động từ các chính sách kích cầu du lịch của chính

phủ, tỷ trọng khách đến khu nghỉ dưỡng phân theo quốc tịch cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể, cụ thể Đức, Úc,Nhật vẫn chiếm 3 vị trí đầu bảng về tỷ trọng lượng phòng đêm lưu trú lần lượt là 20%, 12% và 11%, đặc biệt lượng khách nội địa đã gia tăng 2% so với cùng kỳ một năm trước đó.

Đối với khu nghỉ dưỡng, năm 2009 và năm 2010 là giai đoạn khá bận rộn đối

với việc tham dự hội nghị gặp gỡ khách hàng và các chương trình quảng bá du lịch

tại thị trường Nhật như Hội chợ JATA tại Tokyo giai đoạn 18-20/9/2009 và Roadshow tại Nagoya và Osaka giai đoạn 18-20/09/2009 tại Nhật do Tổng cục

du lịch đứng ra tổ chức nhằm mở rộng mạng lưới trung gian, liên kết với các công

ty du lịch, lữ hành Nhật, tìm hiểu những biến đổi của nhu cầu du lịch từ thị trường

Theo kết quả nghiên cứu của Tổng cục du lịch Việt Nam, sở thích du lịch

của du khách Nhật hướng về những sản phẩm khá giống với tài nguyên du lịch mà các tỉnh miền Trung đang sở hữu như di sản văn hóa, thiên nhiên đẹp, con người

thân thiện, nhưng khách du lịch Nhật chiếm có 4% tổng số khách đến khu vực này. Nghĩa là chúng ta có những thứ phù hợp sở thích nhưng vẫn không đón được nhiều

khách Nhật.

Nhìn chung, Nha Trang nói chung và khu nghỉ dưỡng nói riêng đã và đang

thu hút nhiều nhà đầu tư Nhật và khách du lịch Nhật chiếm tỷ trọng cao trong cơ

cấu khách quốc tế của thành phố. Ngoài ra khách Nhật có mức chi tiêu cao, yêu cầu

chất lượng dịch vụ cao, nguồn khách tương lai rất dồi dào. Tất cả các tiêu chí trên phù hợp với điểm mạnh và định hướng phát triển của khu nghỉ dưỡng, với yêu cầu

khắt khe của khách Nhật, góp phần nâng cao uy tín và chuyên môn nghiệp vụ của

khu nghỉ trong khu vực.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và một số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác THU hút KHÁCH NHẬT đến KHU NGHỈ DƯỠNG EVASON ANA MANDARA NHA TRANG (Trang 69)