Hình thức thơ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 79)

Chất dân gian là những yếu tố quan trọng trong văn hóa truyền thống. Trong văn hóa, văn học, yếu tố dân gian được thể hiện ở nhiều phương diện, như: hình ảnh, quan niệm, cách nói, cách hiểu, cách cảm… Với các nhà thơ, mạch nguồn dân gian là bầu sữa ngọt ngào, say đắm, nuôi dưỡng suối thơ làm cho nó vừa mang vẻ đẹp bình dị lại vừa cổ điển mà vẫn không kém phần nhuần nhuyễn, thuần thục đến kĩ xảo, cũ đến hiện đại. Đọc thơ Nghệ An chất cổ điển ấy lại soi sáng những tâm tư, tình cảm mới, có khi là tầm cao mới về nhận thức về lịch sử, quan niệm nhân sinh cùng các quy luật của nó. Thơ là tiếng nói của tình cảm, từ tâm hồn đến với tâm hồn. Thơ Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung chịu ảnh hưởng rất lớn phương thức trữ tình của thơ ca dân gia xứ Nghệ, mà rõ nhất là các thể thơ 4 tiếng, 5 tiếng và thơ lục bát. Kết quả khảo sát Tuyển tập Trần Hữu Thung (Nhà xuất bản Nghệ An, 1997), cho thấy có 26/47 thơ được

làm theo thể 5 chữ; 3/47 bài là theo thể 4 chữ; 18/47 bài làm theo thể lục bát. Trong khi đó, kết quả khảo sát Minh Huệ tuyển tập (Nhà xuất bản Nghệ An - 2003) cho thấy có 13/29 bài thơ làm theo thể 5 chữ; 1/29 bài làm theo thể 5 chữ xen lục bát; 14/29 bài làm theo thể lục bát. Qua đây có thể thấy, thơ Minh Huệ và thơ Trần Hữu thung có nhiều nét tương đồng, mà rõ nhất là ở hình thức thơ. Những câu hò, điệu ví quê hương đã thấm sâu vào hồn, đi vào thơ thơ họ một cách tự nhiên. Trước hết là sự ảnh hưởng về cách gieo vần của dặm vè xứ Nghệ.

Cha ông ta thuở xưa đã đặt ra những bài vè với vần được gieo là vần liền (vần được gieo giống nhau liên tiếp):

Hạc nay đã nghĩ Ai bằng tuổi ta Lại có cảnh già Ai mà bằng được Kỳ, Yểng lập chước Muốn bác cò ra Hợp ý cùng ta Để mà bàn định ( Vè làng chim bầu thủ chỉ) Hay Lẳng lặng mà nghe Cái vè thằng nhác Trời đã phó thác Tính khí anh ta Buổi còn mẹ cha Theo đòi thư sự Cho đi học chữ

Nhiều chữ không ai vay Cho đi học cày

Nói nghề đầy tớ Cho đi học thợ Nói nghề ấy buồn Cho đi học buôn Nói nghề ngồi chợ

Thơ 4 tiếng của Trần Hữu Thung cũng gieo phần lớn là vần liền như thế, một vài chỗ gieo vần gián cách. Chẳng hạn:

Alô! Alô

Giang Giang tráng kiện Vững cánh sắc chân Nhập vệ quốc quân Xông ra mặt trận

(Cò trắng phát thanh) Ôi đỉnh đèo anh

Mông mênh màu sắc Như cuộc đời anh Tấn công quân giặc

(Đèo anh Trỗi) Có làn nhạc nhẹ Gió thoảng ngoài đêm Mong manh sợi chỉ Võng se bên thềm

(Làn nhạc nhẹ)

Có thể thấy, thơ 5 tiếng của Minh Huệ và Trần Hữu Thung chịu ảnh hưởng của lối gieo vần của dặm vè xứ Nghệ. Cách gieo vần trong thơ 5 tiếng của Minh Huệ và Trần Hữu Thung gần giống như trong dặm xứ Nghệ. Dặm xứ Nghệ, có cách gieo vần như sau:

Trai:

Tiết thanh nhàn thong thả Muốn thăm hỏi vài câu Cuốc thánh thót kêu sầu Gió phảng phất mùa sâu

Nhớ trong sách đã lâu:

Chuyện “Tư mã phượng cầu” Thương thì mũi tìm trâu

Trâu đâu tìm chạc mũi(chạc mũi=giây thừng) Gái:

Trời mở rộng phong quang Em đánh tiếng đưa sang Đêm tàn canh vò võ Tay em cầm bấc đỏ Mong bỏ đĩa dầu đầy Mời bạn ở lại đây Đôi ta giở lời rày Tình đó với nghĩa đây

(Dặm Nghệ Tĩnh) Trông cho rạng ngày mai Em đi liền chợ huyện Ló các nơi chở đến Bạc các tỉnh chở về Làm không hết thì thuê Thuê vài người xay giã Mượn vài người xay giã

(Dặm Nghệ Tĩnh) Bốn bề lai láng Thấy những sọt với sồng Thấy những gánh với gồng Lớn nhỏ cho chí lồng nhồng Đàn mụ cho chí đàn ông

Kể hằng hà sa số

(Dặm nghệ Tĩnh)

Hai bài thơ nổi tiếng chống Pháp và chống Mỹ của Trần Hữu Thung

Thăm lúa và Anh vẫn hành quân về cơ bản cũng được gieo vần liền, đôi chỗ

gieo vần gián cách và vần ôm:

Chiền chiện cao tiếng hót Tiếng chim nghe thánh thót Văng vẳng khắp cánh đồng. Đứng chống cuốc em trông Em thấy lòng khấp khởi. Bởi vì em nhớ lại

Một buổi sáng mai ri Anh tình nguyện ra đi Chiền chiện cùng cao hót Lúa cũng vừa sẫm hột Em tiễn anh lên đường. Chiếc xắc mây anh mang Anh nách mo cơm nếp Lúa níu anh trật dép Anh cúi sửa vội vàng Vượt cánh đồng tắt ngang

(Thăm lúa) Và tiếng hát vang ngân Như đường lên Cao Lạng Trời Điện Biên mây trắng Cờ chiến thắng oai hùng. Anh vẫn hành quân

Như chín năm kháng chiến Năm nay tròn thêm chín Anh vẫn hành quân.

(Anh vẫn hành quân) Những ngày công tác xa

Lòng vẫn rộn bao la

Cảnh vườn đâu cũng ngắm Say sưa như của nhà

(Câu chuyện mảnh vườn và căn nhà) Khắp mọi nẻo gần xa

Đói lơ chơ lỏng chỏng Đói dơ hàm dơ họng Đói dán bụng phơi sườn! Người sống rũ như rơm Người chết nằm như rạ!

(Ngày thu ấy)

Thơ 5 tiếng của Minh Huệ cũng có cách gieo vần tương tự:

Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.

Ôi cái đêm náo nức Thịt da con thơm hoài Át mùi bom gió tỏa Bên con dầu mệt lả

Thiêng liêng mẹ ngắm hoài… Bỗng mẹ choàng tay bố Nơi thịt da bầm đỏ Vệt răng, vệt móng tay Và giờ mẹ mới hay

“Vượt cạn” trước bom cắt Mẹ cắn răng bấu chặt Thêm sức con ra đời Bốn người thành đội ngũ Ôi, đơn sơ thế đó

Cái đêm con ra đời.

(Cái đêm con ra đời)

Qua khảo sát cách gieo vần ở thể thơ 5 chữ của Minh Huệ và Trần Hữu Thung chúng tôi nhận thấy chủ yếu họ gieo vần liền giống như trong dặm, vè xứ Nghệ. Ngoài ra, Minh Huệ và Trần Hữu Thung còn sử dụng lối gieo vần

gián cách và vần ôm nhau. Đó chính là sự sáng tạo, sự phá cách của hai nhà

thơ để góp phần làm mới hơn cách diễn đạt trong thơ , đồng thời tiến đến gần hơn với thơ ca hiện đại. Vần ôm trong thơ Trần Hữu Thung:

Hằng ước mơ thơ mình Là một khóm tre xinh Con chim khuyên ríu rít Ngọn gió mai tâm tình

Người muốn được như núi Sống lâu để dòm đồi Núi lại ước như người Ngồi hát trên vai núi

(không đề số 13)

Vần gián cách trong thơ Trần Hữu Thung:

Như ngồi ngắm cái xắc Soạn ngày mai lên đường Gì mang đi đánh giặc? Gì gửi lại hậu phương?

(Một mình) Xe đi chừng lạc lối Đất đỏ cây đan dày Mênh mông này khó nói Đi đã bao đêm ngày?

(Tây Nguyên)

Vần ôm trong thơ Minh Huệ:

Nhà đón khách ven sông Máy bay vàng hoa tếch Đứng dầm chân sóng xiết Lồng lộng gió Mê Công

(Chiều đảo Khoỏng) Ồ, một chuyến đi rừng

Thấy hết tầm con lớn Nghe hồn thơ bay bổng Bố cũng lướt tưng tưng (Đi rừng với con)

Vần gián cách trong thơ Minh Huệ:

Trong đôi mắt của con Mẹ nuôi bao giấc mộng Ngắm đôi mắt của con Cha càng yêu mẹ lắm

(Bên khung cửa sổ) Rưng rưng anh muốn nói Bác có lạnh lắm không? Như khuya ấy câu hỏi Đọng tim anh suốt đời

(Vẫn một mùa đông)

Lục bát là thể thơ quen thuộc mang cốt cách, điệu sống con người Việt Nam. Đây là thể thơ mềm mại giúp cho việc biểu lộ cảm xúc thuận lợi. Cách gieo vần phổ biến trong ca dao xứ Nghệ là tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát, rồi tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao (Ca dao) Công anh làm rể Chương Đài, Một năm ăn hết mười hai vại cà.

Giếng đâu thì dắt anh ra, Kẻo anh chết khát với cà nhà em!

(Ca dao) Ai về Hà Tĩnh thì về

Mặc lụa Chợ Hạ uống Chè Hương Sơn (Ca dao)

Đối chiếu cách gieo vần của ca dao xứ Nghệ với cách gieo vần trong thơ lục bát của Minh Huệ, Trần Hữu Thung chúng ta nhận thấy có nhiều nét tương đồng. Nhờ tiếp nhận cách gieo vần trong ca dao nên Minh Huệ và Trần Hữu Thung đã tạo cho thơ mình một âm điệu ngọt ngào, sâu lắng :

Tiếng ru dìu dịu non tơ Mẹ về thoa tóc…giấc mơ bay dài

(Tiếng ru nhỏ - Minh Huệ) Vườn đào dậy nắng lâng lâng

Ông đùa với cháu hương dâng ngọt ngào (Lộc Hoa - Minh Huệ) Xuân này, ta bảy mươi xuân

Ung dung sống giữa lòng dân tình người (Với đời - Minh Huệ)

Nét dịu nhẹ, êm đềm tình cảm cũng được khơi dậy trong những vần thơ lục bát mang hơi hướng ca dao của Trần Hữu Thung:

Đời cha nhớ lấy con nghe Đơn sơ như thể cây tre đầu làng

(Cây Tre - Hữu Thung) Ngày mai là giữa hôm nay

Ngày mai chính ở trong tay mình cầm Như soi miếng gỗ vàng tâm Đã nghe tiếng sáo bổng trầm véo von

(Ngày mai - Hữu Thung)

Sự ảnh hưởng hình thức ca dao, dặm, vè xứ Nghệ đã giúp Minh Huệ và Trần Hữu Thung diễn tả được tình cảm, cảm xúc sâu lắng của mình và của chính những người dân nơi đây một cách gần gũi, tự nhiên.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w