Từ tình cảm làng quê trong văn học dân gian xứ Nghệ đến tình cảm làng quê trong thơ Trần Hữu Thung

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 102)

Làng là nơi ta oa oa cất tiếng khóc chào đời, là tiếng võng kẽo kẹt trưa hè với lời ru ầu ơ của mẹ nâng bước ta trên mọi nẻo đường đời. Làng với những hình ảnh tiêu biểu như cây đa, bến nước, sân đình, là lũy tre xanh bao bọc, là sừng sững một cổng làng hay ngào ngạt hương sen nơi ao làng. Những đêm trăng thanh gió mát, trai thanh gái lịch đi gánh nước ở giếng làng, hay tụ tập nơi đình làng. Họ gặp nhau và những lời tỏ tình thấm đẫm ánh trăng được nhen lên từ đó...tất cả trở thành nỗi thân thương, là kí ức về một miền quê yêu

dấu của mỗi con người. Làng thân thương và gắn bó với mọi người và vì vậy trong ca dao, dân ca trong thơ văn hay trong những bản tình ca đều thấp thoáng có bóng hình của làng.

Trần Hữu Thung là nhà thơ của nông thôn, của nông dân xứ Nghệ. Suốt đời ông gắn bó với quê hương. Từ cái nôi ấy, Trần Hữu Thung thừa hưởng được vốn văn hóa, vốn văn học của cha ông ta từ ngàn xưa để lại. Những sự tích về hòn Lèn, núi Quyết… những điệu hò, câu ví đã làm nên hồn thơ Trần Hữu Thung mang đậm chất Nghệ. Chính quê hương cụ thể ấy tạo nên sự cộng hưởng hài hòa với cộng đồng dân tộc, tạo ra cái hồn dân tộc rộng lớn. Phải chăng vì thế đã mang đến thành công cho Trần Hữu Thung với bài Thăm lúa

đạt giải vàng quốc tế lần đầu tiên của Việt Nam. Đối với Trần Hữu Thung, quê hương trở thành một đề tài rộng lớn, sâu sắc và xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Trần Hữu Thung gắn bó sâu nặng với quê mình - Làng Trung Phường, Diễn Minh, Diễn Châu Nghệ An với những hòn Lèn và sự tích hay về nó. Hai Hòn Lèn ấy chính là núi Hai Vai và núi Hổ Lĩnh sừng sững mọc lên giữa đồng bằng, mang trong mình nó cái thâm u của hoang dã, cái bí ẩn của huyền thoại và cái bi hùng của lịch sử. Hai hòn Lèn ở quê ông vốn cao lớn bằng nhau. Người xưa kể rằng: Ông Đùng lấy tóc mình làm

gióng gánh hai hòn Lèn đến đây thì gióng bị đứt. Hai hòn Lèn rơi xuống. Đàn chó tren làng Vĩnh Tuy nghe tiếng động sủa vang, bực mình, ông Đùng ngắt đỉnh một hòn Lèn ném đàn chó trên ấy. Đỉnh hòn Lèn bị ngắt ném chó thành hòn Lèn Vĩnh. Phần còn lại của hòn Lèn bị ngắt đỉnh trở nen thấp, nay vẫn ngồi kề hòn Lèn kia. Một con chó trên ấy bị ném đứt chân, chân văng ra giữa cánh đồng. Nay có cồn đất gọi là cồn chân chó. Có lẽ ông Đùng bực lắm nên bỏ đi, quên luôn cả mo cơm. Vì đầu cánh đồng gần đó cũng có cồn đất gọi là cồn Mo Cơm ông Đùng. Từ câu chuyện dân gian ấy và một tình yêu sâu sắc

đầy quyến rũ đã gợi cảm hứng sáng tạo cho hồn thơ Trần Hữu Thung thăng hoa. Hình ảnh hòn Lèn như một nét đặc trưng riêng của làng ông, nơi ấy đã ghi dấu bao kỉ niệm vui buồn trong buổi chiến tranh:

Co Chân đạp đổ hòn Lèn Cho Lèn đổ sập lên trên đường tàu.

Vung tay dốc ngược nhịp cầu, Cho nó đổ nhào xuống cả dưới sông.

Khi hòa bình lập lại, mong ước của nhà thơ là xây dựng lại những gì quê hương đã có từ ngàn xưa Cầu ta lại bắc lèn Chồng lại nguyên. Không gian Lèn Hai Vai là nét đẹp đặc trưng của làng quê Trần Hữu Thung. Nơi đó đã lưu giữ lại bao kỉ niệm vui buồn của làng và nó đã đi vào thơ Trần Hữu Thung một cách rất tự nhiên, với tần số xuất hiện nhiều: Đi ngang Lèn Hai

Vai/ Bạn vào chơi một tí (Câu chuyện mảnh vườn và căn nhà) Và: -Trèo lên đỉnh Hai Vai

Lấy ba đợt gió, một bài hùng ca - Trại giặc chân Lèn, kèn tu lửa đỏ - Chân vững đá Lèn mắt sáng ngời non

Hòn Lèn trở thành chỗ dựa vững chắc cho nghĩa quân trong những ngày kháng Pháp. Không chỉ hình ảnh Lèn xuất hiện nhiều trong thơ Trần Hữu Thung mà hình ảnh truông, rú cũng được nhắc đến rất nhiều:

Lại về bàn nhóm vật đầu truông Vượt qua truông tìm đến gặp thầy

( Gió Nam)

Ngược chiều mưa vi vút đầu hang,

Theo gió quẩn quành truông vọng xuống (Tiếng sáo)

Hò khoan nối dạo tù và

Đường truông gánh củi mẹ ra động dài

(Lời dì)

Yêu làng quê, yêu Tiếng sáo diều chơi vơi từ lưng rú vọng về, yêu

cánh đàn lướt gió vi vu, yêu rú Gám đẹp bất ngờ: Tiếng sáo diều chơi vơi Đâu từ xanh lưng rú Hay cánh đàn lướt gió Tiết bạch lộ chim về…? Ngồi đầu thèm lắng nghe Lại dòm lên rú Gám Nơi thường ngày u ám Nay bỗng đẹp bất ngờ Một màu lam nhung tơ…

Nguyễn Khuyến yêu màu xanh của Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Trần Hữu Thung lại yêu màu lam nhung tơ, hoàn toàn khác với tất cả các sắc độ của màu xanh. Màu của Trần Hữu Thung có độ xanh trong, độ mịn màng như nhung, độ mỏng manh, mềm mại, óng ả của tơ. Một sắc màu chỉ có ở Trần Hữu Thung với một sự quan sát, cảm nhận hết sức tinh tế, nhạy cảm, niềm vui sướng của con người sống gắn bó máu thịt với quê, với đồi núi, truông rú. Chính sự gắn bó máu thịt với quê hương Trần Hữu Thung mới cảm nhận được sự chuyển biến sâu sắc của không gian quê từ u ám, bí hiểm sang tươi tắn, nhẹ nhàng của trời thu, hồn thu xứ sở.

Rú Gám còn là nhân chứng cho chiến công lặng thầm trong đêm của quân dân ta:

Đó là trận ở chân rú Gám, Vì quân reo, súng vác ì ầm,

Chẳng nghe tiếng nổ lại về thầm tay không? Sáng mai vừa rực nắng hồng.

Thôn nhỏ lại ra đồng gặt hái…

( Sông Lam - thôn nhỏ - trại rừng)

Không chỉ có thế, rú Gám còn là nơi chia sẻ những buồn đau mất mát của Nghĩa quân ta:

Một trận đón đường rú Gám,

Thù tướng quân Cao-Thắng chưa nguôi… Tin lại sang, đây, đó, rụng rời,

Cụ Phan chết, ngút trời mây phủ! (Gặp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yêu quê hương, Trần Hữu Thung yêu cánh đồng lúa chín, tâm hồn ông mơn man khi đứng trước ruộng lúa sây, mẩy hạt vàng:

Mặt trời càng lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng ….

Lúa sây hạt nặng bông Thấy vui vẻ trong lòng (Thăm lúa)

Trần Hữu Thung yêu quê hương tha thiết, ông “Hằng mơ ước thơ mình” hóa thành những hình ảnh mang hồn quê hương xứ sở:

Hằng mơ ước thơ mình Là một khóm tre xinh Con chim khuyên ríu tít… Ngọn gió mai tâm tình… Hằng mơ ước thơ mình

Là lời ru của mẹ

Trăng đầu vườn lung linh Võng bên nhà thỏ thẻ…

Ước cho thơ nhiều lắm Làm mưa cho núi tắm Cho hàng cây gội đầu Giọt nước nói trăm câu…

Yêu quê hương, Trần Hữu Thung còn rất tự hào khi nhắc đến những người nông dân anh dũng của làng quê. Chính họ đã trở thành những tấm gương sáng ngời làm rạng danh một cõi: O Bưởi, O Tám, anh Hai Tộ, anh Doãn…

Ở làng tôi có O tên Bưởi Tuổi vừa mười tám đôi mươi.

Bụng dạ như gương học một tỏa mười Tính hiền dịu như con chim rú

Mái tóc xinh xinh, miệng cười chỉ đỏ Nở hàm răng trắng ngọt hoa cau. Áo cánh nâu non, khăn vải chít đầu Mấy chú lính Bác Hồ

Phải dừng chân bên ruộng lúa

(O Bưởi làng tôi)

Anh Hai Tộ nhiệt tình hăng say sản xuất phục vụ tiền tuyến:

Tình nguyện năm lần trật vệ quốc quân Về ứng cử vào tập đoàn hoạt động Vụ cấy vụ cày, vạt khoai, mớ giống Lo ngày đêm xây dựng tập đoàn

Còn anh Doãn là một chàng trai kiên gan, can trường:

Doãn đứng lên bắn chỉ thiên

Gần trăm lính gác nằm dãy ngã nghiêng Tuần Hội gục nằm trên mặt trống

Bác Lực ta đang nằm trên bụng! - Thật tài đâu như thánh như thần, Đầu hội vật của quan

Sau hội của nghĩa quân Đốc Doãn! (Hội vật)

Và O Tám dũng cảm làm thám thính ở đồn Tây:

Có lần qua trước cổng Trường Thi, Lại lảng vảng ra vào trại lính Vai gánh nước, chân đi đủng đỉnh, Vẳng tiens cười rồi lảnh tiếng rao

(O Tám)

Trần Hữu Thung là nhà thơ luôn gắn mình với quê hương, với gia đình, làng xóm. Ông mơ ước có một căn nhà nhỏ, có mảnh vườn xinh xinh, cho

tình quê bén rễ/ Tỏa cành và đơm hương. Đối với ông, mảnh vườn sẽ là nơi

lưu giữ tình cảm bạn bè thân hữu:

Thi thoảng cùng bạn thân Ấm trà kề gốc bưởi

Bàn chuyện đời chuyện văn Ngắm trăng và đỉnh núi.

Và đó cũng là mảnh vườn tạo khung cảnh cho tình yêu đôi lứa thêm phần thơ mộng: Mỗi bận được về thăm/ Cùng người thương tình tự. Mảnh vườn quê cũng sẽ góp phần lưu giữ truyền thống tốt đẹp của cha ông sau những câu chuyện kể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây vườn gọi nhau chăm Kề vai đón hoa nở

Kể chuyện lại cho con Cây cam rồi cây quýt Truyền cho con lai lịch Mảnh vườn và xóm thôn

(Câu chuyện mảnh vườn và căn nhà)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 102)