Phân tích hiệu quả kinh doanh của khu nghỉ dưỡng trong thời gian qua

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và một số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác THU hút KHÁCH NHẬT đến KHU NGHỈ DƯỠNG EVASON ANA MANDARA NHA TRANG (Trang 59)

Bảng 1-1:

PHÂN TÍCH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch 08-07 Chênh lệch 09-08 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị % Giá trị % Doanh thu và thu nhập 107.548 122.195 124.319 14.647 13,62 2.124 1,74

Các khoản giảm trừ 756 830 725 74 9,79 -105 -12,65

- Chiết khấu thương mại - - - -

- Giảm giá hàng bán - - - -

- Hàng bán bị trả lại - - - -

-Thuế TTĐB, thuế XK 756 830 725 74 9,79 -105 -12,65

1. Doanh thu thuần bán

hàng và c.cấp dịch vụ 106.275 120.784 122.898 14.509 13,65 2.114 1,75

2. Giá vốn hàng bán 29.266 30.538 31.265 1.272 4,35 727 2,38

3. LN gộp bán hàng và

c.cấp dịch vụ 77.526 90.827 92.329 13.301 17,16 1.502 1,65

4. Doanh thu hoạt động

tài chính 557 714 702 157 28,19 -12 -1,68

5. Chi phí tài chính 15.391 18.635 18.215 3.244 21,08 -420 -2,25

Trong đó chi phí lãi vay 15.516 18.216 18.105 27 17,40 -111 -0,61

6. Chi phí bán hàng 14.012 17.574 19.03 3.562 25,42 1.456 8,28

7. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 25.043 27.45 27.726 2.407 9,61 276 1,01

8. Lợi nhuận thuần từ

hoạt động SXKD 23.637 27.882 28.06 4.245 17,96 178 0,64

9. Thu nhập khác 716 697 719 -19 -2,65 22 3,16

10. Chi phí khác 452 516 544 64 14,16 28 5,43

11. Lợi nhuận khác 264 181 175 -83 -31,44 -6 -3,31

12. Tổng lợi nhuận trước

thuế 23.901 28.063 28.235 4.162 17,41 172 0,61

13. Thuế thu nhập DN 6.692 7.858 7.906 1.165 17,41 48 0,61

14. Lợi nhuận sau thuế

TNDN 17.209 20.205 20.329 2.997 17,41 124 0,61

Nguồn: P. Kế toán

*Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

- Doanh thu bán hàng năm 2008 tăng 14.647 triệu đồng tương đương 13,62% so với năm 2007, doanh thu bán hàng trong năm 2009 tăng 2.124 triệu đồng, tương đương 1,74% so với năm 2008. Nguyên nhân là do khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng và khu nghỉ mát Ana Mandara đã có công tác mở rộng thị trường ra nhiều nước và chiến lược marketing rất tốt. Nhưng sang năm 2009, cuộc

khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến du lịch Theo thống kê của

tổng cục du lịch, tính chung cả năm 2009, lượng khách quốc tế ước đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008. Điều này làm sụt giảm lượng khách đến khu

nghỉ và ảnh hưởng lớn đến mức chi tiêu của khách.Tuy nhiên, khu nghỉ mát vẫn có

lợi nhuận là vì nỗ lực lớn trong việc thu hút khách và chăm sóc khách hàng chu đáo.

- Các khoản giảm trừ doanh thu tại khu nghỉ mát Ana Mandara chủ yếu là thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu. So với năm 2007, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu năm 2008 tăng 74 triệu đồng tương đương 9,79%. Điều này là do số lượng khách tham gia sử dụng dịch vụ Spa của khu nghỉ mát Ana Mandara ngày

càng tăng. So với năm 2008, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu năm 2007

giảm 105 triệu đồng tương đương 12.65%. Sở dĩ như vậy là do chính sách giảm

thuế của nhà nước hỗ trợ cho ngành du lịch trong cơn khủng hoảng.

- Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 1.272 triệu đồng tương đương 4,35% so với năm 2007. Năm 2009 tăng 727 ngàn đồng tương đương 2,38% so với năm

2008. Xét mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, ta thấy :

Trong năm 2008, giá vốn hàng bán và doanh thu thuần tăng so với năm 2007, tương tự trong năm 2009, giá vốn hàng bán và doanh thu thuần cũng tăng lên so với năm 2008. Tuy nhiên mức tăng của giá vốn hàng bán trong năm 2008 thấp hơn mức tăng của doanh thu thuần nhưng mức tăng của giá vốn hàng bán trong năm

2009 lại nhỉnh hơn mức tăng của doanh thu thuần. Điều này cho thấy khu nghỉ mát Ana Mandara đã kiểm soát tốt giá vốn hàng bán và cố gắng cân bằng mối quan hệ

giữa chỉ số giá vốn và doanh thu nhưng không thể không bị ảnh hưởng từ cuộc

khủng hoảng.

- Về hoạt động tài chính của công ty: Doanh thu hoạt động tài chính năm 2008 tăng 157 triệu đồng tương đương 28,19% so với năm 2007, năm 2009 giảm 12

triệu đồng tương đương 1,68%. Chi phí hoạt động tài chính chủ yếu của công ty là trả lãi vay ngân hàng, lãi vay phải trả năm 2008 tăng 27 triệu đồng tương đương

17,4% so với năm 2007, và lãi vay phải trả năm 2009 tăng 205 triệu đồng tương đương 1,13% so với năm 2008. Điều này là do trong năm khu nghỉ mát phải đầu tư

mới và sửa chữa cơ sở vật chất.

- Chi phí bán hàng năm 2008 tăng 3562 tương đương 25,42% so với năm 2007. Chi phí bán hàng năm 2009 tăng 1456 triệu đồng tương đương 8,28% so với năm 2008. Điều này là do khu nghỉ mát Ana Mandara đã không ngừng mở rộng thị trường quảng bá hình ảnh của mình ra các nước trên thế giới trong các năm qua, nên

đòi hỏi khu nghỉ mát phải tốn thêm chi phí cho các hoạt động marketing, tham gia

hội chợ trong trong nước và quốc tế.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 tăng 2407 triệu đồng tương đương

9,61% so với năm 2007 Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 tăng 276 triệu đồng tương đương 1,01% so với năm 2008. Điều này là do chi phí phải trả cho người nước ngoài làm việc tại khu nghỉ mát Ana Mandara như tiền lương, ăn ở, đi

lại tăng lên nhiều và khu nghỉ mát cũng mở rộng làm phong phú các dịch vụ của

mình đòi hỏi phải tăng lượng nhân viên trong khu nghỉ mát, cũng như tăng thêm các các cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ của khu nghỉ mát.

- Lợi nhuận của công ty tạo ra trong kỳ tổng hợp được từ các hoạt động sản

xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động động khác. Kết quả ở bảng trên cho thấy.

Trong năm 2008, lợi nhuận trước thuế tăng 4.162 triệu đồng, làm cho lợi

nhuận sau thuế tăng 2.996,64 triệu đồng tương đương 17,41% so với năm 2007.

Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 giảm là 634 triệu đồng, làm cho lợi nhuận sau

thuế giảm 456 triệu đồng tương đương 2,26%. Tuy vậy, nhìn chung trong cuộc

khủng hoảng Ana Mandara việc kinh doanh của Ana Mandara cũng chịu ảnh hưởng nhưng so với mặt bằng chung sự tác động này đến Ana cũng không đáng kể.

2.1.6.2. Phân tích một số chỉ tiêu khái quát thực trạng tài chính và đánh giá hiệu quả kinh doanh hiệu quả kinh doanh

Bảng 1-2:

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH

Đơn vị tính: triệu đồng 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu và thu

nhập Tr.Đ 107.548 122.195 124.319 14647 13,62 2.124 1,74

2. Lợi nhuận trước thuế Tr.Đ 23.901 28.063 28.235 4162 17,41 172 0,61

3. Lợi nhuận sau thuế Tr.Đ 17.209 20.205 20.329 2997 17,41 124 0,61

4. Tổng nguồn vốn Tr.Đ 89.160 111.266 102.290 22106 24,79 -8.976 -8,07 - Nợ phải trả Tr.Đ 88.134 109.192 101.078 21058 23,89 -8.114 -7,43 - Nợ ngắn hạn Tr.Đ 85.715 104.708 98.565 18993 22,16 -6.143 -5,87 - Vốn chủ sở hữu Tr.Đ 1.026 2.074 1.212 1048 102,14 -862 -41,56 5.Tổng tài sản Tr.Đ 89.160 111.266 102.290 22106 24,79 -8.976 -8,07 - TSCĐ Tr.Đ 74.215 95.290 85.580 21075 28,40 -9.710 -10,19 - TSLĐ Tr.Đ 14.945 15.976 16.710 1031 6,90 734 4,59 I. Tiền Tr.Đ 5.874 6.400 6.486 526 8,95 86 1,34

6.Cơ cấu tài sản 0

- TSCĐ/Tổng TS % 83,24 85,64 83,66 2,40 2,89 -1,98 -2,31 - TSLĐ/Tổng TS % 16,76 14,36 16,34 -2,40 -14,34 1,98 13,77

7.Bố trí cơ cấu vốn

- Nợ phải trả/Tổng NV % 98,85 98,14 98,82 -0,71 -0,72 0,68 0,69 - NV CSH/Tổng NV % 1,15 1,86 1,18 0,71 61,98 -0,68 -36,43

- Hệ số thanh toán hiện

hành 1,012 1,019 1,012 0,01 0,73 -0,01 -0,69

- Hệ số thanh toán ngắn

hạn 0,17 0,15 0,17 -0,02 -12,49 0,02 11,11

- Hệ số thanh toán nhanh 0,07 0,06 0,07 -0,01 -10,81 0,01 7,66

9.Tỷ suất sinh lời

- Tỷ suất LNTT/Tổng DT&TN % 22,22 22,97 22,71 0,74 3,34 -0,25 -1,11 - Tỷ suất LNST/Tổng DT&TN % 16,00 16,54 16,35 0,53 3,34 -0,18 -1,11 - Tỷ suất LNTT/Tổng TS % 26,81 25,22 27,60 -1,59 -5,91 2,38 9,44 - Tỷ suất LNST/Tổng TS % 19,30 18,16 19,87 -1,14 -5,91 1,71 9,44 - Tỷ suất LNTT/Vốn CSH % 2.329,53 1.353,09 2.329,62 -976,45 -41,92 976,53 72,17 - Tỷ suất LNST/Vốn CSH % 1677,26 974,22 1677,33 -703,04 -41,92 703,10 72,17 Nguồn: P.Kế toán * Nhận xét: * Cơ cấu tài sản:

Trong năm 2007, tài sản cố định chiếm 83,24% trong tổng tài sản. Sang năm

2008 và 2009, tỷ lệ này có sự thay đổi lần lượt là 85,64% và 83,66%. Bên cạnh đó,

tài sản lưu động cũng chiếm 16,76% năm 2007, giảm nhẹ vào 2008 là 14,36% và có sự thay đổi ở năm 2009 là 16,34%. Điều này cho thấy khu nghỉ mát đã không ngừng đầu tư vào tài sản trang thiết bị máy móc để nâng cao chất lượng hoạt động

của mình. * Cơ cấu vốn:

Năm 2007, nguồn vốn của khu nghỉ mát chủ yếu từ các khoản nợ phải trả (

chiếm 98,85%), trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng quá nhỏ (1,15%). Sang năm 2008, tỷ suất nợ có giảm nhưng không đáng kể ( giảm 0,71%) và tăng trong năm 2009 (0,68%). Điều này cho thấy tính tự chủ về tài chính chưa

cao, khu nghỉ nên có giải pháp sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả hơn, vận dụng tốt đòn bẩy tài chính để tránh những khó khăn có thể gặp phải trong việc thanh toán các

khoản nợ.

* Khả năng thanh toán:

- Hệ số thanh toán hiện hành qua 3 năm lần lượt là (1,012); (1, 019) và (1,012), tất cả đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của khu nghỉ mát tương đối ổn định và có đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ, sự thay đổi giữa các năm là không đáng kể.

- Hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2007 là 0,17; năm 2008 là 0,15 và 0,17 ở năm 2009, tất cả đều nhỏ hơn 1. Điều này phản ánh một thực trạng rằng khả năng

thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty chưa cao, có thể nói là khó khăn trong

vấn đề thanh toán. Ban lãnh đạo nên xem xét lại hoạt động tài chính của khu nghỉ mát để điều chỉnh kịp thời, cải thiện tình hình.

- Hệ số thanh toán nhanh năm 2007 là 0,07; năm 2008 là 0,06 và năm 2009

là 0,07, tất cả đều nhỏ hơn 0,5 và nhỏ hơn 0,1. Điều này cho thấy khu nghỉ mát đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ban lãnh đạo cần có hướng đi đúng để tăng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Qua việc phân tích những chỉ tiêu trên ta thấy tình hình tài chính của khu

nghỉ mát không được khả quan lắm và có chiều suy giảm.

* Các tỷ suất sinh lời:

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu năm 2007 là 22,22% và tỷ

suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu trong năm là 16%, nghĩa là cứ 100 đồng

doanh thu và thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh trong kỳ đã mang lại 22,22 đồng lợi nhuận trước thuế, và sau khi tính thuế thu nhập thì thu được 16 đồng. Và tỷ suất này có sự gia tăng trong 2 năm tiếp theo.

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản năm 2007 là 26,81% và tỷ

suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản trong năm là 19,3%, nghĩa là cứ 100 đồng

đồng lợi nhuận trước thuế, và sau khi tính thuế thu nhập thì thu được 19,3 đồng. Và tỷ suất này có giảm vào năm 2008 nhưng trong năm 2009, tỷ suất này tăng nhẹ so

với năm trước đó.

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2007 là 2329,53% và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu trong năm là 1677,26%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào đầu tư kinh doanh thì thu được 2329,53 đồng

lợi nhuận trước thuế, và sau khi tính thuế thu nhập thì thu được 1677,26 đồng. Tỷ

suất này có sự thay đổi trong 2 năm tiếp theo song không đáng kể.

2.1.6.3. Phân tích kết quả kinh doanh theo doanh thu bán phòng,công suất phòng, giá phòng trung bình và chi phí dành cho bộ phận kinh doanh tiếp thị phòng, giá phòng trung bình và chi phí dành cho bộ phận kinh doanh tiếp thị

Bảng 1-3:

Bảng thống kê doanh thu bán phòng, công suất phòng và giá phòng trung bình

Evason Ana Mandara Resort

Năm 2009 Năm 2010 Mục Tiêu 2011 1.Số phòng bán được thực tế 19.551 19.964 21.144 2.Số phòng sử dụng

(bao gồm house -use và com) 20.685 21.004 22.074 3.Công suất phòng /(2)x100/27010 (bao gồm phòng miễn phí) 77% 78% 82% 4.Công suất phòng / (1)x100/27010 ( không gồm phòng miễn phí) 72% 74% 78% 5.Giá phòng trung bình ( bao gồm phòng miễn phí/USD) 191 188 182 6.Giá phòng trung bình (không gồm phòng miễn phí/USD) 202 198 190

7.Doanh thu trung bình từ 1phòng/USD 146 146 149 8.Tổng doanh thu bán phòng/USD

(1) x (6) 3950280 3950058 4024424

9.Chi phí cho kinh doanh và tiếp thị (USD) 367406 335766 342076

* Nhận xét:

Theo báo cáo từ bộ phận kinh doanh & tiếp thị ( Sales & Marketing), tổng số

phòng đêm bán mỗi ngày là 74 ( room-nights), theo đó lượng đêm lưu trú bán được

cả năm là 27.010.Năm 2009, số đêm bán thực tế ( có thu tiền) là 19.551, tương ứng

với công suất dùng phòng 72%. Số đêm phòng sử dụng bao gồm phòng nội bộ và miễn phí là 20.685, tương ứng với công suất dùng phòng là 77%. Tổng doanh thu từ

việc bán phòng năm 2009 là 3.950.280 USD và chi phí dành cho bộ phận kinh doanh

- Tiếp thị là 367.406 USD. Sang năm 2010, tình hình kinh doanh kinh doanh khả quan hơn rất nhiều. Lượng phòng thực tế bán được cả năm tăng 413, tương ứng với

19.964 phòng đêm, công suất dùng phòng tăng 2% tương ứng với 74%, nếu tính

luôn cả phòng sử dụng nội bộ và phòng miễn phí thì công suất đạt 78%, song mức

giá trung bình thực tế lại giảm từ 202 USD còn 198 USD, kéo theo tổng doanh thu từ

phòng giảm 222 USD tương ứng với 3950058 USD. Có sự suy giảm về giá này là do: - Số lượng khách theo diện đoàn khảo sát (Farm-Trip) từ các công ty du lịch,

lữ hành cũng như truyền thông, quảng bá về du lịch gia tăng với mức giá ưu đãi, thậm chí có đoàn hoàn toàn không tính tiền phòng.

- Gói sản phẩm Festive Package đã làm gia tăng lượng khách trong nước và

khách nước ngoài làm việc tại Việt Nam, mức giá thấp nhất là $US196+ + , thấp hơn

nhiều so với giá bán cho khách Âu ($US279+ + ). Theo bảng cơ cấu khách phân

theo quốc tịch, tỷ lệ khách Việt đến khu nghỉ dưỡng trong năm 2010 chiếm 11%

tổng số khách, tăng 3% so với lượng khách Việt một năm trước đó.

Tuy nhiên, sự suy giảm về doanh thu cũng không hoàn toàn ảnh hưởng đến

kết quả hoạt động kinh doanh của khu nghỉ dưỡng, bởi mức doanh thu trung bình từ

1phòng trong 2 năm 2009 và 2010 không có sự thay đổi là 146 USD. Chính sách giảm giá của khu nghỉ dưỡng cũng là một trong những hành động hưởng ứng chiến

dịch bán hàng giảm giá "Impressive Vietnam Grand Sale 2010", trong 3 tháng

cuối năm 2010 do Tổng cục du lịch Việt Nam phát động, nhằm kích cầu du lịch nội địa và thu hút khách quốc tế.

2.1.6.4. Phân tích cơ cấu doanh thu theo dịch vụ của khu nghỉ dưỡng Bảng 1-4:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và một số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác THU hút KHÁCH NHẬT đến KHU NGHỈ DƯỠNG EVASON ANA MANDARA NHA TRANG (Trang 59)