Tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của quê hương

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 61)

Lòng yêu nước và tự hào dân tộc là hai dòng mạch chủ đạo xuyên suốt những áng văn thơ từ trước tới nay. Tùy theo yêu cầu của thời đại mà một trong hai nội dung ấy phát triển nổi trội hơn. Đầu thế kỉ XX, Nhân dân ta bị xiềng xích nô lệ, Đất nước ta bị kẻ thù xâm lược. Trước hoàn cảnh ấy đồng bào ta cùng chung sức chống lại kẻ thù. Các văn nghệ sĩ cũng là một chiến sĩ. Minh Huệ và Trần Hữu Thung cũng rất nhiệt tâm với Đảng và cách mạng. Họ xứng đáng là những nhà thơ yêu nước đầy nhiệt huyết đầu thế kỉ XX.

Minh Huệ tự hào trước tấm gương anh hùng nghĩa sĩ Nguyễn Thế Tư, ông đã cất lên lời ngợi ca trong bài thơ Người thợ mộc trong chiến hào. Người chiến sĩ đã bị quân thù bắn hi sinh "trong chiến hào nóng bỏng" nhưng vẫn như còn ngậm một khối căm hờn trong ánh mắt, trong lồng ngực của anh:

Kì lạ quá, trong chiến hào nóng bỏng Anh Tư ơi, ngỡ như anh còn sống Đào anh lên, anh vẫn đứng vai vươn

Một tấm gương kiên trinh, dũng cảm khác được Minh Huệ ngợi ca đó chính là chị Nguyễn Thị Minh Khai:

Dù cho dập nát tay chân

Minh Khai vẫn vững tinh thần trước sau. Thân ta có sa vào tù ngục

Lòng ta đây vẫn rực cờ hồng, Hướng về đất nước non sông,

Lam Giang cuồn cuộn đỏ dòng máu tươi. (Chị Minh Khai)

Con người xứ nghệ mang trong huyết quản của mình một dòng máu yêu nước nồng nàn. Lòng yêu nước và truyền thống anh hùng bất khuất được bộc lộ ngay lúc sống và cả lúc đã hi sinh. Núi sông Hà Tĩnh khắc nhớ mãi tên những người con yêu nước, yêu quê:

Tên anh bay đi thơm sóng sông Lam Tên anh bay đi vang rền núi Rạng Sống

Cầm cưa xẻ gỗ dựng quê hương Chết

Cầm súng

Anh thành người cộng sản.

Và đây nữa các anh hùng nghĩa sĩ bất tử với non sông được Trần Hữu Thung ghi lại qua vần thơ của mình

Dân ta chống giặc ngoại xâm Bờ tre,mé rú còn bầm vết thương. Mỗi khúc sông, mỗi chặng đường,

Một trang bất khuất, một gương anh hùng. (Chuyện bắt đầu)

Tự hào trước tấm gương đầy nghĩa khí quyết hi sinh chứ không chịu đầu Tây Trần Hữu Thung đã viết nên vần thơ ca ngợi Ông Tác:

- “ Ta nhắn đỉnh Kim-nhan vòi vọi Nhắn Truông Cầu, nhắn núi Hai-Vai... Nhắn ngọn sông Lam cuồn cuộn ngàn đời.. Đất nước, quê hương, ruột thịt.

Đông dù chết,tinh thần không chết, Dân đây còn, đất nước vẫn còn!

Hỡi đồng bào hàng huyện, hỡi bà con! Một dạ, một lòng giết giặc”!

Nói vừa dứt thò dao rạch ruột,

Cầm giơ ngang trước mặt tướng Tây: - “Dân Việt ta là Cử Đông này,

Thà chết đứng hơn sống quỳ chịu khuất!” (Ra quân)

Bài thơ Hai Tộ hò khoan được Trần Hữu Thung viết vào năm 1951 đã để lại trong ta ấn tượng sâu sắc về giọng ca rắn như chì của một cụ già, thể hiện khẩu khí nhiệt huyết của một người yêu nước vô bờ:

Từ trên dốc cao Dội vào hang đá Giọng nghe già cả Nhưng rắn như chì: - Con lão cũng đi! Dâu lão cũng đi đây,

Nhưng muốn trông thấy mặt thằng Tây. Coi cái tài ông Giáp

Chút nghĩa cụ Hồ Lão đan vồi vội đôi bồ

Sắm sanh cái gậy, lão dô hò lão đi…

Bài thơ Ngày xưa ta ước lại nói về chí khí anh hùng chống Cường

gian bạo tàn của nhân dân ta: Vùng lên chính giữa làng này/ Đấu tranh một dạ diệt bầy cường gian (Trần Hữu Thung). Tiếng A lô dõng dạc trong Cò trắng phát thanh kêu gọi nhân dân đồng sức đồng lòng giữ lấy làng quê. Bài

thơ Cò trắng phát thanh được viết vào tháng 6/1948:

Hoan hô chờ đợi. Tôi xin nhắc lại A lô A lô

Công nhỏ công to Lòng chim nhớ lấy, Đồng tình đồng chí Giữ nước giữ nhà Giữ lấy đồng ta Giữ mùa lúa tốt Lời tôi tạm hết Alô Alô

(Hữu Thung)

Chế giễu Thực dân Pháp trong bài thơ Đi về, bài thơ được Trần Hữu Thung viết vào tháng 9/1947:

Lúc đi dáo nỏ cầm tay Lúc về súng lục cối xay đem về

Lúc sang đại bác móc chê Lúc về tàn rách, mũ mê thẹn thùng

Thơ Minh Huệ và Trần Hữu Thung đã phản ánh một cách sâu sắc truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm của quân dân Nghệ Tĩnh. Người xứ Nghệ yêu tự do, quyết tâm bảo vệ nền hòa bình cho Tổ Quốc. Lòng yêu nước được nhen nhóm ngay trong tâm thức của những mầm non vừa nhú.

Tiếng ru nhỏ (Minh Huệ) của chị đã hướng sâu vọng về ngay trong tâm tưởng

của em thơ:

Đêm nay sữa ngọt em thèm Mẹ đi họp vắng, thắp đèn chị ru Có đói thì chị quấy hồ

Sương rơi thì chị ấp vô trong lòng. Cô du kích gác ngoài đồng

Nhà bên bà lão một lòng trông nom Đánh cho giặc Mỹ hết bom

Lớn mau làm bướm ra vườn nhởn nhơ

Bài thơ Loạt đạn mẹ hiền của Minh Huệ đã thể hiện một cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ về hình ảnh người mẹ cầm súng đánh giặc đầy quả cảm. Chúng ta không thể nào quên mẹ rạng ngời trong nụ cười chiến thắng khi hạ gục được máy bay quân thù:

Vừa khi kẻng giục vang đồi

Cau mày, mẹ rõi giặc trời bủa lao, Nhìn màn đạn lóe chùm sao.

Mẹ cười “Thần sấm” đâm nhào, lửa bung… Nâng tay mẹ, giọng rung rung

Các con trìu mến ghi công mẹ già, Mẹ cười nheo mắt ướt nhòa

Nói đến truyền thống yêu nước của người dân xứ Nghệ chúng ta sẽ mãi mãi nhớ đến những ngọn đuốc sáng thắp lên ngọn lửa truyền thống đó. Nó đã đi vào thơ Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung một cách giản dị, sâu lắng, thể hiện một niềm kiêu hãnh tự hào của con người xứ Nghệ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w