Xứ Nghệ là đất văn vật. Xứ Nghệ nổi tiếng không phải vì nhiều người đỗ đạt. Hiếu học, khổ học, thông minh, trí tuệ trong sáng, nhân cách cứng cỏi, có nghĩa khí, trọng đạo lí làm người, gần gũi quần chúng, yêu nước, dám chống quan trường khi quan trường làm điều bất nhân, dám can việc trái, dám làm việc phải, tha thiết với chân lí, mang nhiều chính nghĩa cảm, trọng nghề dạy học, say sưa với nghề dạy học, đào tạo được nhiều người thành danh, …[18]. Truyền thống yêu nước là huyết mạch trong tâm hồn người Việt
Nam nói chung và con người xứ Nghệ nói riêng. Lòng yêu nước được biểu hiện trên rất nhiều khía cạnh đã được phản ánh một cách sâu sắc trong thơ Minh Huệ - Trần Hữu Thung.
Trước hết đó là tinh thần mong mỏi đoàn kết Bắc, Trung, Nam anh em một nhà. Con người Xứ Nghệ đau xót trước cảnh nhà tan nước mất:
Đau đớn nhẽ, nhà tan nước mất Nào ba con hỡi Bắc Nam Trung! Xót thân chia rẽ giống dòng Để bầy con trẻ tủi lòng bơ vơ
(Việt Nam li khúc – Trần Hữu Thung)
Kể sao hết cảnh hung tàn
Của quân Tây tặc, của phường Thực dân. (Việt Nam li khúc - Hữu Thung)
Khi đất nước bị xâm lăng, người dân xứ Nghệ biết đoàn kết gắn bó tạo thành một khối mạnh như vũ bão chống lại ác giặc:
Anh em ta từ giờ xin nhớ Ghi tạc lời nhắc nhở một hai. Từ đây quyết và từ đây
Ba tay thắt chặt định ngày vùng lên
(Việt Nam li khúc - Hữu Thung)
Họ quyết tâm chung sức chung lòng để vươn tới một mục đích cao cả: Dân chủ mới đi lên con nhé
Xiềng Nhật Tây quyết bẻ cho tan Lật nhào phong kiến tham tàn
Cùng nhau một dạ dành quyền tự do
(Việt Nam li khúc - Hữu Thung)
Minh Huệ cất lên lời thơ yêu quê hương đất nước thiết tha cháy bỏng:
Yêu quý quê tôi – quê hương Xô Viết “Lửa bừng điệu múa đôi bờ sông Lam” Bừng ngọn cờ Nguyễn Ái Quốc – Sen vàng Ngọn cờ mang hơi thở Trung Đô – Nguyễn Huệ Tỏa gió tự do lộng trời Bến Thủy.
Trời thu long lanh
Tôi đọc thơ anh Bỗng rú gầm
Rầm rầm mặt đất Bom nổ rồi!
Bom Mỹ đốt quê tôi
Giữa một nắng trưa phiên chợ đông vui Thành Vinh đùng đùng
Ngút trời khói lửa!
(Cỏ cháy – Thu Long Lanh - Minh Huệ)
Thành Vinh quê Hương Minh Huệ, nơi ghi dấu bao kỉ niệm thân thương của nhà thơ. Mỗi lần gọi tên xứ sở là mỗi lần dào lên trong trái tim ông những rung động bồi hồi:
Thành phố tôi yêu
Cho tôi phẩm giá làm người và chân lí Rồi có một ngày tôi yên nghỉ
Trong lòng thành phố quê hương
Hồn thơ tôi xin tái sinh làm một hàng cây bên đường Góp tiếng gió ngợi ca thành phố thợ
( Thành phố tôi yêu - Thành phố tôi yêu - Minh Huệ)
Truyền thống yêu nước của người dân xứ Nghệ trở thành một nét đẹp văn hóa xuyên thấm vào tâm thức người dân quê hương và trở thành tiếng lòng trong thơ ca các nhà thơ xứ Nghệ nói chung và thơ ca Minh Huệ, Trần Hữu Thung nói riêng.
Những vần thơ của Minh Huệ còn ngợi ca truyền thống đảm đang của người phụ nữ việt Nam nói chung, xứ Nghệ nói riêng: Trước đạn lửa, Nghĩ
tới em. Qua bài thơ Nghĩ tới em chúng ta bắt gặp ở đấy hình ảnh Người yêu, Người vợ quý lo trọn mọi bề. Em vừa làm tròn bổn phận của người vợ, người
mẹ lo chắt chiu cho Tổ ấm đơn sơ lại vừa là cô giáo giỏi trên bục giảng: Và thấy em trang nghiêm trên bục văn
Giảng thơ anh trong rung động bồi hồi
Tâm trí hiến cho con quý, trò yêu
Như sợi tóc mai có gầy đi…thương quá!
Tình cảm vợ chồng gắn bó keo sơn, đó cũng là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người xứ Nghệ. Vần thơ của Minh Huệ làm giấy lên trong lòng người những cảm xúc tươi mới trẻ trung của tình chồng vợ Thơ tặng vợ hồi xuân, Nhụy. Đẹp biết bao Mỗi bận anh về là Mỗi tối tân hôn đó
cũng chính là chất xúc tác để tình yêu đôi lứa nồng thắm mãi: Hai ta mới mãi tuổi trăng tròn
Vợ chồng ấp trọn tình chung thủy Như hoa ấp nhụy ủ hương xuân
(Nhụy - Minh Huệ)
Tình phụ tử đi vào thơ Minh Huệ như nguồn suối mát tưới tắm cho hồn thơ ông. Ta cảm nhận được tình cảm ấy qua rất nhiều thi phẩm: Con và
đất xanh, Cái đêm con ra đời, Tiếng guốc. Chính cái đêm mẹ sinh ra con đã
trở thành một mốc son lịch sử trong đời cha. Con sinh ra thời buổi chiến tranh, trong một cái hầm tối, mẹ đau đớn, cha lo âu không nói nên lời:
Cái đêm con ra đời Tiếng giặc bay như xé Pháo sáng soi hầm đẻ
(Cái đêm con ra đời - Minh Huệ)
Nhưng khi con lọt lòng, đó chính là lúc mọi căng thẳng trong bố được dịu lắng, niềm vui sướng hân hoan như đậu trên ánh mắt và nụ cười của bố:
Bố âu yếm mỉm cười Cúi hôn con, hôn mẹ Từ nóc hầm nhè nhẹ
Thoang thoảng hương hoa nhài
Tình cảm gia đình luôn luôn được đề cao và trân trọng trong lòng người dân xứ Nghệ. Một loạt bài thơ của Minh Huệ đã đưa ta về với tổ ấm thân thương: Nguồn vui nhỏ, Cây đào con gửi lại, Khi có đứa con ra cửa nhà, Đi
rừng với con, Tiếng ru nhỏ, Thằng bé Thuận Sơn, Con dâu mới thật...
Truyền thống văn hóa của người Việt Khi có đứa con ra cửa nhà, dựng vợ gả chồng cho con cái, cha mẹ lại ríu rít vui mừng, soạn hoa đón bạn
bầu hoan hỉ để họ đến chia vui tiễn con ra cửa nhà. Âu đó cũng là một nét
đẹp văn hóa xứ Nghệ đã ăn sâu vào tâm thức của nhà thơ Minh Huệ.
Tiếng ru nhỏ, dìu dịu non tơ ngọt ngào của người chị đã đưa em vào
giấc mơ êm đềm như lắng sâu hơn trong thơ Minh Huệ: Giữa khuya bom chuyển xóm đồi Tiếng ru thức dậy như chồi non lên Tiếng ru dỗ tiếng hờn đêm
Càng nghe tha thiết, càng thêm ấm nồng (Tiếng ru nhỏ - Minh Huệ)
Bài thơ Con dâu mới thật… của Minh Huệ tạo ra sự xúc cảm mãnh liệt trong lòng người đọc. Phải chăng chính lòng nhân hậu, hiếu thảo của người con dâu đối với bố mẹ chồng , tình thủy chung của chị đối với chồng đã đưa người đọc đến với cội nguồn của cảm xúc. Và hơn thế nữa bởi đó chính là sự thấu hiểu, cảm thông chia sẻ một cách sâu sắc của người bố chồng nhân từ dành cho con dâu đã lay động tâm can người đọc:
Khánh ra đi trống trải cuộc đời
Mà con không đi bước nữa Ở lại làm con của mẹ, của cha Ở lại làm tia lửa đỏ
Góp vào bếp ấm nhà ta Con chia sẻ hài hòa
Đau thương mất mát
Con chính là niềm tự hào của gia đình ta. Bởi con có vẻ đẹp tâm hồn sáng người: giàu đức hi sinh, tận tâm tận tụy vì gia đình nhà chồng:
Hạnh ơi!
Lòng cha ngân vang mãi khúc ca “ Con dâu mới thật con bà…
Con dâu mới thật con ông, con bà…”
Người dân xứ Nghệ còn có một truyền thống tốt đẹp nữa đó là truyền thống hiếu học. Thuở Hán học đang thịnh hành, có nhiều gia đình nghèo khổ, ăn rau , ăn khoai trừ bữa nhưng những đứa trẻ vẫn đọc sách trên lưng trâu làm bài bên ngọn lửa lá đa. Cái cảnh khổ của học trò xứ Nghệ đã được nói tới rất nhiều:
Ông nghè ông cống sống bởi ngọn khoai; Anh học anh nho nhai hoài lộc đỗ
Từ lúc bé thơ còn trong nôi, người dân xứ Nghệ đã thấm nhuần lời ru của mẹ:
Con ơi mẹ dặn con này, Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm,
Làm người đói sạch rách thơm, Công danh là nợ, nước non phải đền.
Truyền thống hiếu học ấy được lưu giữ từ đời này sang đời khác. Dù cho đạn bom khốc liệt người dân xứ Nghệ vẫn khát học.
Trần Hữu Thung xuất thân từ gia đình có truyền thống nho học, lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống hiếu học, ông hiểu rất rõ lớp học của trẻ con trong thời chiến. Những đứa trẻ ríu ran đọc chữ xua tan cả những khó khăn hiện tại hướng con người vươn tới ánh sáng tương lai:
Đứng ngắm sắc cầu vồng Bên bờ tre ríu ran lớp vỡ lòng
Mà xốn xang náo nức Nhìn xa xa chân trời…
Bỗng thét lên: Việt Nam, Tổ quốc tôi!
(Việt Nam Tổ quốc tôi - Trần Hữu Thung)
Cùng với Trần Hữu Thung, Minh Huệ là nhà văn nhà báo, nhà giáo mẫu mực cũng đã nêu cao tinh thần hiếu học cho con cháu mình. Ông vui sướng, hạnh phúc biết bao khi con trưởng thành, đỗ đạt:
Mới đó…mà nay
Con đã là nhà doanh nghiệp trẻ Con học tiếng anh để làm thạc sĩ Dẫu không theo cha say với nghề văn Dẫu không theo cây bút màu năng khiếu Con vẫn là nguồn thơ yêu quý
Ơi chàng kĩ sư kinh tế của nhà ta Chúc con đi xa
Đẹp như hoa văn hàng hóa con làm ra Phục vụ những đường bay tới đích.
(Thằng bé Thuận Sơn - Minh Huệ)
Ngoài truyền thống hiếu học thì người dân xứ Nghệ còn có một truyền thống rất tốt đẹp nữa đó là truyền thống hiếu khách. Người Việt có câu Khách
đến nhà không gà thì vịt, sự đối đãi đặc biệt dành cho khách tạo nên mối quan
hệ tốt đẹp rất đáng quý trong việc ứng xử giữa người với người.
Vườn hẹp nhà bé thôi Dựng giữa ngày đánh Mỹ Đi ngang lèn Hai Vai Bạn vào chơi một tí
Truyền thống văn hóa xứ Nghệ có bề dày lịch sử và nhiều nét đẹp văn hóa của con người nơi đây đã đi vào thơ ca. Chúng ta nhận thấy rõ những giá trị văn hóa của một vùng quê in đậm trong thơ Minh Huệ và thơ Trần HữuThung. Quay trở lại, các sáng tác ấy góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương xứ Nghệ.
2.3. Ảnh hưởng phương thức trữ tình của thơ ca dân gian xứ Nghệtrong thơ Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung