Đặc điểm tâm lý tiêu dùng của thị trường khách Nhật

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và một số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác THU hút KHÁCH NHẬT đến KHU NGHỈ DƯỠNG EVASON ANA MANDARA NHA TRANG (Trang 40)

1.3.5.1. Khái quát về thị trường khách Nhật tại Việt Nam

Trong 10 năm qua, lượng khách du lịch Nhật đến Việt Nam ngày càng gia

tăng. Hiệp hội đại lý du lịch Nhật (JATA) cho biết khoảng 16.500.000 người dân

Nhật ra nước ngoài mỗi năm và gần 400.000 người trong số này đến Việt

Nam16. Theo số liệu tổng cục du lịch Việt Nam, tính chung cả năm 2010, lượng

khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 5.049.855 lượt,tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2009. Dẫn đầu thị trường khách quốc tế đến Việt Nam là Trung Quốc với 905.360 lượt, tăng 76,7%, tiếp đến là thị trường khách Hàn Quốc (495.902 lượt) tăng 38%, Nhật (442.089 lượt), Mỹ (430.993 lượt khách). Các chuyên gia nói rằng

Việt Nam có tiềm năng để thu hút khách du lịch nhiều hơn từ Nhật.

Công ty Tiếp thị du lịch Nhật đã làm một cuộc khảo sát đó cho thấy khách du

lịch Nhật đến Việt Nam để thưởng thức món ăn Việt Nam, mua sắm và tìm hiểu cách người dân Việt Nam sống và về văn hóa Việt Nam nói chung, trong đó 72%

khách du lịch Nhật đến Việt Nam đã chọn thành phố Hồ Chí Minh, 48% đến Hà Nội, 26 % đến Vịnh Hạ Long, 26 % đến Mỹ Tho, 19 % đến Huế, 17% đến Hội An và 16% du khách đến Nha Trang. Trong năm 2008, công ty du lịch Nhật JTB,

APEC hợp tác với Japan Airlines (JAL) và Việt Nam Airlines tổ chức hàng trăm

cuộc hội thảo giới thiệu các điểm đến du lịch tại Việt Nam, cùng với hội chợ thương

16

http://www.countrysidediscovery.com/VN/tours-information/2390/9/Vietnam-An-Attractive-Destination- for-Japanese-Tourists/203/

mại du lịch và hãng hàng không tại Nhật.Vào tháng 9 năm 2009, Tổng cục Du lịch

Việt Nam, Việt Nam Airlines và thành phố Đà Nẵng phát động chiến dịch quảng

cáo một “Việt Nam Show 2009” với quy mô lớn nhất so với trước đó nhằm quảng

bá du lịch Việt Nam tại Nhật. Chương trình này được bắt đầu tại thành phố Sakai ở

tỉnh Osaka (nơi mà Tổng Lãnh sự quán Việt đặt trụ sở), thu hút khá đông đơn vị tổ

chức và kinh doanh dịch vụ du lịch trong cả nước.

1.3.5.2. Đặc điểm tâm lý tiêu dùng du lịch của thị trường khách Nhật 1.3.5.2.1. Cơ cấu khách du lịch

Thị trường khách du lịch Nhật rất đa dạng và phong phú như: Giới học sinh - sinh viên, giới nữ trẻ có độ tuổi trung bình từ 20-30, các gia đình, người cao tuổi, khách thương gia, khách du lịch ba lô. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thị trường để

có thể nắm vững được thị hiếu và nhu cầu của từng phân đoạn thị trường khách du

lịch Nhật sẽ nâng cao được chất lượng của dịch vụ du lịch. Hiện nay, nguồn khách đến khu nghỉ dưỡng chủ yếu là khách thương gia và người cao tuổi, cụ thể:

a/ Người cao tuổi

Thường đi du lịch nhờ vào quỹ lương sau khi về hưu. Đối tượng khách này có mức tiêu dùng tương đối cao, thích thư giãn nghỉ ngơi, rất hứng thú trong việc

tìm hiểu về lịch sử, văn hoá và tự nhiên của điểm du lịch.

b/ Khách thương gia

Đối tượng khách luôn thiếu thời gian và thường đi du lịch với mục đích kết

hợp công việc, thường đi du lịch với thời gian tham quan ít, thích chơi golf và hứng

thú tìm hiểu cuộc sống về đêm tại điểm du lịch.

1.3.5.2.2. Thời gian đi du lịch

Trong năm có một số thời điểm người Nhật đi du lịch rất nhiều. Từ cuối năm đến đầu năm sau (25/12 – 7/1) là thời gian nghỉ đông, cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 là thời gian nghỉ đầu năm học và cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 là thời gian nghỉ hè. Khách Nhật chỉ đi du lịch trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày, dài nhất cũng chỉ

1.3.5.2.3. Sở thích và thói quen khi đi du lịch

- Đối với người Nhật là khách hàng là Thượng đế, họ cho rằng người trả tiền

luôn có vị thế cao hơn người nhận tiền. Vì vậy du khách Nhật có phần khó tính, nhiều

yêu cầu, thường hay phàn nàn và luôn đòi hỏi sự phục vụ với chất lượng cao nhất.

- Người Nhật có thói quen tiêu dùng cao và thường sử dụng các phương tiện lưu trú, dịch vụ, sản phẩm ăn uống có chất lượng cao, không thường dễ thích nghi

với những điều kiện thiếu thốn tại điểm du lịch.

- Người Nhật rất quan tâm tới việc bảo vệ sức khoẻ, tới vấn đề an ninh và an toàn. Chính vì vậy, những yếu tố bất ổn của môi trường du lịch có ảnh hưởng rất

lớn đến quyết định đi du lịch của người Nhật. Những vấn đề như khủng bố, dịch

bệnh (SARS, cúm gia cầm...) đã làm giảm sút nghiêm trọng số lượng du khách Nhật đi du lịch nước ngoài.

- Một trong những nguyên tắc sống quan trọng nhất của người Nhật đó là lấy

sự hài hoà làm gốc rễ của đạo đức. Du khách Nhật ít khi biểu lộ sự không hài lòng một cách trực tiếp. Nếu chất lượng tour du lịch có vấn đề, họ thường gửi thư hoặc thông qua đại lý.

- Số ít người Nhật sử dụng thuần thục được tiếng Anh, họ còn quan niệm rằng ẩn

giấu sau ngôn ngữ là văn hoá, và họ yêu cầu hướng dẫn viên không chỉ sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà còn phải hiểu văn hoá và phong cách sống của người Nhật.

- Họ rất thích được tặng quà vào một số dịp lễ chính của Nhật.

- Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ, bao bì phải rất cẩn thận đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích thước hợp tạo được sự lôi

cuốn và tiện dụng

cho người sử dụng.

- Người Nhật thích các món ăn chế biến từ hải sản. Món ăn đặc sản của người Nhật là cá sống nên các sản phẩm ăn uống dùng để phục vụ người Nhật thường là các loại hải sản, đặc biệt là cá tươi.

- Trong bữa ăn, người Nhật yêu cầu cao cả về thẩm mỹ và chất lượng bữa ăn,

họ đặc biệt coi trọng cách trang trí. Đối với họ sự phục vụ nhanh là yêu cầu cơ bản, người Nhật không thích mất cả giờ đồng hồ vào việc đặt ăn và thời gian ăn.

- Trong nhà hàng, khách du lịch Nhậtthường có sự tôn trọng về vị trí trong

xã hội, đặc biệt nếu trong nhóm đó có một vị khách đáng kính, vị trí ngồi của khách

rất quan trọng.

- Khi đi du lịch người Nhật có thói quen mua sắm nhiều, thường mua quà lưu

niệm cho gia đình và bạn bè nhiều hơn là mua cho bản thân. Họ thường tìm mua các

chương trình du lịch trọn gói, rất ngại tự tìm đặt khách sạn, phương tiện vận chuyển. - Các hoạt động du lịch mà người Nhật ưa thích tại Đông Nam Á: tham quan

cảnh quan thiên nhiên, du lịch mua sắm, tham quan di tích lịch sử, thưởng thức ẩm

thực địa phương, nghỉ dưỡng.

Cuộc khảo sát từ công ty tiếp thị du lịch tại Nhật cho thấy 88% khách du

lịch Nhật nói rằng họ đến đây để thưởng thức các món ăn Việt Nam, 82% muốn đi

mua sắm, 59% muốn đến thăm di tích lịch sử, 40% đến thăm viện bảo tàng, 35%

người tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên, 31% muốn massage và chỉ có 23% du khách được

hỏi trả lời họ muốn thư giãn tại một khu nghỉ dưỡng bên bờ biển.17

1.3.5.2.4. Một số điều kiêng kỵ của khách Nhật

- Con số 4 hạn chế dùng trong khách sạn. Số 4 bị cho là con số không may bởi vì phát âm của nó giống với phát âm của chữ "Tử" (Shi=cái chết). Một số khách sạn thậm chí còn không có phòng số 4. Vì vậy, khách sạn khi tiếp đón khách Nhật cần tránh số 4 như khi giao phòng cho khách, xếp bàncho khách,…

- Người Nhật không bao giờ cắm đũa lên thức ăn và đặt biệt là lên cơm vì chỉ trong đám tang người ta mới cắm đũa lên bát cơm và đặt lên bàn thờ.

- Phòng ngủ của người Nhật không được quay đầu về hướng Bắc bởi người

ta thường đặt người chết nằm như vậy.

17

- Theo phong tục Nhật, khi đi thăm người ốm thì dứt khoát không được tặng hoa, trà hoặc những hoa có chậu, bởi vì người Nhật cho rằng đó là điều không tốt.

- Khi mua bán, người Nhật cho rằng mặc cả là điều thất lễ vì trong các cửa

hàng, đại đa số các mặt hàng đều có giá cả rõ ràng, không thể bớt được. Người Nhật rất thích đóng gói. Mà tất cả các loạigiấy để đóng gói đều rất đẹp.

- Món quà cho người Nhật không nên tặng mùi xoa cho bạn bè. Họ cho rằng chỉ làm điều đó một khi bạn muốn cắt đứt quan hệ.. Món quà là trà cũng không được tùy tiện biếu cho người khác vì lẽ đây là lễ vật mà người Nhật đáp lễ sau khi cúng bái.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHU NGHỈ MÁT TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Tổng quan về Evason Ana Mandara & Six Senses Spa 2.1.1. Giới thiệu về tập đoàn Six Senses

Six Senses ( Sáu giác quan) là một tập đoàn quốc tế chuyên đầu tư và phát

triển các khách sạn, khu nghỉ chất lượng cao nổi tiếng với dịch vụ tắm khoáng và

Spa. Được chính thức thành lập năm 1995, tập đoàn SixSenses có trụ sở chính tại

BangKok (Thái Lan) và quản lý các thương hiệu như: Evason, Soneva và Six Senses

Spa. Bên cạnh đó, Six Senses còn mở rộng phạm vi hoạt động của mình qua việc

thành lập các văn phòng đại diện tại Úc, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Đức, Trung Quốc,

Hồng Công, Nhật, các nước Bắc Âu, Hoa Kỳ, Anh…và trên mạng Internet. Với 13 năm kinh nghiệm, Six Senses cam kết sẽ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm

chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, sang trọng trong phong cách thiết kế và môi

trường bản địa sẽ được khách hàng cảm nhận trong lối kiến trúc, các dịch vụ và

phong cách chăm sóc khách hàng.

Giá trị cốt lõi cũng như triết lý của tập đoàn Six Senses muốn mang đến cho khách hàng và hướng đến cho nhân viên của mình chính là “SLOW LIFE”, cụ thể:

+ S - Sustainable: Phát triển bền vững.

+ L - Local: Sử dụng sản phẩm từ địa phương.

+ O - Organic: Sản phẩm hữu cơ.

+ W - Wholesome: Trong lành, không độc hại.

+ L - Learning: Sự không ngừng học hỏi.

+ I - Inspiring: Sự truyền cảm hứng.

+ F - Fun: Sự vui vẻ, thích thú.

Khuynh hướng phát triển của tập đoàn Six Senses chính là phát triển kinh

doanh song hành với công tác bảo vệ môi trường, thân thiện với cảnh quan thiên nhiên. Vì lẽ đó, quan điểm trên phù hợp với tiêu chí của nhà đầu tư khu nghỉ dưỡng

Ana Mandara, khiến họ tin tưởng chọn Six Senses làm nhà điều hành, định hướng các

chiến lược kinh doanh phát triển cho khu nghỉ trong tương lai.

2.1.2. Tổng quan về khu nghỉ dưỡng Evason Ana Mandara

Khu nghỉ dưỡng Ana Mandara theo tiếng Chăm nghĩa là “ Ngôi nhà đẹp cho

khách” hoặc có thể hiểu nôm na là “nơi dừng chân lý tưởng của du khách”. Là khu nghỉ dưỡng 5 sao tọa lạctrên con đường Trần Phú xinh đẹp, khu nghỉ dưỡng Evason

Ana Mandara Nha Trang với khuôn viên 26,000 m2 được bao quanh bởi những khu vườn nhiệt đới thực sự là điểm đến cho những ai muốn tận hưởng một không khí

trong lành, yên tĩnh với phong cảnh hữu tình. Evason Ana Mandara Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 450 km và 1275 km từ Thủ Đô Hà Nội. Khu nghỉ dưỡng

chỉ cách trung tâm thành phố 2 km và cách sân bay Cam Ranh 30 phút đi xe bus,

khá thuận tiện cho nhu cầu đi lại và mua sắm của du khách. Bằng những vật liệu đơn giản như gỗ, mây tre với lối kiến trúc độc đáo và phong cảnh yên bình, Evason

Ana Mandara đã mô phỏng một cách chân thực hình ảnh của làng quê Việt Nam,

phảng phất một chút dân dã song không kém phần hiện đại.

Evason Ana Mandara & Six Senses Spa- Khu nghỉ dưỡng Ana Mandara là một dự án cao cấp chất lượng 5 sao của Trung tâm Du lịch Hải Dương (tên giao

dịch là Hải Dương Tourism Center). Đây là doanh nghiệp liên doanh hoạt động theo

luật đầu tư nước ngoài được thành lập bởi:

+ Bên Việt Nam: Công Ty Thương mại và Đầu tư Khánh Hòa

Trụ sở đặt tại 68 Yersin, Phương Sài

Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

+ Bên nước ngoài: Công Ty VF-CZG LIMITED (B.V.I)

Trụ sở đặt tại Omar Hodge Building

Wickhams Cay, Road Town Tortola, British Virgin Islands Công ty hoạt động theo giấy phép đầu tư số 748/GB ngày 15/12/1993 của Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ kế hoạch và đầu tư) với thời gian

+ Trụ sở chính:

Địa chỉ: Villa 21, số 86 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa.

Điện thoại: 84 58 3525828 Fax: 84 58 3521515 Mã số thuế: 4200266808

Khu nghỉ dưỡng Ana Mandara

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa.

Điện thoại: 84 58 3522222 Fax: 84 58 3525825 Website: www.sixsenses.com - Vốn đầu tư : 9.096.000 USD - Vốn pháp định: 7.799.750 USD

Trong đó

+ Phía Việt Nam góp 3.911.900 USD chiếm 40% vốn pháp định gồm quyền

sử dụng 20.166m2 đất và 1 hecta mặt biển.

+ Phía nước ngoài góp 4.679.850 USD chiếm 60% vốn pháp định.

* Khu nghỉ dưỡng đi vào hoạt động từ năm 1997 và cho đến nay đã đạt được

những thành tích sau trong các hoạt động sau:

- Năm 1997: “Khu nghỉ dưỡng đẹp nhất về kiến trúc, thiết kế và trang trí nội

thất mang tính tự nhiên cao” và “Khu nghỉ dưỡng tốt nhất” do các tổ chức văn hóa

dân tộc và môi trường Việt Nam ghi nhận.

- Đầu năm 1998: được Tổng cục du lịch Việt Nam công nhận là “Khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 4 sao”.

- Tháng 3 năm 2003: được bình chọn là một trong những “Khu nghỉ dưỡng

cao cấp nhất khu vực Đông Nam Á”.

- Năm 2004: được bình chọn là một trong những “Khu nghỉ dưỡng tốt nhất thế giới”.

- Tháng 9 năm 2008: được Tổng cục du lịch Việt Nam công nhận là “Khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao” và giải thưởng “Khách sạn xanh ASEAN”.

khu vực Châu Á với giải thưởng Độc giả bình chọn do tạp chí du lịch Conde Nast

Traveler ( Mỹ) tổ chức qua các tiêu chí đánh giá: ẩm thực, địa điểm, thiết kế tổng

thể, phòng nghỉ và cung cách phục vụ.

- Năm 2010: được bình chọn vị thứ 8 trong danh sách 20 Khu nghỉ dưỡng

tốt nhất ở khu vực Châu Á với giải thưởng Độc giả bình chọn do tạp chí du lịch

Conde Nast Traveler ( Mỹ).

Ngày 01/02/2002, Ana Mandara được đối tác nước ngoài bán lại cổ phần,

Trung tâm Du lịch Hải Dương đã có 100% cổ phần, thành lập doanh nghiệp 100%

vốn Việt Nam và đổi tên thành Công ty Du Lịch Hải Dương.

Kể từ ngày 18/10/2010, Công Ty Du Lịch Hải Dương chuyển đổi thành Khu Nghỉ dưỡng Ana Mandara – Chi nhánh CTy TNHH MTV Thương Mại và Đầu Tư

Khánh Hòa với người đại diện là Giám đốc Lâm Duy Anh Cường cùng những

thông tin chính thức sau:

1- Tên giao dịch:

Khu Nghỉ dưỡng Ana Mandara – Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thương Mại và Đầu Tư Khánh Hòa.

2- Trụ sở chính:

a- Địa chỉ: Số 68 đường Yersin, phường Phương Sài, thành phố Nha Trang, tỉnh

Khánh Hòa.

b- Số điện thoại: 058.3525858

c- Số Fax: 058.3521515

3- Mã số thuế: 4200266808002

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của khu nghỉ dưỡng 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu quản lý của khu nghỉ dưỡng 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu quản lý của khu nghỉ dưỡng

Được sự tin tưởng của ban lãnh đạo công ty TNHH MTV Thương Mại và

Đầu Tư Khánh Hòa, Tập đoàn Six Senses chuyên quản lý các khách sạn, khu nghỉ dưỡng quốc tế đã được chọn để điều hành hoạt động của Evason Ana Mandara Nha

Trang bên cạnh các khu nghỉ dưỡng khác của tập đoàn như Soneva Fushi, Soneva

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và một số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác THU hút KHÁCH NHẬT đến KHU NGHỈ DƯỠNG EVASON ANA MANDARA NHA TRANG (Trang 40)