Trong cuộc sống đời thường, Trần Hữu Thung là người ngay thẳng và bộc trực, mạnh mẽ và sôi nổi. Cái chất nông dân mộc mạc, chân thật , hồn nhiên, nhiệt tình, hồn hậu và giản dị đã thể hiện rất rõ qua những vần thơ của ông. Tâm hồn Trần Hữu Thung mang màu sắc và phong cách riêng của cả một miền, một vùng sông nước( Thăm lúa, O Bưởi làng tôi, Hai Tộ hò
khoan, Ngày xưa ta ước, Cò trắng phát thanh). Lòng yêu nước của Trần
Hữu Thung đã kết tinh thành những vần thơ mạnh mẽ kêu gọi nhân dân hãy vùng lên tiêu trừ kẻ ác: Vùng lên chính giữa làng này/ Đấu tranh một dạ
diệt bầy cường gian (Ngày xưa ta ước – Trần Hữu Thung). Tâm hồn Trần Hữu Thung rất nhạy cảm với thiên nhiên và vẻ đẹp của đất nước. Huy Phương – một người bạn của nhà thơ đã từng nhận xét Cũng hiếm có một nhà thơ nào khác mà qua tác phẩm của người ấy, người đọc có thể bắt gặp ngay được cái điệu rung cảm của một tâm hồn mang màu sắc và phong cách riêng của cả một miền, một vùng đất nước, một lớp người, như trong thơ của Trần Hữu Thung, Anh là cây bút hết sức nhạy cảm với thiên nhiên và vẻ đẹp của đất nước [ 62,11]
Minh Huệ là Chàng văn sĩ đẹp trai, con nhà trí thức [29,262] đó là một người thơ vừa kín đáo, nhẹ nhàng, tế nhị lại vừa lắng sâu. Ở ông có cái
nếp sống cao nhã của một người có học vấn đồng thời có cái nét thanh lịch của người thành phố. Điều đó phần nào được thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu, như Đêm nay Bác không ngủ, Những mùa xuân, Thỏ sen, Con dâu mới
thật, Nguồn vui nhỏ. Lòng yêu đất nước của Minh Huệ cũng đã được nẩy nở
ngay từ lúc còn bé thơ , chỉ vừa bốn tuổi :
Lên bốn tuổi, tôi đã nghe trống dậy Nghe cờ reo ngõ tối những cuộc đời Trống Xô Viết quyện ngọn cờ Ái Quốc Gọi ngàn năm dân tộc cháy hồn tôi.
( Những mùa xuân - Minh Huệ)
Minh Huệ có một sở thích từ bé, đó là thích nghe hát ví dặm Nghệ Tĩnh. Nói về điều này, ông bộc bạch: Từ ngày bé tôi đã thích nghe hát ví dặm
Nghệ Tĩnh. Chính vì thế mà nhịp vè 5 chữ đã in sâu vào tôi [68]. Trong một
bài thơ ông viết:
Sương lạnh thấm vào xương Sương muối tan thành nước Em dần dần chậm bước Cởi khăn trùm nhường anh.
(Đêm trường – Minh Huệ)
Ông cũng rất thích đọc Thơ Mới, mà như ông nói là chỉ thích đọc Thơ
Mới nhưng chỉ thích loại giản dị nông thôn, thích“Ông đồ”( Vũ Đình Liên), “Bức tranh quê” (Anh Thơ), “Chùa Hương” (Nguyễn Nhược Pháp), thơ Huy Cận và Chế Lan Viên lại ít đọc.
Ở Minh Huệ và Trần Hữu Thung có chung dòng máu yêu nước nồng nàn, tha thiết. Đó là điều đáng quý, đáng trân trọng. Lòng yêu nước ấy kết nên chữ nhân trong thơ Minh Huệ - Trần Hữu Thung và đưa đến thành công lớn cho thơ ca của họ.